Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế gocnhintangphat.com Hải Phòng.
Đang xem: Ths là gì, các thông tin cần biết về thạc sĩ y học hiện nay
TSH là viết tắt của hormone kích thích tuyến giáp, được sản xuất bởi tuyến yên trong não. Tuyến này sẽ thông báo cho tuyến giáp của bạn để tạo ra và giải phóng các hormone tuyến giáp vào trong máu.
TSH (Hormone kích thích tuyến giáp) là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 28.000 dalton do thuỳ trước tuyến yên trước được tiết ra dưới sự kiểm soát của một hormone của vùng dưới đồi (TRH). Khi nồng độ hormone giáp trong dòng tuần hoàn giảm xuống hay khi cơ thể phải đương đầu với tình trạng stress thực thể hay tâm thần vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormone gây ra giải phóng hormone hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất hormone kích thích tuyến giáp ( TSH). Sau đó, TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine ( T3) và Thyroxin ( T4). TSH là một xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp đặc biệt trong bệnh Basedow.
2. Xét nghiệm TSH là gì?
Mục đích chính của xét nghiệm TSH là xem tuyến giáp có hoạt động như bình thường không. Đồng thời, rất có ý nghĩa chẩn đoán sớm các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp và suy giáp) và nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các rối loạn đó đểcó những hướng tư vấn điều trị kịp thời và sớm để mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Ví dụ: Suy giáp do tuyến giáp (suy giáp nguyên phát) hoặc bên ngoài tuyến giáp (thứ phát) khi đó tiến hành định lượng đồng thời nồng độ T4 tự do.
Giúp theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp ( bệnh basedow, suy giáp). TSH còn là một phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài, chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc.
Lấy một ít máu từ cơ thể vào buổi sáng và phân tích trong phòng thí nghiệm.
3. Quá trình tiến hành xét nghiệm hormone TSH
Xét nghiệm TSH chỉ đơn giản là lấy một ít máu từ cơ thể vào buổi sáng. Máu sau đó sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm.Tốt nhất nên làm điều này vào buổi sáng vì mức TSH của bạn có thể dao động trong suốt cả ngày. Không cần chuẩn bị nhiều thứ trước khi xét nghiệm (chẳng hạn như nhịn ăn qua đêm). Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc, như dopamine và lithium, bạn cần phải dừng sử dụng chúng trước. Bạn sẽ không cảm thấy quá đau sau khi lấy máu, tuy nhiên, sẽ xuất hiện vết bầm trên tay bạn.
Xem thêm: Variant Là Gì – Nghĩa Của Từ Variant
4. Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Đây còn là phương tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH vẫn ở mức thấp kéo dài, chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái phát nếu ngưng thuốc. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu tiên:
Hormon TSH bình thường:
Giá trị TSH bình thường là 0,4 đến 5 mIU/L (milli – đơn vị quốc tế mỗi lít).
Tăng nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) gặp trọng:
Suy giáp nguồn gốc tại tuyến:Suy giáp tiềm tàng: Nếu nồng độ T3 và T4 bình thường.Suy giáp rõ: Nếu nồng độ T3 và T4 thấp hơn bình thường.Do dùng các thuốc gây nên biến chứng suy giáp ( suy giáp sau điều trị): Thuốc kháng giáp trạng như PTU, Amiodaron, Lithlum.Có kháng thể kháng TSH.Cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp.Cường giáp nguồn gốc tuyến yên.Sản xuất TSH lạc chỗ.Suy tuyến thượng thận tiên phát.
Giảm nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) gặp trọng:
Cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp.Suy giáp nguồn gốc tuyến yên hoặc dưới đồi (suy giáp thứ phát).Tuyến giáp đa nhân.Do dùng thuốc: Tinh chất giáp, Amlodaron, Chế phẩm chứa iod.Giảm chức năng tuyến yên.
Ngoài ra, xét nghiệm TSH còn có giá trị giúp theo dõi tiến triển bệnh lý tuyến giáp và đánh giá hiệu quả điều trị.
Đối với người mẹ có thai: Người mẹ bị suy giáp khi mang thai có thể có nhiều nguy cơ cao gây ra thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, rau bong non, thai chậm phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.