Phân biệt luật, nghị định, thông tư, nghị quyết?

Hiến pháp là gì? Thông tư là gì? Quyết định là gì? Nghị quyết là gì? Công văn là gì? Thông báo là gì? Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Các loại văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành? Là những câu hỏi đang được nhiều độc giả quan tâm. gocnhintangphat.com xin chia sẻ câu trả lời qua bài viết sau.

Đang xem: Thông tư là gì, thông tư liên tịch là gì

Nghị quyết là gì?Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòngNghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầuNghị quyết 266/2016/UBTVQH14 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 2017

Trừ Luật ra, còn lại Nghị quyết, Nghị định, Thông tư đều là văn bản dưới luật. Thứ tự các loại văn bản luật và hiệu lực cao thấp như sau:A. Văn bản luật (do chỉ Quốc hội ban hành)1. Hiến pháp (cao nhất) 2. Bộ luật 3. Luật 4. Pháp lệnh 5. Nghị quyết Quốc HộiB. Văn bản dưới luật (do chính phù và các bộ, cơ quan ngang bộ)1. Quyết định (của thủ tướng chính phủ về vấn đề cụ thể) 2. Nghị định (của chính phủ hướng dẫn thi hành văn bản luật, pháp lệnh) 3. Thông tư (của bộ tài chính, bộ thương mại ….) 4. Công vănCho đến hiện tại, Hiến Pháp vẫn là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất :Hiến pháp là VBQPPL có giá trị pháp lý cao nhất. Là một đạo luật quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:Chế độ chính trịChế độ kinh tếChế độ văn hóa, xã hộiQuyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânNguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Vì vậy, Hiến pháp còn được xem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân. Đây là cơ sở để hình thành nên khung pháp lý của quốc gia và là cơ sở để xây dựng các đạo luật. Tất cả các VBQPPL đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Ở nước ta hiện nay chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đổi phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành (Điều 147 Hiến pháp năm 1992).Sau đây là sự phân biệt giữa luật, nghị định, thông tư, nghị quyết trong hệ thống pháp luật Việt Nam

A. Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

B. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp.2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

C. Định nghĩa về Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị định, thông tư, quyết định, công văn, văn bản

1. Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền.
2. Bộ luật và luật đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội.Các bộ luật và luật này đều có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp) và có phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.Tuy nhiên cần phải phân biệt giữa bộ luật và luật. Bộ luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội (ví dụ: Bộ luật Hình sự,Bộ luật Tố tụng Hình sự,Bộ luật Lao động,Bộ luật Dân sự,…).Còn luật cũng là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành,trình tự ban hành và hiệu lực giống bộ luật,song phạm vi các quan hệ xã hội cầ6n điều chỉnh hẹp hơn,chỉ trong một lĩnh vực hoạt động,một ngành hoặc một giới (ví dụ: Luật đất đai, Luật thuế, Luật xây dựng,…).3. Nghị định là chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.Nói một cách dễ hiểu hơn thì Nghị định là quy định cho từng lĩnh vực (nhà nước, doanh nghiệp..).

Xem thêm: Tarragon Là Gì – Dinh Dưỡng, Công Dụng Của Tarragon Và Nơi Mua

Nghị định được Chính Phủ ban hành để quy định về :Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.5. Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

D. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật

Luật, nghị quyết của Quốc hội1. Quốc hội ban hành luật để quy định:a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;i) Trưng cầu ý dân;k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.2. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;đ) Đại xá;e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Xem thêm: Sysprep Là Gì – Hướng Dẫn Sử Dụng Sysprep Trên Windows 7/8/10


2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Các nghị quyết quan trọng nổi bật trong thời gian qua:

Nghị quyết 26-NQ/TW về công tác cán bộNghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lươngNghị quyết số 28-NQ/TW cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Nghị quyết 76/2013/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020

*

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC Hệ thống tài khoản kế toán mới nhất Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi Hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi Nghị quyết 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành Bộ luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 Hoãn thi hành Luật tạm giữ, tạm giam 2015 Thông tư 133/2016/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghị định 63/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới Tiêu chuẩn kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *