Ngành công nghệ thông tin hiện nay đang phát triển không ngừng từng ngày với những thành tựu không thể chối cãi. Ở Việt Nam trong những năm gần đây là sự nở rộ và phát triển của các công ty công nghệ. Có thể nói việc trở thành một nhân sự trong môi trường đầy tính tiềm năng này đã trở thành lựa chọn của rất nhiều người. Những nhân sự nổi trội trong ngành công nghệ dường như được đánh giá rất cao và được cân nhắc phát triển thêm lộ trình sự nghiệp rất nhanh so với các ngành khác. Sau một vài năm thực chiến khi đi làm, bạn sẽ có cơ hội để trở thành một Team leader hay một Technical leader thực thụ. Vậy cụ thể vị trí Team leader ra sao? Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu nhé!
Team leader là gì?
Team leader hay Technical leader trong một nhóm công nghệ sẽ là một trưởng nhóm nhận trách nhiệm quản lý một nhóm nhỏ từ 2-10 người.
Thông thường, Team leader sẽ đóng vai trò quản lý nhóm cũng như các công việc liên quan đến mặt kỹ thuật của toàn bộ team.
Đang xem: Team leader là gì và những Điều cần biết – sự kiện, những kỹ năng cần thiết của một team leader
Thực tế trong các công ty về công nghệ thì đều có những nhóm khác nhau với những chức năng khác nhau. Với tùy từng mô hình tại mỗi doanh nghiệp mà nhóm này có thể chỉ chịu trách nhiệm về một phần chuyên môn, hoặc là nhóm dự án và sẽ bao quát được chuyên môn rất rộng.
Xem thêm: Youth Hostel Là Gì – Những Điều Cần Biết Cho Dân Mê Du Lịch
Lộ trình sự nghiệp của Team leader
Đọc đến đây, có lẽ bạn đã có trong mình một tâm thế rất sẵn sàng để trở thành một Team leader tài giỏi. Tuy nhiên bạn đã từng tìm hiểu về lộ trình sự nghiệp của Team leader chưa? Sẽ có rất nhiều điều bất ngờ đó, hãy cùng Học viện Agile đọc tiếp nhé:
Quản lý cấp trung (Senior leader): Trở thành Team leader là khi bạn chỉ còn một nấc thang nữa là có thể trở thành Senior leader. Để trở thành quản lý cấp trung, thì tất cả các kỹ năng và kiến thức của Team leader bạn đều cần phải thành thục và giỏi giang. Ngoài ra bạn sẽ bước đầu được đóng góp các ý kiến để xây dựng các chiến lược về công nghệ với công ty.
Quản lý cấp cao (Trưởng phòng, CTO – Giám đốc công nghệ): Ở vị trí này, bạn sẽ trở thành người quản lý đội ngũ công nghệ của toàn công ty. Và trách nhiệm và vai trò cũng bạn khi ấy cũng khác biệt rất nhiều, khi là người hoạch định cho những chiến lược của phòng ban của mình cũng như làm việc với các bên khác rất nhiều và đề xuất chiến lược phát triển cho toàn công ty. CEO: Đây có lẽ là đích đến của hầu hết mọi người, trở thành CEO là khi bạn nắm trong tay trách nhiệm của toàn công ty. Tất nhiên khi ấy bạn cần trang bị cho mình không chỉ kiến thức, kỹ năng mà còn là những kinh nghiệm rất sâu sắc của tất cả các vị trí nhân viên, trưởng nhóm, CTO,…).
Việc xây dựng cho mình một lộ trình nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp cho mỗi Team leader có được hướng đi đúng đắn, vững chắc nhất trên từng nấc thang của sự nghiệp. Ngược lại, nếu không có một lộ trình nghề nghiệp để làm kim chỉ nam cho bản thân, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái làm rất nhiều, nhưng lại không hiểu lý do vì sao bản thân làm những việc đó, cuối cùng sẽ không đưa đến một kết quả cụ thể nào mặc dù bạn cũng đã nỗ lực làm việc và học hỏi rất nhiều.