*

Đang xem: Em hiểu thế nào là Điền trang, thái Ấp là gì, em hiểu thế nào là Điền trang, thái Ấp

*

Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tìm kiếm

*

Xem thêm: Sổ Trái Là Gì ? Trái Lớn Là Gì ? Trái Lớn Là Gì

*
*

*

Các bài viết

Xem thêm: Trái Nghĩa Của Vulnerable Là Gì, Đồng Nghĩa Của Vulnerable

Thái ấp là một trong những chế độ ruộng đất độc đáo của nhà Trần. Chỉ có dưới thời Trần mới tồn tại chế độ thái ấp dành cho tầng lớp quý tộc tôn thất. Sự ra đời và phát triển của thái ấp không đơn thuần chỉ là sự ra đời của một loại hình ruộng đất tư mà nó còn gắn liền với những mục đích chính trị – quân sự trong đường lối trị nước của các vua triều Trần. Do đó, có thể nói thái ấp chính là chế độ ruộng đất đặc biệt của thời trần. Điều này đã được PGS.TS Vũ Văn Quân và cộng sự khái lược trong cuốn sách Vương triều Trần (1226-1400) – công trình thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Một điểm đặc biệt là đa số các thái ấp – điền trang đều nằm ở ngã ba sông, ven sông. Bởi lẽ ngã ba sông không chỉ là địa bàn thuận lợi về giao thông mà về mặt quân sự, dễ dàn trận và tiến thoái khi có chiến tranh. Hệ thống thái ấp nhà Trần chủ yếu nằm ở phía Nam và Đông Bắc Thăng Long. Đây không chỉ là những vùng đất đơn thuần mà đó là những vùng đất được nhà Trần đặc biệt chú trọng để xây dựng thế trận phòng thủ như: miền núi phía Bắc, Tây Bắc, ven biển Đông Bắc, phía Nam và vùng quê hương của triều đại. Đó là các vùng đất trọng yếu, nhà Trần không chỉ bảo vệ cẩn thận mà còn nhằm phát huy thế mạnh của những vùng đất đó trong quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Do vậy, các thái ấp với tư cách là các chốt quân sự quan trọng đã không phải ngẫu nhiên mà được bố trí ở những vị trí để đáp ứng yêu cầu quốc phòng thời bình và từng bước chặn đường tiến quân của quân xâm lược trong thời chiến.

Có thể nói, từ loại hình ruộng đất thái ấp cho thấy Nhà nước Trung ương tập quyền thời Trần rất chú trọng đem lại quyền lợi chính trị và kinh tế cho các thành viên trong hoàng tộc. Điều này nhằm tạo nên sức mạnh đoàn kết trong triều đình, trong hoàng tộc, mà không tạo nên sự đố kỵ, tranh giành quyền lợi trong nội bộ hoàng gia. Tuy nhiên, cũng giống như việc hình thành các điền trang, việc phân phong thái ấp cũng đồng thời với quá trình thu hẹp ruộng công làng xã, cũng đồng nghĩa với việc hạn chế đến thu nhập từ thuế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quốc khố trống rỗng vào những thập niên cuối thời Trần. Khoảng thời gian cuối thế kỷ XIV, kinh tế nước nhà suy kiệt, nhiều lần Nhà nước phải ra kêu gọi các nhà giàu cấp thóc, phát chẩn cho dân nghèo, cứu đói, bán thóc gạo với giá phải chăng cho dân hoặc cho Nhà nước, hoặc nộp thóc vào kho để cung cấp cho quân đội. Đổi lại, Nhà nước sẽ thưởng chức tước cho những người nào thực hiện lệnh trên. Thực chất, đó là cách Nhà nước bán chức tước để giải quyết nạn khng hoảng ngân sách quốc gia. Không những thế, Trong khi nguồn thu vào quốc khố ngày càng giảm thì tầng lớp quý tộc vương hầu ngày càng giàu có. Các quý tộc dùng tiền của vào việc ăn chơi xa xỉ xây dựng phủ đệ lộng lẫy, đánh bạc, yến ẩm, ca kỹ và cúng tín tiền bạc, ruộng đất vào chùa… Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu dần của nhà Trần nửa cuối thế kỷ XIV và dẫn đến sự sụp đổ vào năm đầu của thế kỷ XV.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *