TQĐT – Vào một số diễn đàn trên mạng xã hội, chúng ta có thể nhận thấy về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ, đó là xu hướng đơn giản hóa (viết tắt).

Đang xem: Nghĩa của từ thk là gì, thk là gì, nghĩa của từ thk

Ví dụ như: Lms (làm sao), lmg (làm gì), lz (làm gì), wá (quá), iu (yêu), lun (luôn), bùn (buồn), bitk? (biết không?), dzọt (giọt), vkck (vợ chồng), 200k (200.000 đồng), thk (thích), rùi, roài (rồi), mí (mấy), ex (người yêu cũ), hem (không), bít chít lìn (biết chết liền)… Bên cạnh đó, ngôn ngữ của các bạn trẻ phức tạp hơn khi bày tỏ cảm xúc đi kèm với nhiều ký tự : Sử dụng 🙁 buồn; :(( , T _ T khóc; 🙂 cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!

*

Giờ học tiếng Việt của cô và trò Trường Tiểu học Yên Hoa (Na Hang).

Ngoài ra, giới trẻ đã sáng tạo và lan truyền nhiều từ lóng để gây sự chú ý, thể hiện cá tính. “Cá sấu” ý nói nhan sắc xấu xí; “G.A.T.O” không phải là loại bánh mà với nghĩa ghen ăn, tức ở; “Quẩy” là món ăn nhưng được dùng để diễn tả hoạt động vui chơi, bộc lộ bản chất của mình bất chấp hoàn cảnh xung quanh; “chuối” có nghĩa dở hơi; “khoai” nghĩa là khó; “phở” là đẹp đẽ, ngon lành; “điên đảo” nghĩa là cực kì; “vãi” nghĩa là kinh khủng và được ghép với một số từ khác chẳng hạn như vãi chưởng, mệt vãi, xinh vãi… Đó còn chưa kể đến việc tùy tiện sử dụng ngôn ngữ “nửa tây, nửa ta” trong cả nói và viết.

Em Phạm Thu Hiền, lớp 9C, Trường THCS Xuân Vân (Yên Sơn) chia sẻ, từ ngày dùng điện thoại di động, qua nhắn tin với bạn bè trên điện thoại, mạng xã hội, em và các bạn đều sử dụng lối viết tắt như trên nên không có gì lạ lẫm mà ngày càng trở nên quen thuộc, dường như không thể thiếu được khi “chat” (trò chuyện với nhau). Với em, vận dụng viết tắt như vậy có ưu điểm là ghi chép bài cô giáo giảng trên lớp nhanh hơn. Vì vậy, cũng có đôi lần, khi làm bài kiểm tra, em đã viết nhầm cách viết tắt một số từ thông dụng và bị cô giáo nghiêm khắc nhắc nhở, trừ điểm.

Xem thêm: Check Sim Lock Nghĩa Là Gì ? Cách Kiểm Tra Sim Lock Như Thế Nào?

Em Đỗ Ngọc Linh, lớp 11B4, Trường THPT Tân Trào (TP Tuyên Quang) cho biết, từ lóng được chúng em sử dụng nhiều và trở nên quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày với các bạn cùng trang lứa, mang tính xuồng xã chứ không phù hợp khi giao tiếp với người lớn tuổi. Vì vậy, theo em, nhiều từ lóng mang ý nghĩa vui nhộn, hài hước, trẻ trung không tục tĩu vẫn có thể sử dụng, nhưng phải được dùng đúng hoàn cảnh, đúng lúc là tốt nhất nếu không sẽ gây phản cảm.

Để các em hiểu được và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, rất cần sự dạy dỗ, nhắc nhở của các thầy, cô giáo. Cô giáo dạy môn Ngữ văn Vũ Thị Hảo, Trường THCS Xuân Vân (Yên Sơn) nói, trong quá trình chấm bài kiểm tra, nhiều em học sinh đã viết tắt, dùng từ lóng do thói quen trong giao tiếp. Cô Hảo cho biết: “Tôi thường gọi học sinh lên bảng, đọc một câu văn và yêu cầu học sinh viết lại theo những gì các em nắm được. Tôi cũng phân tích, giảng giải cho các em hiểu chính những cách viết tắt, dùng tiếng lóng tưởng như vô hại ấy đã làm giảm đi sự trong sáng, đẹp đẽ vốn có của Tiếng Việt. Tôi cũng nghiêm cấm và quán triệt sẽ trừ điểm nặng nếu các em viết trong bài kiểm tra”.

Xem thêm: Máy Trộn Tmr Là Gì ? Tmr Là Gì, Nghĩa Của Từ Tmr

Vì vậy, để gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong giới trẻ phải bắt đầu từ những bài học trên ghế nhà trường. Thầy, cô giáo chính là người uốn nắn và sửa chữa cho học sinh từ cách phát âm, luyện cho các em viết đúng chính tả, ngữ pháp. Bên cạnh đó, còn có vai trò quan trọng của của gia đình trong việc hướng dẫn, nhắc nhở để các em biết được giá trị của Tiếng Việt trong đời sống và luôn trân trọng, gìn giữ, phát huy sự trong sáng, phong phú của Tiếng Việt trong mọi hoạt động, môi trường cũng như bất cứ hoàn cảnh nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *