Tìm Hiểu về TÂN ƯỚC – Học Hỏi Kinh ThánhBẢN CHẤT – NGUỒN GỐC TÂN ƯỚC1. Cách thức biên soạn, bảo quản, sưu tập các sách Kitô giáo đầu tiên2. Lưu trữ và đón nhận các tác phẩm Kitô giáoII. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TÂN ƯỚC1. TƯƠNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH2. MẶC KHẢIIII. THẾ GIỚI CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI THỜI TÂN ƯỚC 1. THẾ GIỚI CHÍNH TRỊIV. THẾ GIỚI TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC THỜI TÂN ƯỚC

BẢN CHẤT – NGUỒN GỐC TÂN ƯỚC

I. Bản chất của Tân Ước

Thuật ngữ “Khế ước” (Hợp đồng, chúc thư: Testament): trước khi có nghĩa là một tổng thể những cuốn sách, nó muốn diễn tả tương quan đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.

Đang xem: Tìm hiểu về tân Ước là gì, tìm hiểu kinh thánh tân Ước

Đối với người Do Thái, thuật ngữ “Giao ước” (tiếng Do Thái là Bơ-rit, tiếng Hy Lạp là Đi-a-thê-kê) diễn tả một sự thỏa thuận mang tính vĩnh cửu của Thiên Chúa với Noe (St 9, 8-17); Abraham (St 12, 1-2); Davit (2Sm 7, 8-16). Đặc biệt là giao ước được ký kết với dân Israel qua Môsê (Xh 19,5).

Khoảng 600 năm trước khi Chúa Giêsu giáng sinh và trong bối cảnh nước mất, nhà tan, Giêrêmia đã đề cập đến một “Giao ước mới” (Gr 31, 31-34). Từ “mới” ở đây phải được hiểu theo nghĩa “làm mới lại”, khái niệm này được các Kitô hữu đầu tiên hiểu khi nhớ lại lời nói của CGS trong bữa tiệc ly “Này là máu Ta, máu giao ước mới” (Mt 26,28). Qua cái chết và phục sinh của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã tái lập giao ước không phải chỉ với dân Israel mà là với toàn thể nhân loại.

1. Cách thức biên soạn, bảo quản, sưu tập các sách Kitô giáo đầu tiên

a. Các bản văn biên soạn ra đời bởi các Kitô hữu

CGS đã không để lại những bản văn liên quan đến mạc khải của Ngài. Ngài cũng không trực tiếp viết lại lời nào, cũng không ra lệnh cho các môn đệ ghi lại lời Ngài dạy.

Vả lại, các Kitô hữu đầu tiên đã sốt sắng sống trong bầu khí đầu tiên của ngày cánh chung. Đối với họ những ngày tận cùng sắp xảy ra và họ xác tín CGS sắp trở lại (1Cr 16,22) “Manaratha: Lạy CGS, xin hãy đến” (Kh 22,20).

Sự nôn nóng đợi chờ ngày Chúa trở lại đã ngăn cản các Kitô hữu sơ khai viết lại các sự kiện cho các thế hệ tương lai.

b. Các thư Phaolô

Các thư của Thánh Phaolô đã trở thành những bản văn chương Kitô giáo đầu tiên nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sự kiện cánh chung.

Phaolô, một con người di chuyển, rao giảng ĐKT từ thành này sang thành khác, vì thế, các lá thư là phương tiện liên lạc với các anh chị em tân tòng sống xa ngài.

Vào những năm 50, Phaolô đã viết những tác phẩm đầu tiên mà chúng ta biết đến: 1Tx, Gl, Pl, Plm, 1-2Cr, Rm (Đệ nhất kinh bộ). Mỗi lá thư mang một sắc thái khác nhau nhằm diễn tả mối bận tâm của Phaolô trước những nhu cầu cấp bách của một cộng đoàn nào đó về một vấn đề cụ thể.

Do vậy, thần học của Phaolô không phải là thần học hệ thống, nhưng mang nặng tính mục vụ và thực hành đức tin. Ví dụ, Bí Tích Thánh Thể chỉ được đề cập trong một lá thư không nhằm điều gì khác hơn là xua tan đi những lạm dụng trong việc bẻ bánh Thánh Thể tại Côrintô (1Cr 11,17-35).

Vào những năm 60, cái chết của các thị chứng nhân về cuộc đời và sự nghiệp của CGS góp phần làm xuất hiện các thư nhằm mục đích liên lạc giữa các mục tử và cộng đoàn. Thậm chí có những lá thư không trực tiếp do Phaolo soạn thảo nhưng đã được đề tựa nhân danh ông như một sự tiếp nối tinh thần và quyền bính của ông trên cộng đoàn. Ví dụ: 2Tx, Cl, Ep, 1-2Tm, Tt. Các thư này được gọi là “Đệ Nhị Kinh Bộ Thư Phaolo” vì chúng được soạn thảo khoảng từ năm 70-100, sau khi Phaolô qua đời.

Giáo huấn của các thư Đệ Nhị Kinh Bộ mang tính phổ quát và thường hằng. Ví dụ: Cl 2, 4-8; Ep 4, 1-6: nỗ lực phát thảo một thần học về Giáo Hội phổ quát hơn là trình bày những sự kiện của Giáo Hội địa phương; thư 2Tx lưu tâm chống lại những kẻ tự mãn nghĩ về cách của mình.

3 lá thư 1-2Tm, Tt còn gọi là thư mục vụ vì đây là nỗ lực bảo vệ cơ cấu của Hội Thánh nhằm bảo đảm sự sống còn của Giáo Hội cho các thế hệ Kitô hữu tương lai.

Theo số đông các học giả, những thư được cho là của thánh Phêrô, Giacôbê và Giuđa cũng xuất hiện vào sau năm 70 và đề cập những vấn đề muộn thời hơn.

3 thư của Gioan được biết đến trong nhóm “các thư công giáo / thư chung”, tên mà các Kitô hữu Đông Phương gán cho các tác giả nói đến mang tính phổ quát.

c. Các Tin Mừng

TM Maccô được biên soạn trong những năm 60 hoặc ngay sau biến cố 70, nhằm thuật lại các hành động và lời giảng dạy của CGS, đặc biệt là các phép lạ, điều mà các tác phẩm kể trên không đề cập đến. Thứ tự các sự kiện trong TM cũng tùy thuộc vào các vấn đề mà Kitô hữu thời đó đang đương đầu.

Ví dụ: việc nhấn mạnh đến sự cần thiết của đau khổ và thập giá có thể bị tác động bởi những cuộc bách hại mà cộng đoàn Maccô đang phải gánh chịu (Mc 8, 31-33; 9, 30-32; 10, 32-34); hoặc vì đối tượng mà Mc nhắm tới không phải là những người thuần Do Thái, nên Mc giải thích thêm những thói quen, những tập quán dường như xa lạ với “dân ngoại” (Mc 7, 3-4).

Tin mừng Mt và Lc có thể được soạn thảo khoảng 10 hoặc 20 năm sau Tin mừng Mc, nhằm trình bày phần lớn tất cả các biến cố quan trọng liên quan tới CGS. Các tác giả này cũng dựa trên những trước tác: các đoạn văn, các tường thuật, các truyền thống của các sưu tập đã thất lạc mà người ta viết tắc là Q.

Một thể thức văn chương khác cũng trình bày về Chúa Jesus vốn được gọi là Phúc âm thứ 4 (Tin Mừng Gioan) và được soạn thảo những năm 90 – 100.

Mặc dù có những nét đặc thù nơi mỗi Phúc âm nhưng điểm nhấn quan trọng mang tính khái quát của cả 4 Tin mừng là gìn giữ và truyền lại cho các độc giả vào cuối thế kỷ I những ký ức sống động của các thị chứng nhân về hoạt động của Đức Kitô cũng như về sứ điệp của Ngài.

Không một Tin mừng nào đề cập tới tên của tác giả. Thế nên, rất có thể mỗi Tin mừng đã được soạn thảo bởi các thánh sử mà theo một truyền thống đề tặng vào cuối thế kỷ II: Maccô – bạn đồng hành của Phaolô và Phêrô; Mattheo – một trong số 12; Lucca – bạn đồng hành của Phaolô; Gioan – một trong số 12. Các tác giả này chỉ nhằm thông truyền một cách trung thực nhất “biến cố Giêsu” của các thị chứng nhân của các Tông đồ.

d. Công Vụ Tông Đồ, Khải Huyền và Các loại sách khác

Công Vụ Tông Đồ xem như phần thứ hai của một tác phẩm mà phần thứ nhất chính là Phúc âm Luca (bắt đầu và kết thúc cùng lúc ở đền thờ Giêrusalem), đang khi CVTĐ thuật lại các sinh hoạt của Kitô hữu ở bên ngoài Giêrusalem và Giuđêa, hướng về phía Samaria và cho “đến tận cùng thế giới” (Cv 1, 6-11). Từ Giêrusalem với nhóm 12, Giáo hội phát triển đến tận Roma với Phêrô và Phaolô. Những câu cuối của sách CVTĐ (28, 25-28) hướng sứ vụ tương lai của Giáo Hội đến với muôn dân.

Tóm lại, tác phẩm này nhắm đến sự tồn tại của Kitô giáo và mối dây bền chặt của nó với CGS, với Phêrô và Phaolô. Sự phát triển của tôn giáo mới này không phải là tình cờ, nhưng luôn được hướng dẫn bởi Thánh Thần, Đấng được sai đến bởi chính CGS.

Sách Khải Huyền được biên soạn sau năm 70, theo thể văn “khải huyền” (vén mở, tỏ lộ, mặc khải). Đây là một thể văn rất thịnh hành đối với Do Thái giáo như đã được sử dụng trong sách Daniel và Barút.

Trước sự bách hại của các đại cường quốc, sách Khải Huyền như muốn đặt lại chủ quyền của Thiên Chúa trên lịch sử và cố gắng lý giải bằng những thị kiến về điều xảy ra dưới mặt đất cũng như trên bầu trời. Những thị kiến với những hình ảnh sống động phản ánh cuộc chiến giữa Thiên Chúa với các thế lực tinh thần xấu xa.

Nét đặc thù của sách này là 7 lá thư đậm nét văn chương Khải Huyền được gửi đến 7 giáo đoàn. Đặc biệt khi diễn tả thuộc tính của Thiên Chúa bằng những biểu tượng vượt quá cách mô tả thông thường, ta muốn nói với các Kitô hữu cuối thế kỷ I rằng vương quốc của Thiên Chúa vượt quá lịch sử mà họ đang sống. Và dù không thể hiểu được mặt trái của những đau khổ phải chịu, nhưng tác giả gợi lên trong họ niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ đến giải phóng họ.

Còn những hình thức văn chương khác nữa dưới dạng thư nhưng muộn thời hơn và cũng đã ảnh hưởng đến đời sống các ki-tô hữu thế kỷ I. Chúng mang dáng dấp của một lá thư, nhưng nội dung lại gần hơn với một bài giảng (thư 1Pr) hay một lời đả kích (Thư Giacôbê).

Thư gửi tín hữu Do Thái, phần kết là một bức thư nhưng độc giả chỉ được xác định qua nội dung thư. Giọng văn chải chuốt của thư mang dáng dấp của thể văn hùng biện Hy Lạp hoặc của Alexandria. Nội dung thư đào sâu về Kitô học: Con Thiên Chúa nên giống chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Ngài vượt trên các Thiên Thần và cả Môsê. Qua cái chết trong tư cách là vị Thượng Tế Tối Cao, Ngài đã thay thế nền phụng tự và chức tư tế của Do Thái giáo.

Thư 1Ga rất khó xếp loại vì không mang hình thức của một lá thư, cũng không hề đề cập gì đến tác giả. Nội dung thư bàn về những vấn đề giống với Phúc âm thứ 4 (Thiên Chúa là Tình Yêu); thư không đề cập gì đến sự bách hại nhưng cảnh báo sự bất hòa trong nội bộ cộng đoàn và những mầm móng ly giáo.

2. Lưu trữ và đón nhận các tác phẩm Kitô giáo

Những tác phẩm văn chương Kitô giáo được nói trên, rất có thể được biên soạn trong những năm 50-150. Những tác phẩm này không chỉ được lưu giữ nhưng còn được biết đến như những sách thánh với những thẩm quyền ngang nhau. Hơn nữa, còn được coi như Tân Ước trong tương quan với Cựu Ước.

a. Những tác phẩm có nguồn gốc từ các Tông đồ là đích thức hay giả hình

Nhiều tác phẩm tuy không được trực tiếp viết do chính các Tông đồ, nhưng nhân danh các Tông đồ và vì thế, mang cùng một tinh thần và thế giá của các ngài.

Ví dụ: Tác giả 4 Tin mừng được gán cho các Tông đồ: Mattheu, Gioan hoặc cho những người đồng hành với các ngài: Macco và Lucca.

Sách Khải Huyền được Giáo hội Đông phương đón nhận toàn bộ, đang khi chỉ được Giáo Hội Tây Phương chấp nhận một phần vì nhận thấy trong đó xuất hiện tên tông đồ Gioan (Ga 1, 1-2; 22,8). Tuy nhiên, Denys L’Alexandre (250) cho rằng sách này không thể do Gioan biên soạn.

Thư Do Thái, dù độc giả có thể là người gốc Do Thái ở Roma vào cuối thế kỷ I hoặc đầu thế kỷ II, nhưng tác phẩm này không có tên trong danh sách các sách thánh đầu tiên bên Tây Phương. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ II các tín hữu Đông Phương nhìn nhận sách này vì cho rằng được viết bởi Phaolô. Cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ V, Giáo hội Latin cũng nhìn nhận thư Do Thái là của Phaolô và cũng thuộc về quy điển.

Mặc dù vậy, nguồn gốc Tông đồ không phải là tiêu chuẩn tuyệt đối cho việc lưu trữ hoặc công nhận các tác phẩm.

Ví dụ: những lá thư được viết nhân danh Phaolô hoặc bởi ngài cho giáo đoàn Côrintô (2Cr 2,4) hoặc tới Laođikia (Cl 4,16) cũng như những bức thư mạo danh Phaolô đã không còn tồn tại.

Cuối thế kỷ II, “Tin Mừng theo thánh Phêrô” đã bị một giám mục chối bỏ vì nội dung sai lạc của nó, cũng như nghi ngờ tính chính thống về tác giả của tác phẩm này. Bên cạnh đó, có rất nhiều “ngụy thư” mạo danh các Tông đồ đã bị thẩm quyền của Hội Thánh chối bỏ.

b. Tầm quan trọng của các cộng đoàn Kitô hữu nhận thư

Các cộng đoàn này đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ cũng như đón nhận các tác phẩm. Điểm đáng ghi nhận là không một tác phẩm nào được gửi tới cộng đoàn Giêrusalem hoặc Palestina được lưu giữ. Lý giải hiện tượng này, người ta cho rằng sự lộn xộn của cuộc nổi loạn khi người Do Thái chống lại Roma trong những năm 66-70, đã trực tiếp gây ra lỗ hỏng này.

Cộng đoàn Antiokia ở Syria có lẽ đã nhận được Tin Mừng Mattheu vì Tin Mừng này đã ảnh hưởng rất lớn lên cộng đoàn.

Giáo hội vùng Tiểu Á (Êphêsô và Hy Lạp) lưu giữ phần lớn các tác phẩm Tân Ước: các thư Phaolô, các thư Gioan, cả Tin Mừng Lucca và sách Cvtđ. Người ta cho rằng có được như thế, là nhờ các cộng đoàn này đã giữ được mối dây liên lạc thường xuyên với các Tông đồ. Tầm quan trọng của cộng đoàn này giúp lý giải việc sở hữu và lưu giữ ngay cả các lá thư không dài và ít quan trọng, vì học có một mối liên quan đến một vài nhân vật thế giá trong cộng đoàn như Philêmôn hay Giuđa.

c. Sự tương ứng với luật đức tin

Thuật ngữ “Canon” trước khi được hiểu là “bộ sưu tập các sách quy điển”, nó diễn tả niềm tin bình dân của các cộng đoàn Kitô hữu. Niềm tin này chính là chuẩn mực để lượng giá tính chính thống các tác phẩm Kitô giáo.

Câu chuyện minh họa Separion (Giám mục thành Antiokia) khoảng năm 190 sau khi đọc Tin Mừng thánh Phêrô đã nhận ra nhiều điểm dị biệt và nhất là nội dung chịu nhiều ảnh hưởng của lạc thuyết Docetisme (ảo thân thuyết: chủ trương CGS không phải là người thật). Chính vì thế, Separion đã ngăn cấm sử dụng sách này.

Một vài tác phẩm ngộ đạo thuyết cũng giả định rằng CGS đã không chết thực sự trên thập giá. Đang khi đó, 4 Tin mừng và các thư Phaolô nhấn mạnh đến tính cách trọng tâm của thập giá và cái chết của CGS.

Sự mô tả cặn kẻ về cái chết của Stêphanô trong sách CVTĐ (Cv 7, 1-60) có thể được gợi hứng bởi các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, nơi mà máu các vị tử đạo được chứng thực là hạt giống đức tin của Giáo Hội.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TÂN ƯỚC

Các sách Tân Ước được viết dưới nhiều hình thức văn chương khác nhau, thế nên, để tìm hiểu cách giải thích cũng như khám phá ra ý nghĩa của bản văn, cần phải có những phương pháp giải thích tương hợp. Khoa học đương đại đề nghị cách tiếp cận bản văn khác nhau mà tiếng chuyên môn gọi là “phê bình bản văn”, theo nghĩa phân tích một cách cẩn thận.

1. TƯƠNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH

a. Phê bình bản văn

Các sách Tân Ước đã được biên soạn cách đây hơn 2000 năm bằng tiếng Hy Lạp. Cho đến nay, không còn một nguyên bản nào còn được lưu giữ. Điều chúng ta có chỉ là vô số những bản sao chép lại bằng tiếng Hy Lạp trong những năm khoảng từ 150 đến khi phát minh ra máy in (bởi Guitenbery-1450). Những bản sao chép này có nhiều điểm dị biệt do sai lỗi khi sao chép hoặc bị sửa lỗi do những người sao chép. Việc so sánh các điểm khác biệt giữa các bản văn được sao chép gọi là phê bình văn bản.

Các văn kiện trực tiếp giúp tái tạo lại nguyên văn Tân Ước (Cảo bản), người ta thường nói đến 2 loại sau:

* Chỉ thảo (Viết trên thảo mộc Papyrus): P.52, P.66, P.45,… đa số tìm thấy ở Ai Cập.

* Cảo bản (da thuộc): tập lục Vaticano (B), tập lục Sinaitico (V), tập lục Alexandrimus (A), tập lục Beza (D).

Xem thêm: Nghĩa Của Từ : Yummy Là Gì ? (Từ Điển Anh Nghĩa Của Từ Yummy, Từ Yummy Là Gì

Ví dụ: Lc 15,21 với Lc 15, 18-19

b. Phê bình bản văn lịch sử

Các tác giả Tân ước tìm cách thông truyền cho đọc giả của mình sứ điệp nào đó của CGS. Để hiểu được một cách chính xác điều tác giả muốn nói, cần phải có một hiểu biết nhất định về cổ ngữ, văn phạm, thành ngữ, phong tục, văn hóa,… của môi trường nơi tác giả đang sống.

Ví dụ, Mc 7, 11-12 nói đến Corban: của thánh. Để hiểu khái niệm này, cần phải đặt những câu hỏi: câu này muốn nói về điều gì? Liên quan tới phong tục nào? Đâu là logic của nó? Đâu là vấn đề liên quan đến độc giả của Mc?

Làm sáng tỏ những vấn đề này để hiểu đúng thái độ của CGS trong các trình thuật của Mc là nền tảng cho tất cả mọi giải thích Kinh Thánh.

c. Phê bình tài liệu gốc

Khởi đi từ các lời truyền khẩu hoặc các tài liệu có trước, các bản văn Tin Mừng đã được viết ra với những nét tương đồng hoặc khác biệt. Điều này được thấy rõ trong Tin Mừng Nhất lãm. Phướng pháp này nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bản văn khi cùng trình bày một vấn đề tương tự.

Ví dụ: so sánh Mt 22, 34-40 và Lc 10, 25-28 (ghi nhận những điểm giống và khác nhau; sự khác nhau nói lên điều gì?)

d. Phê bình các hình thái của bản văn

Các sách Tân Ước được viết dưới những hình thái khác nhau, nên cần có những hình thái khác nhau để tiếp cận bản văn.

Ví dụ: Tin mừng, các Thư, Khải Huyền.

Các bản văn Tin mừng được trình bày dưới nhiều dạng hình thức khác nhau: Bài tường thuật về thời thơ ấu, về các phép lạ, dụ ngôn, cuộc khổ nạn…

Ví dụ: Lc 17,26-37: ngày cánh chung và phán xét

e. Phê bình cấu trúc

Nghĩa là sắp xếp các chi tiết bản văn trong một cấu trúc tổng thể hài hòa.

Có ba cấu trúc chính trong các bản văn Tân ước: (1) Cấu trúc đồng tâm (cấu trúc chân đèn), (2) Cấu trúc song song, và (3) Cấu trúc theo ý tưởng.

Ví dụ:

*

2. MẶC KHẢI

Mặc khải bao gồm hành động cứu độ của Thiên Chúa cho con người đồng thời với việc giải thích cho hành động này bởi những người được Thiên Chúa kêu gọi và hướng dẫn làm điều đó.

Như một hành động, bản văn Thánh kinh mô tả những điều Thiên Chúa làm nơi dân Do Thái cũng như Chúa Jesus. Thánh Kinh cũng cho chúng ta lời giải thích về hành động này. Ví dụ, lời giải thích về giao ước Sinai của các tiên tri, lời giải thích về sứ mạng của CGS do chính Ngài hoặc các tông đồ.

NGHĨA VĂN TỰ HAY NGHĨA ĐEN

Muốn ám chỉ điều mà tác giả Thánh kinh thực sự muốn nói và thông truyền cho các đọc giả qua những điều mà các ngài viết ra.

Ví dụ: trình thuật về việc giáng sinh của CGS theo Lc và Mt

NGHĨA BÊN KIA CỦA VĂN TỰ

Vì là một bản văn được linh hứng mà Thiên Chúa là tác giả chính, nên ngoài những điều tác giả Kinh thánh cố ý muốn viết ra, cũng chính qua bản văn đó, con người mỗi thời đai, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thân và được dựa trên những hiểu biết cũng như kinh nghiệm sống đức tin của các thế hệ đi trước, khám phá ra những điều mới mẻ hơn giúp củng cố đức tin và nâng cao đời sống phong hóa.

(đọc giáo trình Dẫn vào Tân ước, Lm. Trịnh Hưng Kỷ, ĐCV Thánh Giuse Saigon, Chương V: Bản văn Tân Ước)

 

III. THẾ GIỚI CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI THỜI TÂN ƯỚC

 1. THẾ GIỚI CHÍNH TRỊ

a. Thời đại tiền trước thế kỷ I

Vào những năm 333TCN, sau khi chiếm đóng Tyrô và Phônêcia, Alexandre đại đế mở rộng tầm kiểm soát trên Samaria và Giuđea. Không đơn giản đây chỉ là cuộc xâm lăng lãnh thổ mà nguy hiểm hơn, là bắt đầu từ thời điểm này, người Do Thái phải đối đầu với một cuộc đồng hóa của văn minh Hy Lạp và Đông Phương.

Từ năm 323 – 175 TCN

323-175 TCN xứ Palestine bị thống trị bởi các vua Hy Lạp.

Sau cái chết của Alexandre đại đế, đế quốc Hy Lạp của ông chia làm bốn vương quốc:

+ Makedonia: thuộc quyền Cassandro

+ Thracia: thuộc quyền Lysimaco

+ Xyria: thuộc quyền Seleucus

+ Ai Cập: thuộc quyền Plôtemeô

Các thượng tế Do Thái bị chèn ép bởi hai gọng kìm: Seleucus (miền Bắc) và Plotemeo (miền Nam) thường xuyên thống trị Giuđa. Tuy nhiên, đây là những năm Do Thái được bình an về mặt tôn giáo và nhất là có mối giao hảo về các mặt chính trị cũng như thương mại với nhà Plôtemêô. Cộng đoàn Do Thái kiều tại Ai Cập tuy nhỏ bé nhưng quan trọng vì đã thực hiện được tại Alexandria vào khoảng năm 270 TCN bản dịch Kinh Thánh Cựu Ước từ tiếng Hipri ra tiếng Hy Lạp, được thực hiện bởi 70 học giả, nên còn được gọi là bản LXX.

Trong khoảng những năm 223 -200TCN, vua Seleucus Antioco III có áp lực lớn trên nhà Plôtemêô và kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ Do Thái. Tuy nhiên, vị vua này ít tỏ ra hà khắc với dân Do Thái và còn hứa trợ cấp cho đền thờ Jerusalem. Seleucus IV (187 – 175) con của Antioco III bị mất dần ảnh hưởng với sự lớn dần của đế quốc Roma.

Từ năm 175 – 63 TCN

Antiôcô Epiphane (175-164 TCN), tham vọng phổ biến văn hóa, tôn giáo Hy lạp trong toàn lãnh thổ. Phong trào Hy hóa này gặp sự chống trả mạnh liệt của người Do Thái, điều đó đã dẫn đến cái chết của ông Êlêazarô ngoài 90 tuổi và một bà mẹ với bảy người con chịu tử đạo. (2Mcb 6,18 – 7,42).

167TCN Mattathia và 5 người con của ông khởi xướng và chỉ huy một cuộc chiến tranh lâu dài (166-142TCN) để giành lại độc lập cho quê hương từ tay người Hy Lạp. Lợi dụng sự phân hóa chính trị của nhà Seleucus cũng như sự ảnh hưởng của Roma, 3 anh em nhà Mattathia: Giuda (còn gọi là Maccabe), Gionathan, và Simon đã giành được chiến thắng vào năm 164TCN. Biến cố này được đánh dấu bằng hai sự kiện quan trọng là: Thanh tẩy và cung hiến đền thờ. (1Mcb 4, 36-61; 2Mcb 10, 1-8).

Sau khi Giuđa tử trận, Gionathan được phong làm thượng tế năm 152 và cai trị chon đến năm 143 (1Mcb 9,23 – 12,52). Vào năm 142, Simon được bầu làm thượng tế và đưa dân Do Thái ra khỏi ách thống trị của người Makêđônia sau năm 170.

Sau khi Simon bị giết, Gioan Hyrcanô (con của Simon, 135-104TCN) nhậm chức thượng tế (1Mcb 16, 11-24) và bắt đầu một triều đại mới gọi là Hasmônêô.

Những vua kế nghiệp Hyrcano I là Aristobulô I (104-103TCN), Alexandro Jannêô (103-76), rồi Hoàng hậu Alexandra (76-67) nhưng vì không thể giữ chức thượng tế của chồng nên gán cho con cả là Hyrcano II, nhưng người con thứ là Aristobulo II âm mưu chiếm ngôi gây ra một thời kỳ tranh chấp gây go giữa hai anh em mà kết quả là nguyên cớ dẫn đến sự can thiệp của người Roma. Tướng Pômpêô tấn công Aristobulo II rồi chiếm thành Jerusalem năm 63TCN và xáp nhập xứ Palestine vào tỉnh Syria.

Từ năm 63TCN – 4SCN: sự thống trị của Roma, Herode đại vương

Thực quyền ở Palestine lúc ấy không nằm trong tay Hyrcano II mà nằm trong tay Antipatro, người Idumea (mạn nam Giudea) và là cận thần Hyrcano II. Để trả ơn vì đã giúp tướng Pompeo và giúp cả vua Caesar trong cuộc chinh phạt Ai Cập năm 47, Caesar đã phong vương cho Hyrcano II và đặt Antipatro làm tổng trấn toàn quyền xứ Giudea.

Lợi dụng chức quyền, Antipatro cử hai người con vào những chức quan trong: Phasaêlê làm thị trưởng thành Jerusalem và Hêrôđê, con thứ, làm tổng trấn xứ Galilea, Celescyria (Bắc Liban) và cả Samaria.

Con của Aristobulo II là Antigônô nổi dậy chống lại Hyrcano II và gia đình Antipatro. Antigônô đã cắt tai Hyrcano II rồi bắt đi lưu đày, tống giam Phsaêlê để rồi sau đó phải tự vận. Hêrôđê chạy sang Rôma và được hoàng đế Antôniô phong vương.

Sau khi lén lút trở lại Palestine, Hêrôđê ly dị vợ mình là Đôriđê (người Iđumê) để cưới Ariamine (cháu Hyrcano II). Cuộc hôn nhân với hoàng tộc Hasmônêô này đã làm cho việc lên ngôi của Hêrôđê trở thành danh chánh ngôn thuận.

Để củng cố ngai vàng, Hêrôđê luôn tìm chỗ dựa vững chắc nơi hoàng đế Rôma là Antonio rồi tới Octaviano. Đồng thời để củng cố lòng dân ông không tiết tiền cho việc tái thiết đền thờ Jerusalem trong nhiều năm từ năm 20/19TCN-63SCN (Mc 13, 1-2), ông còn cho xây dựng hoàng cung, xây dựng đồn Antonio cũng như các thành phố lớn khác: Caesaria miền Duyên Hải, Tyro và Sidon, Damas ngoài biên giới. Nhưng Hêrôđê cũng không kém phần xảo trá và giả hình qua câu chuyện giết hại các hài nhi (Mt 2, 1-12).

b. Tình hình chính trị vào Thế kỷ I: có thể chia làm ba giai đoạn:

A/ Trong những năm đầu của thế kỷ

Sau khi Hêrôđê đại vương băng hà, Archelao được sinh ra do Matheke, và là anh em ruột với Hêrôđê Antipa, kế vị cha mình (4TCN-6SCN). Nhưng do chính sách cai trị tàn bạo nên đã bị hoàng đế Rôma cách chức và cho đi lưu đày ở Vienne (nước Áo ngày nay). Từ năm 6-41, xứ Idumea, Giuđea và Samaria trở thành một tỉnh của đế quốc Rôma do một tổng trấn cai trị.

Về phần xứ Galilêa và Pêrêa từ năm 4TCN – 30SCN do Hêrôđê Antipa cai trị. Chính ông đã cho giết Gioan Tẩy Giả vì đã ngăn cản ông cưới Hêrôđia, vợ của anh mình (Philipphê) (Mt 14, 1-12) và đã đối xử tàn nhẫn với CGS trong cuộc thương khó (Lc 23, 8-12).

Philipphê (4TCN-34SCN) con của Hêrôđê đại vương và Clêôpatra, cai trị những xứ bên Đông miền thượng lưu sông Giođan và Hồ Gênêzaret mà phần đông dân cư là ngoại giáo.

Về phần các hoàng đế Rôma, thừa kế ngai vàng của Caesar, Octavianô sau khi được hậu thuẫn bởi nghị viện, xưng danh là Augustô vào năm 27TCN, từng bước thâu tóm toàn bộ quyền lực toàn vương quốc mà trước đó thuộc quyền toàn bộ nghị viện Rôma. Chính vì thế ông được gọi là hoàng đế đầu tiên của đế quốc Rôma.

B/ Thế hệ thứ hai từ Hêrôđê đại vương

Thừa kế ngai vàng từ các chú: Archêlao và Philipphê, Hêrôđê Agrippa I được hoàng đế Claudio (44-54) chỉ định làm vua toàn cõi Palestine (41-44). Ông cố gắng tỏ ra đạo đức để lấy lòng các vị lãnh đạo Do Thái và đã ra lệnh giết Giacôbê anh em với Gioan con của Giêbêđê. (Cv 12,1-2).

Sau khi Hêrôđê Agrippa I qua đời (Cv 12, 20-23), Palestine lại được đặt dưới quyền bởi tổng trấn Roma. Cuộc sống trụy lạc và bất lương cộng với sự cai trị vụn về của những vị tổng trấn này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ và chống lại của người Do thái như nhóm “Dao Găm” (khủng bố bằng dao găm), hoặc phong trào cuồng nhiệt Zelot (những kẻ cuồng tín của lề luật).

Hai năm sau cuộc đại hỏa hoạn thành Rôma (tháng 7 năm 64) hoàng đế Nêron (54-68) bách hại dữ dội Kitô hữu tại Rôma, và theo một truyền thống đáng tin cậy, hai vị tông đồ Phaolô và Phêrô đã chịu tử đạo trong thời kỳ này.

C/ Thời kỳ vương triều Flaviano (69-96)

Sau khi Neron tự sát năm 68, Vespasiano được tôn làm hoàng đế năm 69. Titô con trai của Vespasiano lên kế vị cha mình sau đó. Và cũng chính vào thời kỳ này, Jerusalem bị chiếm đóng, đền thờ bị phá hủy năm 70. Đômitianô, người con trẻ nhất của Vespasiano lên cai trị (81-96) với chính sách bách hại tàn khóc người Kitô hữu vì coi niềm tin Kitô giáo là trọng tội theo chủ thuyết vô thần.

Trong thời kỳ cai trị nhà Flavianô, các cộng đoàn Kitô hữu mới xuất hiện tại Antiokia, Ephêsô và Rôma. Các cộng đoàn này càng ngày càng trở nên quan trọng và dần dần thế chỗ cho cộng đoàn Jerusalem. Các Kitô hữu gốc dân ngoại này ngày càng phát triển và chiếm đa số với các Kitô hữu gốc Do Thái. Họ xây dựng một nền thần học riêng cho mình khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đức Chúa. Đây là điều có thể bị coi là phủ nhận tôn giáo độc thần của Do Thái giáo.

Sự tách biệt dần dần và biệt lập hẳn khỏi hội đường Do Thái của các cộng đồng Kitô hữu ghi nhận trong thời kỳ này:

+ Xa tránh lối sống giả hình (Mt 6,2; 23,6)

+ Đề phòng trước những bách hại (Mt 10,17; 23,34) hoặc những loại trừ (Ga 9,22; 12,42; 16,2)

+ Phân biệt rõ môn đệ CGS và môn đệ Môsê (Ga 9,28)

2. Môi trường xã hội

Các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi cũng như các tác giả Tân Ước hầu hết là người Do Thái, nên ảnh hưởng của Do Thái giáo trên Tân ước là điều hết sức hiển nhiên. Bên cạnh đó, khởi đi từ sự bành trướng của Alexandre đại đế, người Do Thái sống dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy lạp nên hầu hết người Do Thái đều biết nói tiếng Hy lạp. Từ một thế kỷ trước CGS giáng sinh, người Do Thái lại sống dưới sự đô hộ của đế quốc Rôma.

Do sống trong môi trường tràn ngập văn hóa Hy lạp, các bản văn Thánh Kinh bằng tiếng Do Thái và Aram đều được dịch sang tiếng Hy lạp, thậm chí sách 2Mcb và sách Khôn Ngoan được biên soạn trực tiếp bằng tiếng Hy lạp.

Bằng nhiều khía cạnh khác nhau và ở những cấp độ khác nhau, cũng như qua những đường khác nhau như: thương mại, giáo dục, du lịch… người Do Thái chịu ảnh hưởng bởi một thế giới hoàn toàn khác biệt so với những điều mà phần lớn các sách Cựu Ước mô tả.

Nhờ hệ thống đường giao thông được người Rôma xây dựng sau cuộc chiến tranh chấm dứt, việc buôn bán của người Do Thái cũng như việc truyền giáo phát triển dựa theo các trục lộ giao thông này. Do mật độ dân số dày đặc trong các thành phố, nên các nhà truyền giáo cũng năng thuyết giảng tại đây vì nhắm đến một con số đông các thính giả. Do vậy các cộng đoàn Kitô hữu mà Tân ước đề cập đến cũng có mặt rất sớm trong các thành phố.

Sau 300 năm nỗ lực Hy hóa trên toàn đế quốc, cuộc sống pha tạp giữa các sắc dân khác nhau trong thành phố được coi là điểm thành công trong nỗ lực nầy. về phầ đế quốc Rôma, việc phân phát đất đai chiếm được từ tay người Hy lạp cho binh lính như phần thưởng sau cuộc chiến để làm cho thế lực người Rôma không ngừng lớn mạnh trên toàn lãnh thổ. Hơn thế, trong một vài thành phố dẫu là người Do Thái nhưng vẫn có thể có quốc tịch Rôma.

Việc pha trộn các sắc dân cũng như sự năng động của họ trong các thành phố, dẫn đến việc hình thành các đoàn hội có cùng một chủ đích, ví dụ như: các hiệp hội thể dục thể thao, các nghiệp đoàn, các tổ chức thương mại, các hội đoàn tôn giáo cho những tín đồ khác có những nghi lễ công cộng, các câu lạc bộ cho người già cũng như trẻ…

Phong trào bài Do Thái xảy ra khắp nơi trong đế quốc. Tuy nhiên, họ được luật pháp của Caesar bảo vệ, và cũng theo thể chế đó, các Kitô hữu được tự do sống niềm tin của mình. Nhưng khi các cộng đoàn Kitô hữu dân ngoại (gốc Do Thái) ngày càng lớn mạnh, họ bị tẩy chay và xua trừ ra khỏi các hội đường Do Thái (Cv 28,22). Trong bối cảnh bi đát ấy, chính thánh Phêrô trong thư thứ nhất đã an ủi và dạy dỗ các tín hữu như là “khách lạ và người lữ hành” (1Pr 2,11); hoặc là người “bị vu khống là gian ác” (1Pr 2,12) hay “kẻ bị sỉ nhục” (1Pr 3,9); lá thư như một lời đảm bảo rằng họ là “giống nòi được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa” (1Pr 2, 9-10).

Thành phần cấu tạo nên các cộng đoàn Kitô hữu thời sơ khai đa dạng: kẻ giàu, người nghèo, có cả những người nô lệ, giai cấp quý tộc và trung lưu. Chính vì thế đã xảy ra sự phân biệt đối xử khi tập họp nhau để bẻ bánh: người giàu thì tập trung lại với nhau ăn uống dư thừa, đang khi kẻ nghèo khó hay nô lệ thì chẳng có gì để ăn. Thánh Phaolo đã lên án lối sống giả hình này. (1Cr 11, 17-22).

IV. THẾ GIỚI TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC THỜI TÂN ƯỚC

 1. Thế giới tôn giáo Do Thái

Với sắc chỉ của vua Kyro, Đế quốc Ba Tư, dân Do thái được hồi hương trở về Giêrusalem, sau một hành trình lưu đày thật dài tại Babylon. Đền thờ được tái thiết, các lễ nghi dần dần được phục hồi, các sưu tập về những lời kinh, lời cầu nguyện, các suy niệm được ghi chép lại hoặc soạn mới. việc giáo dục trong các hội đường cũng được chấn chỉnh lại. Tất cả những nỗ lực đó đã tạo nên một sắc màu tôn giáo trong cuộc sống người Do thái. Việc tìm thấy và cho công bố lại các sách luật thời tư tế Et-ra (Nkm 8,1 – 9,37) khoảng năm 400 TCN đã làm cho luật Mô sê trở thành “kim chỉ nam” cho đời sống người Do thái, mang đạm tính tôn giáo với một niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất.

Việc giải thích để áp dụng luật Mô sê vào cuộc sống hằng ngày lúc ấy trở nên hết sức cần thiết. Điều ấy làm nẩy sinh những khuynh hướng khác nhau trong việc giải thích luật như: nhóm Phariseu, nhóm Biệt Phái, nhóm Sađucêô, nhóm Esseni, nhóm Herodiano,…

2. Thế giới triết học

Học thuyết Platon (427 – 347 TCN)

Học thuyết Platon quan niệm rằng trong thế giới này, tất cả những gì con người nhìn thấy chỉ là cái bóng được phóng chiếu ra từ một thế giới thật khác, nơi có sự hiện hữu của cái đẹp và sự thật hoàn hảo. Để hoàn tất vận mệnh của mình, mỗi người phải thoát ra khỏi thế giới vật chất này để tiến về nơi ở đích thực của mình là “một thế giới khác”.

Thánh Gioan có thể chịu ảnh hưởng tư tưởng này khi trình bày thế giới trần thế này đối nghịch với thế giới trờ cao. Gioan còn chứng minh về một ĐGS đến từ trời cao nhằm mạc khải những thực tại đích thực (Ga 3,31; 1,9; 4,23).

Hệ phái Xinic – khuyển nho thuyết

Đây là một đồ đệ khác của Socrates, ông chủ trương một cuộc sống đạm bạc và quay về với thế giới tự nhiên khi từ chối những thỏa ước giả tạo. Đối tượng truyền bá của hệ phái này không phải là giới sinh viên hay học giả, mà là giới bình dân, nhà quê chất phác. Để thu phục người nghe, họ không chủ trương dùng tấn công bạo lực, nhưng là những bài thuyết pháp sư phạm dưới hình thức những cuộc đối thoại mang tính hùng biện. Thuật hung biện này được thấy xuất hiện ít nhiều trong cách lập luận của thánh Phaolo (Rm 3, 1-9; 27-31).

Hệ phái Epicure (342 – 270 TCN) – hệ phái khoái lạc

Theo cái nhìn hiện nay, hệ phái Epicure ám chỉ những người đề cao quan hệ xác thịt, đặc biệt là những khoái cảm đến từ việc ăn uống. Nhưng từ khởi thủy, hệ phái này là những người đạo hạnh, đáng kính trọng. Đang khi nỗ lực giải thiên tất cả những huyền thoại và những gì là trừu tượng, họ chủ trương dựa trên cảm xúc để đánh giá sự thật: tình cảm và cảm thụ tri giác thì đáng tin cậy. Triết thuyết này nhằm giải phòn con người khỏi sự sợ hãi và mê tín. Thế nên, đối với họ, tôn giáo là vô ích. Họ cổ vũ những cuộc họp bí mật trong tình bằng hữu với phương châm: “mỗi người đều quan tâm đến mọi người.”

Không lại gì khi họ chế giễu Phaolo vì nghe ông giảng ở Athena về sự hiện diện của Thiên Chúa và sự phục sinh của những kẻ chết (Cv 17, 18-32). Chính thánh Phaolo khi nói về sự phục sinh của Chúa Kitô chịu đóng đinh đã khẳng định rằng đó là sự điên rồ đối với người Hy lạp. (1Cr 1,23)

Hệ phái Stoicisme – chủ nghĩa khắc kỷ

Đây là học thuyết do Zenon (333-264 TCN) khởi xướng. Ông chủ trương nhân đức là sự thiện duy nhất và coi vũ trụ này là một tổ chức duy nhất được linh hoạt bởi hồn của thế giới. Logos hoặc lý trí thần linh là nguyên lý hướng dẫn mọi sự.

Hệ phái này phủ nhận sự hiện hữu của thế giới các ý tưởng như chủ trương của Platon và cho rằng cảm tính cũng như đam mê chỉ là những trạng thái bệnh lý mà mọi người cần thoát ra khỏi. Chính hệ thống các ý tưởng giúp củng cố các giá trị luân lý và tính tự chủ.

Xem thêm: Viable Là Gì – Viable Trong Tiếng Tiếng Việt

Thánh Phaolo có thể đã bị ảnh hưởng của tư tưởng phái khắc kỷ trong bài diễn văn tường thuật lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *