Đợt trước có viết bài về công thức 10 = 3 + 7 trong kinh tế, mình có lưu ý đến khái niệm tài sản và tiêu sản. Do đó, hôm nay mình sẽ làm rõ về vấn đề này hơn.

Đang xem: Tiêu sản là gì, sự khác nhau của tài sản và tiêu sản

TÀI SẢN là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó chúng mang tiền cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số mà bạn đã bỏ ra ban đầu. Ví dụ: bạn mua 1 loại cổ phiếu, sau đó giá cổ phiếu tăng, bạn bán ra có lời; hoặc như bạn mua được một căn nhà với mức giá rẻ, bạn cho thuê chúng hàng tháng, một thời gian sau số tiền cho thuê vừa đủ bù số vốn bạn bỏ ra ban đầu và kể từ các tháng sau đó, căn nhà ấy bắt đầu đem đến cho bạn những khoản lời đầu tiên.TIÊU SẢN là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng. Ví dụ: bạn mua một chiếc xe máy để dùng cho đi lại, sau đó bạn tiếp tục phải tốn tiền bảo dưỡng xe, tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền phạt… và chắc chắn chiếc xe ấy sẽ không bao giờ đủ bù lại số tiền mà bạn phải bỏ tất cả ra cho nó.Tuy nhiên, có những loại hàng hóa đặc biệt, ví dụ như vàng hay chứng khoán. Khi vàng lên giá, nó là tài sản. Khi vàng giảm giá, vàng lại trở thành tiêu sản.Số tiền mà bạn bỏ ra để sở hữu tài sản và tiêu sản người ta thường gọi là chi phí.

“Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”

Robert Kiyosaki có nói:

Có một vấn đề cần rõ: Người nào bất kể giàu, nghèo hay trung lưu đều có tiêu sản.Tiêu sản rất cần cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Nhưng có một vấn đề khác biệt khi họ có tiền dư:

Người giàu mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Công Nghệ 3D Trên Tivi 3D Là Gì ? Công Nghệ 3D Chủ Động Trên Tivi Là Gì

Người trung lưu thường mua nhà để ở, mua xe để đi, và họ nói căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ, nhưng thật ra, nó lại là tiêu sản.Người nghèo dùng tiền lương của họ thường để trang trải cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày, và họ thường còn dư rất ít tiền, ko đủ để mua tài sản hay tiêu sản.

*

Nhân đây tôi cũng kể về một câu chuyện đối lập về việc người giàu và người nghèo sở hữu tài sản và tiêu sản. Tôi xin kể về một ông chú và một người bạn của tôi. Về ông chú, thì xin thưa rằng ông ấy rất giàu có, trong xã hội Việt Nam, tài sản của ông tầm vài ngàn tỷ. Nhưng có một điều là ông luôn đi chiếc xe Dream Nhật cũ kĩ, dùng hai điện thoại Nokia rẻ tiền tầm hơn một triệu tí thôi. Tôi hỏi: “Sao chú không lên đời xe một tí đi lại cho phù hợp với hoàn cảnh của chú vậy?”. Ông chú trả lời: “Chú đi Dream cho tiết kiệm xăng cháu à, với lại việc đi xe Dream luôn nhắc cho chú quãng đời cơ cực để chú luôn biết phấn đấu và tiết kiệm.”

Tiếp đây, tôi lại kể về một người bạn của tôi, nhà anh này cũng thuộc tầm gia đình lao động thôi. Nhưng anh ta chơi rất ngông, gia đình có một miếng đất để dành dụm tích cóp bao năm nhưng anh luôn đòi mua SH và điện thoại Iphone cho bằng bạn bè. Mẹ anh ta thương con trai duy nhất nên bán miếng đất đi để mua SH và Iphone cho con. Sau khi sở hữu được rồi, đến tiền đổ xăng anh cũng thiếu, tiền nạp card điện thoại anh cũng phải dè dặt, tiền tiêu vặt mẹ cho cũng không đủ cho anh tiêu. Nhưng ra đường vẫn được cái gọi là “bằng bạn bằng bè”. Sau này túng quẫn, anh cũng phải bán SH và Iphone đi để trang trải nợ nần cho những cuộc tiêu pha vô bổ “bằng bạn bằng bè” của anh. Lỗ chồng lỗ, nợ chồng nợ, cuộc sống không thấy tươi sáng.

Bàn thêm một vấn đề nữa là tại sao người ta thường có xu hướng mua tiêu sản hơn là tài sản. Lý do:

Mua tiêu sản là để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống thường ngày của con người, do đó nó thường có sức hấp dẫn ghê gớm hơn tài sản. Còn mua tài sản giống như ép con người phải vào “kiếp khổ ải” vậy.Đa phần người ta không có tính kiên nhẫn. Tôi cũng phải thừa nhận rằng đức tính kiên nhẫn là cực kì khó học. Mà tiêu sản thì dễ dùng, còn tài sản thì không được dùng mà phải tích lũy.

Xem thêm: ” Used Là Gì ? Used Usa Là Cái Gì

Số đông người ta thiếu hiểu biết nên lầm tưởng tiêu sản là tài sản.Ý nghĩa thực tiễn:Hãy mua TÀI SẢN và hạn chế mua TIÊU SẢN.Nếu thắc mắc về phương pháp 1 làm như thế nào? Hãy xem lại bài Công thức 10 = 3 + 7

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *