Tải trọng an toàn là gì? Quy định về tải trọng xe như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi xoay quanh tải trọng xe, cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Tải trọng là cụm từ quen thuộc gắn liền với các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, khi nhắc đến tải trọng an toàn là gì thì khá nhiều người mơ hồ bởi không biết định nghĩa chính xác khái niệm này như thế nào? Sự mơ hồ này khiến nhiều người nhầm lẫn dẫn đến chở hàng hóa vượt quá tải trọng quy định gây ra mất an toàn. Để tránh nhầm lẫn về khái niệm và các quy định về tải trọng an toàn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Đang xem: Tìm hiểu tải trọng là gì, phân biệt tải trọng và trọng tải ra sao

Tải trọng an toàn là gì?

*

Tải trọng an toàn là gì?

Tải trọng là khái niệm để chỉ lượng hàng hóa thực tế mà xe đang chở. Khái niệm này thường bị mọi người nhầm lẫn với trọng tải xe. Tuy nhiên, trọng tải xe là tổng khối lượng tối đa cho phép xe có thể chở theo đúng thiết kế ban đầu đã được đăng ký. Trọng tải xe được đề cập rõ trong giấy đăng kiểm xe còn tải trọng thì không. Với so sánh này, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa tải trọng và trọng tải xe. Vậy còn tải trọng an toàn là gì?

Như chia sẻ, tải trọng được dùng để chỉ lượng hàng hóa thực tế có trên xe. Vậy nên tải trọng an toàn là khái niệm để chỉ lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể chở. Ví dụ, xe có tải trọng 5 tấn thì đồng nghĩa với lượng hàng hóa xe có thể chở phải đảm bảo ngưỡng

Quy định về tải trọng xe nên biết

*

Quy định về tải trọng xe

Quy định cách tính tải trọng xe

Để tránh tránh vi phạm, chủ phương tiện vận chuyển hay đơn vị thuê vận chuyển phải nắm vững được cách tính tải trọng xe. Theo quy định, cách tính tải trọng được áp dụng theo công thức sau:

Tải trọng xe = Tổng trọng tải – Cân nặng của xe – Cân nặng của tài xế đang ngồi trên xe

Tải trọng xe phải đảm bảo theo đúng theo các thông số đã đăng ký. Trong trường hợp, tải trọng vượt quá mức an toàn sẽ tính là xe quá tải trọng.

Quy định xe quá tải trọng

*

Quy định xe quá tải trọng

Người điều khiển phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa phải đảm bảo đúng quy định về tải trọng an toàn. Trong trường hợp, tổng trọng lượng hàng hóa trên xe vượt quá mức quy định đã đăng ký của xe sẽ được tính là xe quá tải trọng. Ngoài ra, xe quá tải trọng còn được dùng trong trường hợp tổng trọng lượng xe vượt quá mức cho phép của tuyến đường. Ví dụ, tuyến đường nhỏ chịu được tải trọng tối đa là 5 tấn nhưng xe container 6 tấn đi qua sẽ được tính là xe quá tải trọng.

Xem thêm:

Quy định mức tải trọng an toàn đối với các dòng xe

*

Mỗi dòng xe sẽ có quy định về mức tải trọng an toàn khác nhau

Đối với mỗi dòng xe, quy định về mức tải trọng an toàn sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau: 

Đối với dòng xe tải thân liền sẽ có quy định tải trọng theo thiết kế trục. Trong đó:

Dòng xe thiết kế 2 trục: Tổng tải trọng phải đảm bảo dưới 16 tấnDòng xe thiết kế 3 trục: Tổng tải trọng phải đảm bảo dưới 24 tấnDòng xe thiết kế 4 trục: Tổng tải trọng phải đảm bảo dưới 30 tấn

Đối với dòng xe đầu kéo, xe container, xe rơ mooc, quy định về tải trọng được tính như sau: 

Dòng xe thiết kế 3 trục: Tổng tải trọng phải đảm bảo dưới 26 tấnDòng xe thiết kế 4 trục: Tổng tải trọng phải đảm bảo dưới 34 tấnDòng xe thiết kế 5 trục: Tổng tải trọng phải đảm bảo dưới 40 tấn

Quy định nâng tải trọng xe

Với mong muốn có thể trở thêm nhiều hàng hóa hơn, nhiều chủ xe muốn cải tạo để nâng tải trọng xe. Tuy nhiên, hạng mục công việc này, chủ xe không được tự ý thực hiện mà phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Bởi nâng tải trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số kỹ thuật của xe đã được đăng ký.

Quy định phạt xe vượt quá tải trọng an toàn

Việc vượt quá tải trọng quy định sẽ gây ra mất an toàn trong quá trình tham gia giao thông. Do đó, khi chủ xe vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tùy vào tỷ lệ quá tải, mức xử phạt sẽ khác nhau cụ thể như sau:

Mức xử phạt đối với người điều khiển xeTỷ lệ quá tải 10% – 30% so với quy định sẽ bị phạt từ 800.000đ – 1.000.000đTỷ lệ quá tải trên 30% – 50% so với quy định sẽ bị phạt từ 3.000.000đ – 5.000.000đTỷ lệ quá tải 50% – 100% so với quy định sẽ bị phạt từ 5.000.000đ – 7.000.000đTỷ lệ quá tải 100% – 150% so với quy định sẽ bị phạt từ 7.000.000đ – 8.000.000đ.Tỷ lệ quá tải trên 150% so với quy định sẽ bị phạt từ 8.000.000đ – 12.000.000đ.Mức xử phạt đối với chủ xe (mức phạt bổ sung)Tỷ lệ quá tải 10% – 30% so với quy định sẽ bị phạt từ 2.000.000đ – 4.000.000đTỷ lệ quá tải trên 30% – 50% so với quy định sẽ bị phạt từ 6.000.000đ – 8.000.000đTỷ lệ quá tải 50% – 100% so với quy định sẽ bị phạt từ 14.000.000đ – 16.000.000đTỷ lệ quá tải 100% – 150% so với quy định sẽ bị phạt từ 16.000.000đ – 18.000.000đ.Tỷ lệ quá tải trên 150% so với quy định sẽ bị phạt từ 18.000.000đ – 20.000.000đ.

Xem thêm: Winlogon.Exe Là Gì ? Tại Sao Tiến Trình Này Lại Windows Logon Application Là Gì

Xe Tải Vĩnh Phát vừa chia sẻ giải đáp khái niệm tải trọng an toàn là gì và những vấn đề xoay quanh tải trọng. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu đúng về tải trọng và chấp hành đúng các quy định về tải trọng để tránh bị xử phạt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *