Mua thôn tính (tiếng Anh: Takeover Bid) là chiến dịch mưu toan của một doanh nghiệp nhằm sáp nhập hay thôn tính một doanh nghiệp khác bằng cách mua đa số cổ phiếu của nó.
Đang xem: Mua thôn tính ( takeover bid là gì, mua thôn tính (takeover bid) là gì
Bạn đang xem: Takeover bid là gì
Mua thôn tính (Takeover Bid)
Định nghĩa
Mua thôn tính trong tiếng Anh là Takeover bid.
Mua thôn tính là chiến dịch mưu toan của một doanh nghiệp nhằm sáp nhập hay thôn tính một doanh nghiệp khác bằng cách mua đa số cổ phiếu của nó (công ty bị mua thường là một công ty cổ phần công cộng).
Mua thôn tính cũng có thể hiểu là hành độngcủacông ty,trong đó một công ty mua lại đưa ra lời đề nghị mua cổ phiếu từ cổ đông của công ty mục tiêu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp đó.
Một số thuật ngữ mô tả sách lược của các doanh nghiệp mua thôn tính và doanh nghiệp chống lại
Đột kích (Black knight)
– Một doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch nhằm thu mua cổ phiếu để đạt mức cổ phiếu không chế với mục đích sáp nhập doanh nghiệp bị mua.
– Doanh nghiệp mua lại được coi như những hiệp sĩ đen.Hiệp sĩ đen (Black Knight)là thuật ngữ dùng để chỉ công ty đưa ra lời đề nghị tiếp quản không mong muốn cho công ty mục tiêu.
Giăng bẫy (Golden parachute)
– Doanh nghiệp bị đột kích dựa trên điều kiện ưu đãi vào hợp đồng lao động với giám đốc, trưởng phòng và các cán bộ quản lí khác làm cho việc sa thải họ trở nên tốn kém trong trường hợp nó bị sáp nhập.
Đàm phán hòa bình (Green mail)
– Khi người mua thôn tính đã mua được lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu, công ty này có thể đưa ra một giải pháp hòa bình là đàm phán để mua lại số cổ phiếu mà người mua thôn tính đã mua với giá cao hơn.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Traffic Jam Là Gì, Congestion Pricing
Mua thôn tính bằng vốn vay (Leveraged buyout)
– Người mua thôn tính chủ yếu sử dụng vốn vay, chứ không dùng vốn cổ phần để mua được số lượng cổ phiếu không chế.
Hình thức vay tiền của anh ta là phát hành trái phiếu có lãi suất cao (thường gọi là junk bond – trái phiếu mạo hiểm, xếp hạng từ BB trở xuống). Nếu việc mua thôn tính thành công, doanh nghiệp mới sẽ có tỉ lệ vốn vay cao.
Phòng thủ kiểu Pac Man (Pac Man defense)
Tình thế mà doanh nghiệp bị mua thôn tính quay lại mua thôn tính doanh nghiệp muốn thôn tính – thôn tính ngược.
Chiến thuật thuốc độc (Poision pill)
– Chiến thuật được sử dụng trong một cuộc mua thôn tính, trong đó chính doanh nghiệp nạn nhân đi thôn tính nay hợp nhất với doanh nghiệp nào đó nhằm làm cho nó trở nên không hấp dẫn về mặt cơ cấu hoặc tài chính đối với doanh muốn mua thôn tính.
Con nhím (Porcupine)
– Kí kết các hợp động phức tạp giữa doanh nghiệp nạn nhân và nhà cung cấp, khách hàng hoặc chủ nợ, làm cho người mua thôn tính gặp khó khăn trong việc hòa nhập doanh nghiệp bị thôn tính với doanh nghiệp của anh ta.
Đẩy lùi (Shark repellants)
– Tất cả những biện pháp được đưa ra nhằm ngăn cản người mua thôn tính, ví dụ thay đổi các điều khoản trong điều lệ của công ty nhằm làm tăng tỉ lệ phiếu cần thiết để phê chuẩn sự sáp nhập, chẳng hạn lên trên mức thông thường là 50%.
Xem thêm: Thiết Kế Wobbler Là Gì ? Các Loại Wobbler Được Sử Dụng Phổ Biến
Tiếp viện (White knight)
-Hiệp sĩ trắng (White Knight)là người cứu một công ty đang có nguy cơ bị mua lại quyền kiểm soát bởi một công ty khác.
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân,Takeover Bid, Investopedia)