Vâng, lại một vấn đề nữa khi đụng đến ngôn tình cổ trang Trung Quốc. Có nhiều truyện các tác giả viết rất kỹ về cách đặt tên cho các nhân vật nam, họ thường có cả tên húy lẫn tên tự. Ví dụ như trong truyện Nghịch Phượng của Mộng Yểm, nam chính có tên là Hách Liên Du, tự Tử Thanh; ngoài ra các nam phụ đều được nhắc đến cả tên húy lẫn tên tự. Vậy, ý nghĩa có những cái tên này như thế nào, sự khác nhau của nó ra sao!

Tôi lặn ngụp trong biển Internet, từ không ít nguồn, ra được không ít kết quả khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, chúng ta có thể biết được những định nghĩa chung như sau:

Tên Húy: là tên thật do cha mẹ đặt cho mình khi mới sinh ra, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ như Nguyễn Trãi 阮廌, tên húy của ông là Trãi 廌, theo Từ điển Hán – Việt ‘Trãi’ là một con vật truyền thuyết, giống con dê nhưng chỉ có một sừng, tính trung thực. Tên này do cha mẹ Nguyễn Trãi đặt, mong muốn Trãi sau này là người ngay thẳng, làm quan ngay thẳng.

Đang xem: Tính danh học việt nam : nghiên cứu tên tự là gì, tính danh học việt nam : nghiên cứu tên tự

Tên Tự:  là tên đặt dựa vào tên vốn có, còn được gọi là tên chữ, dùng để kiêng tránh tên húy. Tên tự thường có liên quan tới tên húy (giải thích ở phần sau)

Tên Hiệu: là tên được đặt cho mình để gọi cho đẹp. Đôi lúc, tên tự với tên hiệu được người ta đánh đồng là một. Ví dụ như Nguyễn Trãi có hiệu là Ức Trai抑齋,  tên này vừa đẹp vừa mang ý nghĩa liên quan đến tên chính (vì giải thích cho tên Ức Trai rất phức tạp, nên tôi mạn phép xin được bỏ qua)

Vâng, như các bạn đã biết tên Húy là do cha mẹ đặt lúc ta mới sinh ra, nên ta không thể can thiệp, điều đó tương đương với việc chúng ta không thể bàn luận tại nơi đây. Cha mẹ muốn con cái mình trưởng thành như thế nào, hay liên quan đến một tích nào đó đều là tùy cha mẹ.

Còn tên tự, có thể do chính bản thân mình đặt, lịch sử Trung Hoa đã đúc kết ra 4 phương pháp thường thấy để đặt tên tự.

1) Dùng từ đồng nghĩa: Theo phương pháp này, tên húy và tên tự có chung ý nghĩa

Tào Tháo tự Mạnh Đức

Tháo và Đức đều có nghĩa là đức hạnh, phẩm giá

Gia Cát Lượng tự Khổng Minh

Lượng trong Gia Cát Lượng và Minh trong Khổng Minh đều có nghĩa là sáng

– Cụ Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch.

Chiểu và Trạch có nghĩa là cái đầm, cái ao.

– Thi sĩ Trần Tế Xương tự Tử Thỉnh.

Thịnh và Xương đều có nghĩa là phồn vinh, phát đạt.

2) Dùng từ trái nghĩa: Với phương pháp này, tên tự và tên húy phải có ý nghĩa trái ngược nhau.

Hàn Dũ tự Thoái Chi – một trong Đường Tống bát đại văn gia

Dũ là tiến, Thoái là lùi.

– Nhà thơ Đào Tiềm tự Nguyên Lượng (nhà thơ của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của các nhà nho Việt Nam)

Tiềm có nghĩa là ẩn dấu; Lượng có nghĩa là phô bày ra.

Xem thêm: ” Uppercase Letter Là Gì – Nghĩa Của Từ Upper Case Letter

Tôn Quyền tự Trọng Mưu – vua của Đông Ngô thời Tam Quốc.

Từ kép Quyền Mưu nghĩa là mưu kế để đối phó với những trường hơp phi thường hay mưu kế gian quyệt. Do vậy, người tên Quyền lấy tên tự là Mưu,

Chu Du tự Công Cẩn (thời Tam Quốc)

Du và Cẩn đều là hai thứ ngọc, nên người tên Du thường lấy tự là Cẩn hoặc ngược lại.

Triệu Vân tự là Tử Long (thời Tam Quốc)

Người ta vẫn hay nói ‘long vân tế hội’. Nói tới mây, ta thường nghĩ tới rồng bay trong mây.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tự Hạnh Phủ.

Hạnh là đức hạnh, liên hệ đến Khiêm là nhún nhường

 

4) Dùng điển tích để đặt tên tự: Phương pháp này là lấy một thành ngữ, một câu văn, hay điển tích của Tàu mà trong đó có cả tên húy và tên tự

Lộc Long tự Tại Điền

Kinh Dịch có câu: “Hiên Long Tại Ðiền” nên người tên Long thường lấy tên tự là Tại Điền.

Ngụy Triết tự Tri Nhân (đời nhà Hán).

Tri Nhân trong câu thành ngữ Trung Quốc “Tri Nhân Tức Triết”

Ngoài những cách đặt tên như trên, còn khá nhiều cách phức tạp khác.

Như mọi người thường thấy, tên tự thường có hai chữ, một chữ được đặt như trên, còn chữ còn lại thường được thêm vào để chỉ thứ tự trong họ hàng, hoặc bày tỏ sự kính trọng, hoặc cũng chỉ đơn giản là để cho tên mình được đẹp hơn.

Trong thời đại phong kiến, tên tự đôi lúc còn mang tính giai cấp, giới tính. Đầu tiên là tên tự chỉ được đặt cho đàn ông, phụ nữ không hề có tên tự. Thứ hai, tên tự chỉ được đặt cho tầng lớp sĩ phu hay trí thức. Tầng lớp bình dân có tên (danh) mà không có tự bởi tự phản ánh giai cấp, địa vị xã hội của người đó. Nói trắng ra, chỉ có tầng lớp quý tộc mới được phép đặt tự.

Tên húy và tên tự tồn tại cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam, vì Việt Nam ta bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc khá nghiêm trọng, qua cả 1000 năm phong kiến đô hộ. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, người Việt sử dụng chữ Quốc ngữ, dần dần tên tự cũng không phổ biến như ngày xưa (tên tự thường sử dụng chủ yếu là tiếng Hán, chữ Hán đề giải thích cho tên), rồi dần dần biến mất. Đến nay, cả người Trung Quốc lẫn Việt Nam cũng không còn kiêng kị tên húy (tên chính, tên thật của mình) nữa, thế nên thói quen đặt tên tự cũng đã không còn!

Quay trở lại với Chương 6 – Tranh thiên hạ

Tiêu Giản tự Tuyết Không

Giản  tức là khe (khe núi, khe suối)

Tuyết Không 雪空, theo như chị Phong Tịch nói là bầu trời xanh trên cánh đồng tuyết trắng.

Xem thêm: Định Nghĩa Đòn Bẩy Là Gì ? Đòn Bẩy Trong Giao Dịch Cfd Là Gì

Nhìn có vẻ về phần chữ cùng ý nghĩa, hai tên này không liên quan gì đến nhau. Có lẽ tên tự của Tiêu Giản được đặt theo ngoại hình ‘người tuyết’ với đôi mắt xanh lam của anh ấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *