Giới thiệu | Nghiên cứu lý luận | Đào tạo – Bồi dưỡng | Thực tiễn | Nhân vật – Sự kiện | Diễn đàn | Quốc tế | Tin tức | Từ điển mở |
Trang chủDiễn đànTừ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa đến các hiện tượng tha hóa ở Việt Nam hiện nay
(LLCT)– Sinh thời, C.Mác đã đưa ra cách tiếp cận duy vật lịch sử về bản chất của tha hóa: tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả – con người mất dần tính loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người.
Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa, tác giả cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, tha hóa là một hiện tượng xã hội khá phổ biến, đang tồn tại ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể: tha hóa về hành vi sản xuất (tức hình thái lao động) và sản phẩm lao động; tha hóa về các quan hệ xã hội; tha hóa các hệ giá trị xã hội; quyền lực bị tha hóa; tha hóa về hành vi tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo. 1. Khi bắt đầu sự nghiệp triết học của mình, C.Mác đã chịu ảnh hưởng rất lớn của triết học Hêghen. Cũng giống như các môn đệ khác của phái Hêghen trẻ, C.Mác bắt đầu nghiên cứu về phạm trù tha hóa – một phạm trù triết học nổi bật nhất, trung tâm nhất của triết học Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, C.Mác phát hiện ra rằng, xuất phát điểm của phạm trù tha hóa của Hêghen có cái gì đó không ổn, không hợp lý. Đó chính là việc xuất phát điểm ấy được xây dựng và vận động trên nền tảng ý thức.“Sự tha hóa của tự ý thức là cái sinh ra tính vật thể…,- C.Mác viết, – trong sự tha hóa ấy, tự ý thức giả định mình là vật thểhoặc giả định vật thể là chính mình. Mặt khác, quá trình đó đồng thời còn bao gồm một nhân tố khác, tức là tự ý thức đồng thời lại tước bỏ sự tha hóa và tính vật thể đó của mình và thu hút chúng trở về với bản thân… Đấy là vận động của ý thức”(1).
C.Mác cho rằng: tha hóa là một hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó. “Chúng tôi đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế – sự tha hóa của công nhân và của sản phẩm của công nhân. Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa. Chúng tôi đã phân tích khái niệm đó. Như thế là đã phân tích một sự kiện của kinh tế”(2). Và cũng theo C.Mác, để giải thích, nghiên cứu về tha hóa thì: “Không thể lại dùng những khái niệm khác, không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tương tự như thế được, mà phải xuất phát từ toàn bộ phương thức sản xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phương thức sản xuất và giao tiếp này không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh ra máy dệt tự động và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen”(3).
Như vậy, cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa được dựa trên nền tảng hiện thực, nói cách khác quan niệm duy vật lịch sử về tha hóađã được tuân thủ và áp dụng triệt để.
Vậy, cách tiếp cận để nghiên cứu tha hóa hiện thực haythực chất của sự tha hóađược C.Mác trình bày như thế nào? Có thể chỉ ra thực chất của sự tha hóa theo quan niệm của C.Mác như sau:
Một là, tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình.
Điều này được thể hiện trong việc C.Mác vạch ra và lý giải, do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong những điều kiện xác định, quá trình tha hóa ở con người với tư cách là những cá nhân trong xã hội đã diễn ra như một quá trình. “Việc quan hệ cá nhân chuyển biến thành mặt đối lập của nó, – C.Mác viết -, tức là thành quan hệ thuần túy khách thể, việc cá nhân tự mình phân biệt cá tính và tính ngẫu nhiên, như chúng tôi đã chỉ rõ, là một quá trình lịch sử và mang những hình thức khác nhau, ngày càng gay gắt và phổ biến ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong thời đại hiện nay, sự thống trị của những quan hệ khách thể đối với cá nhân, sự khống chế của tính ngẫu nhiên đối với cá tính đã mang một hình thức gay gắt nhất, phổ biến nhất, do vậy đã đặt ra trước những cá nhân đang tồn tại một nhiệm vụ hoàn toàn rõ ràng. Sự thống trị đó đã đặt ra trước họ nhiệm vụ sau đây: xác lập sự thống trị của cá nhân đối với tính ngẫu nhiên và những quan hệ để thay thế cho sự thống trị của những quan hệ và của tính ngẫu nhiên đối với cá nhân”(4). Khi phê phán Pruđông về vấn đề này, C.Mác phân tích rõ hơn: “Pruđông chưa thể diễn đạt tư tưởng ấy của mình một cách thích đáng. “Chiếm hữu bình đẳng” là quan niệm kinh tế chính trị, do đó vẫn còn là biểu hiện tha hóa của một sự thực là: vật thể, với tư cách là sự tồn tại vì con người, với tư cách là sự tồn tại vật thể của con ngườithì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người thì đồng thời cũng là sự tồn tại hiện có của con người vì người khác, là quan hệ người của anh ta đối với người khác, là quan hệ xã hội của người đối với người”(5).
Hai là, tha hóa là một hiện tượng xã hội: Hêghen cho rằng tha hóa là một thuộc tính phổ biến, một quá trình phổ biến của cả tự nhiên, xã hội vàtư duy. Vớicác nhà lý luận tôn giáo, tha hóa là một quan hệ thuần túy mang tính tư tưởng. Ở Pruđông, tha hóa chỉ đơn giản là một phạm trù thuần túy “kinh tế chính trị” (lý thuyết thuần túy). Ở Phoiơbắc, tha hóa chính là quá trình hòa tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo (chính xác hơn là Cơ đốc hóa bản chất con người). Còn với C.Mác, tha hóa chỉ là một loại quan hệ xã hội, tha hóa chỉ tồn tại ở con người và xã hội loài người. Nói cách khác,nội dung của phạm trù tha hóa chỉ phản ánh và thể hiện những cái, những hiện tượng, những quá trình có liên quan đến con người và xã hội loài người.
Tha hóa với tư cách là quan hệ xã hội là “quan hệ kép”. Một mặt, đó là quan hệ của người lao động với chính lao động của anh ta và mặt khác, là quan hệ của hành vi lao động với sản phẩm lao động của anh ta. C.Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao động bị tha hóatrong quan hệ của nó với bản thân người công dân, nghĩa là quan hệ của lao động bị tha hóa với bản thân nó. Chúng ta đã tìm thấy quan hệ sở hữu của con người – không – phải – công – nhân với người công nhân và với lao độngvới tính cách là sản phẩm hay kết quả tất nhiên của quan hệ đó. Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị tha hóa, bao gồm hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao động, với sản phẩm lao động của mình và với người – không – phải – công – nhân, và quan hệ của người – không – phải – công – nhân với người công nhân và với sản phẩm lao động của người công nhân”(6).
Tư tưởng coi tha hóa là một loại quan hệ xã hội được V.I.Lênin đánh giá rất cao, cho là hết sức đặc sắc và độc đáo:“Vì nó vạch rõ C.Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ “hệ thống” của ông, sit venia verbo, – tức là tư tưởng về những quan hệ sản xuất xã hội”(7).
Ba là, tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân, đã trở thành cái khác xa lạ, đứng lên trên con người và xã hội loài người; quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người.
“Sự tha hóa thể hiện ở chỗ, – C.Mác viết -, tư liệu sinh hoạt củatôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôilà vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khácvới bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ra là một cái khácnào đó và cuối cùng – điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, – lực lượng không phải ngườinói chung thống trị tất cả”(8).
Như vậy, tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh bất thuận đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống trị con người và xã hội loài người. Rõ ràng, cách hiểu của C.Mác về tha hóa khác về chấtso với cách hiểu của những nhà lý luận tôn giáokhác nhưPhoiơbắc, Pruđông và kể cả Hêghen, mặc dù trong giai đoạn đầu của sự nghiệp triết học, C.Mác đã một vàilần sử dụng thuật ngữ “vật hóa” -thuật ngữ mà Hêghen thường dùng để luận giải về tha hóa.
Bốn là, lao động tha hóa.Đây là nội dung cơ bản nhất, xuyên suốt nhất, bao trùm nhất trong toàn bộ lý luận của C.Mác về tha hóa.
Thực ra, tha hóa lao động là hiện tượngxuất hiệntừ lâu trước khi có chủ nghĩa tư bản. Nó là hiện tượng gắn với những xã hội mà ở đó con người đã sản xuất ra những điều kiện sống chủ yếucho xã hội, song lại được hưởng quá ít từ những điều kiện sống do chính mình sản xuất rađó. “Tính tha hóa và tính độc lập, – C.Mác viết, mà trong đó mối liên hệ ấy còn tồn tại đối với các cá nhân, chỉ chứng minh rằng con người vẫn đang trong quá trình tạo ra những điều kiện cho đời sống xã hội của mình, chứ chưa sống đời sống xã hội, xuất phát từ những điều kiện ấy”(9).
Song, theo C.Mác, chỉ đến chủ nghĩa tư bản, thì tha hóa lao động ở con người và xã hội loài người mới trở nên phổ biến nhất, rõ ràng nhất và có những biểu hiện đầy đủ nhất. C.Mác đã chỉ ra: “Trong mâu thuẫn đó, khoa kinh tế chính trị chỉ nói lên cái thực chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay nếu ta muốn, chỉ nói lên cái thực chất của lao động làm thuê, của lao động bị tha hóa khỏi bản thân, mà của cải được sản xuất ra lại đối lập với nó như là của cải của người khác, sức sản xuất của bản thân nó lại đối lập với nó như là sức sản xuất của sản phẩm của nó, việc làm giàu của nó đối lập với nó như là việc tự làm cho mình trở nên nghèo khổ, lực lượng xã hội của nó đối lập với nó như một quyền lực xã hội thống trị nó”(10). Và trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ sản phẩm lao động bị tha hóa là tất yếu mà chính hành vi (hình thái) lao động bị tha hóa cũng là tất yếu: “Những hình thái xã hội của lao động của bản thân người công nhân,- C.Mác viết,- hay là những hình thái của lao động xã hội của bản thân họ, – là những quan hệ được hình thành một cách hoàn toàn độc lập đối với công nhân, nếu lấy tách riêng từng người ra; những người công nhân phụ thuộc vào tư bản trở thành những yếu tố của những cơ cấu xã hội đó, những cơ cấu xã hội đó lại không thuộc về công nhân. Vì vậy, những cơ cấu ấy đối lập với công nhân như là những phương thứcdo chính tư bản sử dụng, như là những sự kết hợp cấu thành cái thuộc tính của tư bản (khác với sức lao động của mỗi người công nhân đứng tách riêng ra), phát sinh từ tư bản và được gộp vào thành phần của tư bản”(11).
Cũng theo C.Mác, sự tha hóa sản phẩm lao động và sự tha hóa hình thái lao động có mối quan hệ nhân quả: tha hóa hình thái lao động là nguyên nhân, tha hóa sản phẩm lao động là kết quả, là hệ quả tất yếu của tha hóa hành vi sản xuất. C.Mác phân tích: “Cho đến nay, chúng ta xét sự tha hóa của công nhân chỉ về một phương diện, cụ thể là phương diện quan hệ của anh ta với sản phẩm lao động của anh ta. Nhưng sự tha hóa xuất hiện không chỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất. Người công nhân có thể đứng đối lập với sản phẩm của hoạt động của anh ta như một cái gì đó xa lạ hay không, nếu trong chính ngay hành vi sản xuất, anh ta không tha hóa khỏi bản thân anh ta? Trên thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả của hoạt động, của sản xuất. Vậy, nếu sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản xuất phải là sự tha hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của sự tha hóa. Sự tha hóa của đối tượng lao động chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong hoạt động của bản thân lao động”(12).
Năm là, hệ quả của sự tha hóa lao động – con người mất dần tính loài
Phân tích và lý giải về quá trình lao động bị tha hóa trong chủ nghĩa tư bản, C.Mác đã rút ra kết luận:
“Vậy, sự tha hóa của lao động dẫn tới những kết quả như sau:
+ Bản chất có tính loài của con người, – giới tự nhiên (cơ thể con người) cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người, – bị biến thành một bản chất xa lạvới con người, thành phương tiệnduy trìsự tồn tại cá nhâncủa con người. Lao động bị tha hóa làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loạicủa con người, trở thành xa lạ với con người.
+ Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hóa với sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sống của mình, với bản chất có tính loài của mình, là sự tha hóa của con người với con người. Khi con người đối lập với bản thân mình thì con người khác đối lập với nó…
Nói chung, luận điểm cho rằng bản chất có tính loài của con người bị tha hóa với con người, có nghĩa là một người này bị tha hóa với người khác và từng người trong số họ bị tha hóa với bản chất người”(13).
C.Mác giải thích thêm, trong quá trình tồn tại và sinh sống gắn với cải biến thế giới vật chất, con người là “một sinh vật có ý thức, nghĩa là đời sống của bản thân con người là một đối tượng đối với con người, chính chỉ vì con người là một sinh vật có tính loài. Chỉ vì thế mà hoạt động của con người là hoạt động tự do. Lao động bị tha hóa đảo ngược quan hệ đó khiến cho con người chính vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tạicủa mình mà thôi”(14).
Như vậy, con người vốn có bản chất loài (bản chất xã hội), song đã bị cá biệt hóadần trong quá trình tha hóa, dẫn đếnhệ quả tất yếu là bản chất loài mất dần di, triệt tiêu dần đi. Con người chỉ còn là những cá nhân, những cá thể riêng lẻ, đơn độc, tất yếu mất dần tính loài, tính người.
2.Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa và căn cứ vào tình hình thực tiễn củanước tahiện nay, có thể nói tha hóa ở Việt Nam là một hiện tượng xã hội khá phổ biến, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tha hóa về hành vi sản xuất (hình thái lao động) và sản phẩm lao động
Hiệnnay, lao động được coi làmột phương tiện kiếm sống, một phương thức bảo đảm nhu cầucuộcsống hàng ngày. Con người thường có xu hướngtìm kiếm những công việc có thu nhập cao, hơn là nhữngviệc làm phù hợp với khả năngvànguyện vọng cá nhân. Do đó,đối với nhiều người, lao động chỉ thuần túy là để thỏa mãn những nhu cầu vật chất khác, chứ chưa chứa đựng nhu cầu được lao động, được cống hiến. Lao động chưa thể trở thành một hoạt động tự do, một niềm vui của con người. Trước mắt, do kinh tế phát triển chưa caonên việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản còn gặp nhiều khó khăn, do đó cáccá nhân phải tự mình giải quyết và như vậy,việc các cá nhân phải tự nguyện lao động, mặc dù nó là gánh nặng, là sự bắt buộc để kiếm sống, nghĩa là hành vi sản xuất phải tha hóa là điều dễ hiểu(15).
Xem thêm: Chất Liệu Pvc Là Gì ? Ứng Dụng Của Tấm Nhựa Pvc Nhựa Pvc Là Gì
Bên cạnhnhững tha hóa về hình thái lao động, ở nước ta còn xuất hiệnsự tha hóa về sản phẩm lao động. Nềnkinh tế Việt Namđang vận hành theo những quy luật của sản xuất hàng hóa,mà theo Ph.Ăngghen, sản xuất hàng hóa “cũng như mọi hình thức sản xuất khác, có những quy luật riêng, vốn có của nó và không thể tách rời với nó…Những quy luật ấy biểu hiện ra trong hình thức duy nhất còn sót lại của quan hệ xã hội, tức là trong trao đổi, và chúng tác động đến những người sản xuất riêng lẻ với tư cách là những quy luật cưỡng chế của cạnh tranh. Do đó, bản thân những người sản xuất ấy lúc đầu cũng không biết đến những quy luật ấy mà chỉ qua một kinh nghiệm lâu dài họ mới dần phát hiện ra chúng. Như vậy là những quy luật ấy được thực hiện mà không thông qua những người sản xuất và chống lại những người sản xuất, với tính cách là những quy luật tự nhiên tác động một cách mù quáng của hình thức sản xuất của họ. Sản phẩm thống trị người sản xuất”(16).
Trên thực tế, sản phẩm lao động của con người lẽ ra là niềm tự hào, vui sướngcủa họ, song, do quan hệ trao đổi, buôn bán chi phối, sản phẩm lao động lại trở thành “nỗi lo” vớingười lao động: sản phẩm có bán được không, có trao đổi được không?… Và, ở đây, tính tha hóa của sản phẩm lao động đã được “bộc lộ”.
Thứ hai, tha hóa về các quan hệ xã hội
Ởnước ta hiện nay còn tồn tại tình trạngbất công trong một số lĩnh vực xã hội: thành quả nhận được không tương xứngvới sản phẩm lao động, những người sống vì xã hội, vì công bằng xã hội không đượcđềnđáp một cách xứng đáng. “Chính vì hàng ngày phải va chạm với những hiện tượng ấy, con người (nhất là thanh niên) phải tự đi tìm cho mình thế giới riêng, những lợi ích riêng, không đồng nhất với lợi ích xã hội. Họ sống lo toan về cuộc sống cá nhân, còn xã hội bên ngoài như một cái gì đó xa lạ, chứa đựng những yếu tố bất công mà cá nhân con người bất lực trước những hiện tượng đó. Vì thế con người không còn tính tích cực xã hội, thờ ơ, xa lánh công việc xã hội, lợi ích xã hội. Tính tích cực của con người như người chủ xã hội thực sự, nhất định sẽ dần dần giảm đi bởi sự tích cực không đem lại lợi ích cho họ, và ngược lại sự thờ ơ, xa lánh công việc xã hội, tự lo toan cho bản thân lại thỏa mãn được lợi ích cá nhân. Giữa thế giới cá nhân và thế giới xã hội không còn thống nhất được nữa”(17).
Ngoài ra,chủ nghĩa quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí dần trở nên phổ biến trong xã hội. Nhiều nguyên tắc rường cột để xây dựng nên một thể chếvững mạnh, đóng vai trò điều hành xã hội bị biến dạng, khiếnsức mạnh của thể chế, tổ chức bị yếu đi. Trong một vài trường hợp, nguyên tắc tập trung dân chủ bị thay thế bởitập trung quan liêu, hệ quả là các tổ chức, thể chế đó trở thànhlực lượng xa lạ, tách rời khỏi nhân dân, đứng trên nhân dân.
Nhiều quan hệ xã hội đã có sự xâm nhập và lũng đoạn của đồng tiền, bị “tiền hóa” vàđược giải quyết thông qua tiền… Thật ra, trong các quan hệ xã hội đócũng ẩn chứa một loại tiền công, thế nhưng tiền công đó “chỉ là hậu quả tất nhiên của sự tha hóa của lao động: vì trong tiền công, lao động biểu hiện ra không phải là mục đích tự nó mà là tôi tớ của tiền công”(18).
Thứ ba, sự tha hóa các hệ giá trị xã hội
Nhiềugiá trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp gắn liền với truyền thống văn hóadân tộc và bản chất của chế độ XHCNnhư: lòng nhân ái, thương yêu con người; tínhphục thiện, trừ ác; tinh thần đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, chống lại cái xấu; đứchy sinh, chia sẻ v.v… đang dần phai nhạt. Sự “lệch chuẩn” này đã đem lại những hệ quả xấu, khó lường; đó là sự suy đồi, tha hóa về đạo đức,lối sống hiệnđang trở thành hiện tượng nhức nhốitrong xã hội. Thực tế hiện nay,“nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở… Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”(19). Đây là hiện tượng đángbáo động “cấp” trong xã hội hiện nay.
Thứ tư, quyền lực bị tha hóa
Xét về bản chất và nguồn gốc, quyền lực trong xã hội loài người là của người dân, của cộng đồng nhân dân. Trong xã hội nguyên thủy, quyền lực được chia đều và thực hiện bởitất cả mọi người. Nói cách khác, lúc này,quyền lực là tài sản chung của cộng đồng. Khixã hộiphát triển, nhất là khi chế độ tư hữu xuất hiện thì quyền lực của mỗi cá nhân có xu hướng phân ly, thậm chí đối nghịch,triệt tiêu nhau. Từ đây,xã hội có nhu cầu phải liên kết, hợp lực mọi người lại và bộ máy đã xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Bộ máy vốn không có quyền lực, nhưng người dân đã gửi quyền, ủy quyền và trao quyền cho bộ máy, do đótrở thành có quyền lực. Trong quá trình hoạt động, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dần dần những người trong bộ máy đã biến quyền lực được gửi, được ủy quyền thành quyền lực của mình, còn người dân đem quyền đi gửi, đi ủy quyền đã mất dần quyền lực. Từ chỗ là cái vốn có của mình, quyền lực của người dân đã bị những người trong bộ máy tước đoạt, bị tách khỏi người dân và thậm chí còn trở lại thống trị người dân.
Ở Việt Nam, sự tha hóa quyền lực đã trở thành hiện hữu, thậm chí là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng và sự xuống cấp, tha hóa đạo đức xã hội hiện nay. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Hoàng: “Mặt trái của cơ chế thị trường có tác động xấu đối với đạo đức xã hội, nhưng nó không phải là thủ phạm chính. Vậy thủ phạm chính ở đâu? Đáng lưu ý nhất là sự tha hóa quyền lực…đó là sự tha hóa của những con người được sử dụng quyền lực, là sự lộng quyền vì lợi ích cá nhân, những người được giao quyền lực không sử dụng đúng mục đích để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo và quản trị quốc gia phát triển, mà ngược lại coi đó là phương tiện phục vụ mục đích cá nhân, chà đạp công lý, ức hiếp mọi người và gian lận thu vén”(20).
Thứ năm, sự tha hóa về hành vi tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, việc thực hiện các hành vi tín ngưỡng, tôn giáo biến tướng, lệch chuẩn đã bùng phát, gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội. Sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra hết sức phức tạp, xuất hiện hiện tượng sùng bái mù quáng, “vượt ngưỡng” trong hoạt động tâm linh. Các nhà nghiên cứu phương Tây thậm chí phải thốt lênrằng:“Người Việt Nam dường như tắm mình trong không khí tôn giáo. Họ có thể thờ tất cả, tin tất cả, tất cả đều linh thiêng nếu điều họ cầu xin được toại nguyện, tâm linh họ được thoả mãn…”(21). Vềbản chất, tín ngưỡng, đức tin vốn là cái con người dựa vào để vươn lên và được an ủi trong cuộc sống, tuy nhiên trong một số trường hợp, đã trở thành cái chi phối và quyết định tất cả suy nghĩ, hoạt động của con người. Đâylà sự tha hóa trong hành vi tín ngưỡng, tôn giáo, đòi hỏi phải có sự xử lý,chấn chỉnh kịp thời, hợp lý.
Hiện tượng tha hóa trong xã hội Việt Namhiện nay đang là một thách thứclớn cho sự phát triển của đất nước. Đãđến lúc cần có một “cuộc chiến” chống “tha hóa”một cách nghiêm túc, triệt để với quyết tâm chính trị cao,nhằm phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước.
__________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2 -2018
(1), (5) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.2,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.214, 65.
(2), (6), (8), (12), (13), (14), (18) C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.139, 144-145,196,132,138-139,136,143.
(3), (4) C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.3, tr.214-215,643.
(7)V.I.Lênin: Toàn tập, t.29. NxbTiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.17.
(9): C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.46, p.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.174.
(10)C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.26, p.3, tr.358-359.
(11) C.Mác và Ph.Ăngghen:Sđd, t.26, p.1, tr.555.
(15), (17)Hồ Ngọc Hương: “Tha hóa và chủ nghĩa xã hội”,Tạp chí Triết học, số 3/1989, tr.32-36, 36.
(16)C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994, tr.378.
(19) Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
(20) Vũ Ngọc Hoàng: “Lắng nghe dân và đảng viên không chức quyền nói về suy thoái”, http://vietnamnet.vn.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Somatic Là Gì, Nghĩa Của Từ Somatic, Somatic Là Gì, Nghĩa Của Từ Somatic
(21) Xem: Những vấn đề tôn giáo hiện nay. Tình hình tôn giáo Việt Nam: Những vấn đề đặt ra,Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội,1994, tr.57.