Tôi đã biết trong đời có thứ tình cảm gần như là yêu, nhiều hơn cả yêu mà không phải là yêu. Nó trong lành và yên bình, thanh khiết và chân thành như một vạt nắng sớm chiếu qua giọt sương. Tôi chưa biết sự khác nhau giữa yêu và thương như thế nào, cũng chẳng biết bao nhiêu người dành cho nhau thứ tình cảm lạ kỳ như thế nên chỉ có một chữ “thương” muôn nghĩa mới đủ sức gói gọn tất cả.Bạn đang xem: Người thương là gì

*

 

Không hiểu sao mà tôi thích chữ “thương” hơn chữ “yêu”.

Đang xem: Một chữ thương là gì, yêu là sao? thương là như thế nào? người thương là gì

Nếu chữ “yêu” nghe nồng nàn, da diết thì chữ “thương” nghe khép nép hơn, nhưng lại có gì đó nhẫn nại, có gì đó dõi theo, có gì đó âm thầm mà bền bỉ 

 

Khi bạn thương ai đó, tình cảm không phải lúc nào cũng “hừng hực” như khi yêu. Nó là một cảm giác yên bình, ổn định nhưng lại sâu sắc. Bạn sẽ khó bị tổn thương so với lúc yêu ai đó nhưng những vết thương sẽ khiến bạn đau lòng, dằn vặt hơn nhiều. 

 

Khi bạn yêu một ai đó, cảm giác cuồng nhiệt luôn nhắc bạn nhớ phải lo lắng, quan tâm đến người ấy. Thế nhưng khi thương ai, cảm giác nhẹ nhàng và bình lặng đôi khi khiến bạn quên mất là bạn lo cho người ấy như thế nào. 

Tôi từng nói mình không thích những mối tình học trò, vì thứ mà tôi tìm kiếm là sự lâu dài. Tôi mong mình sẽ có 1 chuyện tình như ba mẹ tôi, họ là mối tình đầu và là tình cuối của nhau. Họ bên nhau không chỉ vì chữ “Yêu” mà là nhờ cả chữ “Thương”, có thương nhau mới vượt qua khó khăn cùng nhau, có thương mới chăm sóc lẫn nhau tốt như vậy…

 

Mặc dù khi bạn thương ai đó, cảm giác sẽ không mãnh liệt, không dồn dập như khi yêu. Thế nhưng chính sự yên bình này lại giữ cho tình cảm của bạn bền lâu. Thậm chí dù khi chia tay, bạn cũng sẽ luôn còn tình cảm với người ấy. Người đó có một ám ảnh to lớn đến cuộc đời bạn, khiến bạn trở thành một thứ khác. 

 

Có người nói chữ “Yêu” lớn hơn chữ “Thương” vì có yêu thì nhất định có thương, còn thương thì chưa hẳn đã yêu. Nhưng cũng có người nói chữ “Thương” nặng hơn chữ yêu vì khi yêu thì có thể dứt, chứ lỡ thương rồi thì sẽ day dứt cả một đời… 

 

*

 

Bạn có biết chăng, yêu là mù quáng, là thần tượng hóa đối phương còn thương chính là nhìn thấy điểm chưa tốt của đối phương mà hy vọng và giúp họ thay đổi. Yêu là ghen tuông, là cảm xúc của hiện tại còn thương là im lặng đau lòng khi thấy ai kia đi bên người khác. 

 

Khi yêu bạn chỉ nghĩ đến bản thân, còn khi thương bạn lại đặt đối phương lên hàng đầu, khi yêu là lúc trái tim làm chủ con người, còn khi thương lý trí sẽ dẫn lối con tim. Trong đời ai chẳng mong được yêu, được thương nhưng nào phải mong muốn luôn thành hiện thực… 

Yêu là khi nhìn nhau mê say, nhìn mãi chẳng thấy chán, nhớ nhau ngay cả lúc bên nhau.

Còn thương…

Xem thêm: Top Thực Phẩm Giàu Tyramine Là Gì, Chế Độ Ăn Maoi: Cách Tránh Thức Ăn Với Tyramine

Khi nhìn người ấy không vui, ta cũng thấy đau lòng

Khi luôn mong người ấy vui cười hạnh phúc, còn nỗi buồn ta cứ ôm hết đi. Vì nếu người ấy không thoải mái ta cũng chẳng thể vui hơn.

Khi nhìn người ấy vất vả, ta xót lắm. 

 

Lời yêu có thể nói với nhiều người vào nhiều thời điểm, thậm chí lời yêu có khi cũng không thật lắm. Nhưng lời thương chỉ nên dành cho những ai thật xứng đáng, bởi khi thương chỉ thương một người nhưng là thương cả một đời”. 

 

Chỉ cần ngồi cạnh nhau, chỉ cần tôi bước vào căn phòng và bắt gặp dáng lưng người, chỉ cần nhìn vào mắt nhau và người nói: “Mọi thứ vẫn ổn!”. Tôi thương một người chỉ cần có vậy, nên người luôn cho tôi một cảm giác đủ đầy an yên.

 

Yêu là cố chấp, là cứng đầu, là bằng mọi cách phải có được không thì đạp đổ cũng chẳng sao. Còn thương là kiên định, là biết khi nào nên buông, là mong mỏi người ta có được những gì xứng đáng nhất. Vậy nên, nếu tôi có thương ai tôi sẽ nói, tôi cũng mong người ta thật lòng mà hồi đáp tôi, dù sao thì 1 lời từ chối cũng không đau bằng 1 hy vọng ảo mà… 

 

*

 

Cớ sao mà cùng một nghĩa, là “thương” mà không phải “yêu” lại luôn được đặt cạnh “nhớ” tạo thành “nhớ thương”. Phải chăng vì trong một chữ “thương” thôi đã bao hàm muôn nỗi nhớ. Chữ “thương” chân chất không phân chia. Người vẫn than “yêu đơn phương” ít nghe ai trách “thương đơn phương”. 

 

Tôi từng nói rằng, thương với chả yêu vớ vẩn quá cho đến khi nhìn lại, tôi mới biết mình đã ngu ngốc thế nào! Và hình như, khi thương một ai đó, chúng ta trở thành những con người khoan dung lắm… Ừ tôi thương…

Xem thêm: Đất Tôn Giáo Là Gì ? Quản Lý Nhà Nước Về Lịch Sử Tiến Hoá: Tôn Giáo Đã Xuất Hiện Thế Nào

Tôi thương một người, thương cả cái nói, cái cười, từng cách ngắt câu nhả chữ khi nói chuyện. Câu chuyện đôi khi cứ xoay vần, lặp đi lặp lại chỉ chừng đó. Thương một người, ta chưa bao giờ chán nghe nhau bằng tất cả giác quan và trái tim mình. 

 

*

 

Trước đây nếu ai hỏi tôi từng yêu chưa, tôi sẽ nói là chưa, còn giờ vẫn vậy nhưng nếu hỏi tôi có thương ai không, tôi sẽ không ngần ngại mà gật đầu. Tôi biết có thể chẳng có kết quả gì đâu, nhưng thương thì cứ thương thôi! Trực giác tôi tốt lắm nên người tôi thương có thương ai không tôi tin mình sẽ biết!

 

 

Lời kết: Chưa biết được là còn đủ sức thương một người được thêm bao lâu. Chữ “thương” dắt tôi đi qua những ngỡ ngàng, những thất vọng, những trách móc rồi chấp nhận. Tôi thương một người, thương cả cái xấu xa, yếu đuối. Chẳng có gì là vĩnh cửu, và rồi sẽ có lúc phải lụi tàn. Nhưng thêm một ngày thôi, cũng đáng để “thương nhau”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *