Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ XX
Thói hư tật xấu của người Việt: thủ cựu, ngại thay đổi
Thủ cựu và ngại thay đổi(Nghiêm Xuân Yêm, Nông dân mới trong nghề nông xử ta, Thanh Nghị, năm 1945)
Trước hết nông dân ta ngày nay (bài này viết tháng 02/1945 – VTN chú) đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối. Họ cần những hoa lợi mau chóng chắc chắn và dễ dàng, dẫu rằng ít ỏi.
Đang xem: Tra từ: thủ cựu là gì, nghĩa của từ thủ cựu, thủ cựu nghĩa là gì
Họ nhận thấy ruộng thiếu phân bón nhưng họ chẳng biết làm thế nào cho có nhiều phân. Vì hình như họ cho sự thiếu thốn ấy là dĩ nhiên. Họ nghiệm thấy những giống thóc họ thường cấy là không cứng cây, không chịu được nước ngập… nhưng họ chẳng muốn tìm các giống tốt hơn và giả sử có tìm thấy họ cũng không dám cấy thí nghiệm. Họ cũng từng biết nghĩ rằng nếu rất nhiều người họp lại chung công của để đắp một khúc đê, xây vài ba cửa cống thi hờ lê giữ được nước mưa để cả một cánh đồng bằng khô khan trở nên chan hòa nước và cây cối tươi tốt. Nhưng họ cũng lại tin rằng đó là một sự chẳng bao giờ nên dám làm, vì chắc đâu đã được lợi. Vả lại trong việc khó khăn và lâu dài lắm. Thà rằng chẳng nghĩ đến làm còn hơn(!).
Dốt nát, thủ cựu, nghèo, ưa thực tế, hay ngờ vực nhút nhát, mọi nhẽ ấy đã tạo thành những người nông dân khó hiểu, khó dìu dắt và khiến cho người nào nông nổi ương tính phải bực mình, có khi đến phải cáu phải ghét.
Người có tài cán mải chuyện đâu đâu(Nguyễn Văn Vĩnh, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Đông Dương Tạp chí năm 1914)
Người nước ta bao nhiêu kẻ có học thức, có khoa mục, có tài cán. Người thì ganh đua khoa bảng, kê thì luồn cúi cửa công hầu, người thì lo việc doanh sinh, kẻ thì chực tung hoành sơn thuỷ. Có tài có trí không ai ngồi lo tới việc làng.
Có tưởng đến chẳng qua là lúc về nhà quê muốn nhân cái thế mình mà ăn trên ngói chốc, mà người dạ kẻ vâng, cho nó mát mặt mấy thím đàn bà vô tri vô giác mà thôi, chớ ít người biết lấy cái tài lực quyền thế mình ra mà chỉnh đốn việc dân xã.
Xem thêm: “To Stand Back Là Gì ? Nghĩa Của Từ Stand Back Trong Tiếng Việt
Óc tồn cổ (Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, năm 1939)
Trong làng, hễ động mưu công cuộc gì thoát ra ngoài lề lối tục lệ trong làng người ta đều bị coi như những sự quái gở, những tội ác đáng phạt. Khi óc tồn cổ tha hồ còn hoành hành thì bao nhiêu sáng kiến đều bị dìm dập.
Lễ nghi phong tục phiền phức(Nam Cổ, Sự biến đổi của hương thôn từ xưa đến nay, Nam Phong, năm 1923)
Trong xã hội ta ở chốn thốn quê ngày xưa, hầu hết mọi người dẫu là không học mà trong sự cư xử hàng ngày cũng không lạc ra ngoài đường gia tộc luân lý.
Tiền nhân ta nhiễm cái học chuyên chế của Tàu, đặt ra những lê nghi phong tục rất là phiền phức, đặt ra trật tự thượng hạ tôn ti bằng cái nóng quyền công chức, khiến con người ta có cũng như không, sống cũng như chết…
Chỉ biết lo thân(Vũ Văn Hiền (Tân Phong), Mấy nhận xét nhỏ về dân quê Bắc kỳ Thanh Nghị, năm 1944)
Công tâm(1) là một thứ khó tìm thấy ở mọi người. Nghĩ cho cùng không nên trách dân quê là thiếu công tâm, vì họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Vả chăng trước mắt họ nào có ai treo một tấm gương sáng về việc nghĩ đến cái chung?!
(1) ngày nay có nghĩa ngay thẳng không thiên vị, nhưng trước đây, ở đây hiểu là sự lo lắng cho công việc chung.