Tịch mịch – dưỡng khí của người hướng nội

Hy vọng đọc xong bài này, bạn – một người sống nội tâm – sẽ đủ động lực và tự tin tách mình ra khỏi đám đông để sống một mình trong tịch mịch.

*

*

Nếu bạn đã đọc câu chuyện về cậu bé cụt tay trái trong bài “ChonNghe.net – tâm huyết của một kẻ lạc nghề”, chắc bạn còn nhớ rằng: Phàm mọi sự ở đời, hễ có ưu thì có nhược, mà có nhược ắt sẽ có ưu. Hơn nhau ở chỗ nhìn được cái ưu của mình mà dốc tâm bồi bổ, và quên luôn cái nhược của mình đi.

Đang xem: Tịch mịch là gì, nghĩa của từ tịch mịch

Đang xem: Tịch mịch là gì

 Khi bạn là một người hướng nội, thích suy tư, ưa tự sự, không muốn vui vầy cùng đám đông, hẳn bạn đã nhận rất nhiều lời chỉ trích về lối sống lập dị của mình. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, vậy giá trị của mình nằm ở đâu? Làm sao phát huy được giá trị ấy? Xin hãy đọc đoạn này trong quyển Thuật Tư Tưởng (1940) của học giả Nguyễn Duy Cần để hiểu rõ hơn về giá trị của một người hướng nội, và cách để nuôi dưỡng giá trị đó.  Người ta phần đông không tư tưởng gì cả: Nếu họ không tư tưởng theo quần đoàn thì họ tư tưởng theo tôn giáo, phe phái giai cấp họ. Muốn tư tưởng, nghĩa là tư tưởng theo mình, chớ không phải tư tưởng theo kẻ khác, thời phải biết tư tưởng trong tịch mịch. Ngoài sự đọc sách và làm văn, – vì làm văn là một cách giúp tư tưởng rất đắc lực hơn đọc sách nữa, – chỉ có “lặng lẽ và tịch mịch” là giúp cho tư tưởng mình phát triển được tự do và sâu sắc mà thôi. Thật vậy, khoa học xã hội tâm lý nhận rằng: “Chỉ vì cùng ở trong một đoàn mà nhà bác học cũng như người dốt nát đều trở nên những bộ óc không đủ sức quan sát gì nữa cả”. Câu chuyện sau này của đại úy Hải Quân, Julien Felix đủ chứng nhận việc ấy: Chiếc “la Belle Poule” ra ngoài khơi để tìm chiếc “le Berceau” vì một trận dông tố làm cho hai bên thất lạc. Tình lình bọn canh tàu cho hay có một chiếc tàu hư, trôi ở ngoài xa. Tất cả trên tàu đều nhìn vào cái dáng đen đen ấy, và cả thảy từ các vị võ quan đến các tên lính thủy đều nhận thấy rõ ràng đó là một chiếc xà lan dòng thoe một chiếc bè to trên đó đầy đặc người ta. Trên chiếc xà lan ấy có phát những dấu hiệu cầu cứu rõ ràng. Quan thủ sư đô đốc Desfossés liền liền cho lịnh một toán quân xuống thuyền nhỏ chạy bay đến cứu những kẻ bị nạn. Khi đến lần tới chỗ, các võ quan và thủy binh đồng thấy có dáng người lao nhao, giơ tay kêu cứu… Họ lại nghe tiếng ồn ào của kẻ bị nạn kia nữa. Đến khi tới cái bè ấy, thôi… chỉ là những cành cây to có lá bị tróc gốc bên bờ kia trôi lại… Trước một sự hiển nhiên như thế, cái ảo giác của mọi người liền tiêu tan ngay”. Câu chuyện trên đây chỉ cho ta thấy cái cách gây ra ảo giác chung: Một mặt là phải cổ động người chú ý trông đến một mối kích động nào; một mặt, là ám thị của bọn canh tàu cho hay có cái bè đông người trôi trên mặt biển… Ám thị ấy liền được phần đông đang chờ đợi, nhìn nhận. Bác sĩ Gustave Le Bon trong quyển Tâm lý Quần chúng mà tôi vừa trích câu chuyện trên đây, kết luận quả quyết rằng: “Chỉ vì một lẽ ở trong đám đông mà con người bị sụt lại nhiều nấc trên cái thang văn minh. Ở một mình, có thể người ấy là một người có học thức lắm, nhưng ở chung trong một đám đông, người ấy sẽ trở lại là một người bị thiên tính sai sử, nghĩa là không khác nào một người bán khai. Họ có những tính vụt chạc, cộc cằn, hung tợn luôn cả những nhiệt hứng cấp thời như dân cổ lỗ vậy… Cá nhân mà ở trong quần đoàn thì chỉ như một hột cát trong các hột cát: một trận gió thổi qua là tha hồ lôi cuốn đi hướng nào cũng được”. Không hiểu vì một lẽ gì, – có lẽ là bị sức mạnh của luồng “điện tư tưởng” của đông người lôi kéo, hoặc bị một nguyên nhân nào khác sai sử mà ta chưa rõ được, – sự quan sát hằng ngày chỉ cho ta thấy rằng, cá nhân mà ở trong đám đông, không thể nào được minh mẫn tự chủ được nữa. Bộ óc phán đoán dường như bị đê mê, cái bản ngã hữu tâm của mình tiêu ma đâu mất, không khác nào người sống trong giấc thôi miên. Bởi vậy, những nhà độc tài thường ưa nhóm dân sự của họ lại trong những cuộc họp khổng lồ: Hết cuộc nhóm này đến cuộc nhóm kia… hết cuộc nhóm kia đến cuộc nhóm nọ… nghĩa là họ tránh không cho mỗi cá nhân có thời giờ suy nghĩ trong yên lặng và tịch mịch. Những nhà đại tư tưởng như Thích Ca, Jesus, Lão Tử… là những người thích sống trong lặng lẽ… Và trước khi họ phát minh, sáng tạo được một điều gì, luôn luôn là nhờ họ đã được sống trước một ít lâu trong tịch mịch.  Những phát minh, những tôn giáo, những tư tưởng triết học, những luận thuyết thay đổi cả thế giới, đều được tạo ra bởi những người hướng nội. Sức mạnh của họ là sự suy tư, mà phải suy tư trong tịch mịch. Trong quyển Tôi tự học, có đoạn Nguyễn Duy Cần tỏ ra rất bức bối về sự xô bồ của chốn phồn hoa đô thị, và cho rằng để có được một cảm xúc dồi dào, phải biết sống một mình trong cô tịch, giữa cảnh vật thiên nhiên. Hồi đó mới chỉ là những năm 60 của thế kỷ trước, và những điều khiến tác giả phân tâm cũng chỉ là một tuồng hát, một bài báo hay một câu chuyện ngồi lê đôi mách. Vậy mà ông đã phải trốn khỏi sự nhộn nhịp ấy mới có được những dòng mà ta đang đọc hôm nay. Chẳng trách trong thời đại này, chẳng ai chịu sống trong tịch mịch để tạo ra những tác phẩm để đời.  Làm sao tạo cho mình một tâm hồn nhạy cảm? Một tình cảm dồi dào? Một trong ba phương pháp là biết sống một mình trong cô tịch, giữa cảnh vật thiên nhiên. Sống trong xã hội, người ta vì nể nhau mà phải bị bắt buộc sống trong giả dối. Cả một giàn “nghi lễ” giả tạo bắt buộc ta phải dẹp tình cảm ta qua một bên, tỏ vẻ lạnh lùng và cố giữ vẻ trầm lặng bí ẩn. Chẳng những ta không được quyền bộc lộ bản tính của ta, lại còn bị phong tục, tập quán xã hội làm thiên đi và lại phải thay vào đó bằng những cử động, những cảm tưởng mà xã hội, thời thượng chấp nhận, dù là trái với tâm cảm của ta. Cái sống phiền phức, nhộn nhịp của kinh thành dễ làm khô héo tình cảm thanh cao của ta. Sống trong cô tịch là dịp hay để mình sống trở lại trong sự thành thực với cõi lòng. Trong những lúc mà văn minh trở nên phiền phức nhất có lẽ là những lúc mà lòng người cảm thấy ham thích cái thú sống trong những cảnh thiên nhiên cô tịch nhất. Là vì cái đời sống quá giả dối và ràng buộc trong một cuộc đời quá nhộn nhịp khiến lòng ta càng khao khát sự sống trong yên tĩnh, thành thực và tự do. Sống được năm ba ngày trong thôn quê, nơi một làng mạc xa xôi hẻo lánh đem lại cho tâm hồn mình một liều thuốc thanh lương và giải thoát. Lại nữa, nếu cảnh vật thiên nhiên càng gồ ghề hùng vĩ thì sự tẩm bổ tinh thần lại càng thêm sâu mạnh. Con người đứng trước những cảnh tượng bao la bát ngát, trước những lượng lượng tự nhiên vô cùng vĩ đại dường như luôn luôn lăm le chìm đắm ta trong vực sâu hay nghiền nát ta như tro bụi… thì những bảng giá trị sai lầm cốt đề cao bản ngã của ta mà ta đã sống hằng ngày, trong xã hội phù phiếm xa hoa, bỗng biến lần và có khi mất hẳn nơi tâm hồn ta. Trước cảnh vật vô cùng hùng vĩ, con người cảm thấy những cao vọng của mình đều là ti tiện không đâu. Một thứ tình cảm thanh cao sâu sắc xâm chiếm tâm hồn ta và nâng nó cao lên trên những vùng cao nhất của tinh thần… “Khí tượng như chim phụng hoàng trên mây xanh thì những lợi hại cỏn con không còn động được tâm nữa…” Thánh Bernard có nói: “Anh sẽ tìm được một cái gì rộng rãi hơn và sâu thẳm hơn trong những cảnh rừng hoang vu vắng lặng hơn là trong sách vỡ”. Vì vậy, ta đã thấy, các bậc đạo học cao thâm thường là những kẻ thích sống trong những cảnh non cao rừng thẳm, chằng phải để tránh đời mà là vì hợp với tâm hồn thiên về hướng nội của mình hơn. Kẻ nào thích sống một mình, bao giờ cũng là người thâm trầm sâu sắc hơn kẻ thích sống trong nhộn nhịp tưng bừng của bè bạn, hội hè… Ảnh hưởng của thiên nhiên đối với tâm hồn thật là rõ rệt như ta đã biết qua khi bàn đến trước đây ảnh hưởng của địa lý đối với tâm tính con người. Người xưa tin nơi địa lý cũng có một phần nào đúng với tâm lý đã nói trên.

Xem thêm: Tesol Certificate Là Gì – Làm Sao Biết Khóa Học Tesol Chất Lượng

Hồng Lĩnh sơn cao,Song ngư hải khoát.

Xem thêm: Ielts Là Gì? 20 Bí Mật Có Thể Bạn Chưa Biết Về Kỳ Thi Ielts Là Gì ?

Nhược ngộ minh thờiNhân tài tú phát. Hoan Châu (Nguyễn Thiếp) Văn hào André Maurois cũng có nói:“Những người làm việc nhiều, nên thỉnh thoảng sống một đời sống ẩn dật”…“Họ tìm về nhà quê, bên sườn núi, hay những bãi bể vắng vẻ để xa hẳn với mọi liên lạc, từ chối cả sự luyến ái tâm tình cùng bè bạn. Trong một khung cảnh rộng rãi bát ngát như thế mới thích hợp với tâm hồn của họ được. Ở giữa sự nhộn nhịp tưng bừng của các đô thị lớn, thì một tuồng hát, một bài báo, một câu chuyện ngồi lê đôi mách cũng sẽ thành ra điều quan trọng, lấn át cả công việc của ta, cả tình cảm đứng đắn của ta. Nhưng dưới cảnh trời sao mênh mông bát ngát, những chuyện vụn vặt ấy phải chìm lần mất hẳn trong bóng tối. Trong sự im lặng ban đêm và trong sự im lặng của tâm hồn, trên những khoảng bao la man mác thì mọi sự phù phiếm vô giá trị đều bị gạt bỏ hết, và ta có thể xây dựng được những công trình lâu dài. Sự tĩnh mịch không bao giờ làm hèn yếu con người đâu”.  Hy vọng đọc xong bài này, bạn – một người sống nội tâm – sẽ đủ động lực và tự tin tách mình ra khỏi đám đông để sống một mình trong tịch mịch. Gia Nam – một người hướng nộiGia Lai, 2017

*

Gia Nam

About :Gia Nam

Tôi là một kẻ đưa đò cô độc vì chỉ tập trung dạy sinh viên những điều không có trên giảng đường đại học, và giúp họ đạt được ước mơ của mình bằng cách cho họ những hành trang và các công cụ hữu ích trên con đường lập nghiệp. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *