Chính sách tài khóa được ví như “bàn tay vô hình” của Chính phủ nhằm can thiệp đến tình hình kinh tế của một Quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đặc biệt là trong những thời điểm lạm phát quá cao hay có tốc độ tăng trưởng GDP không đạt kỳ vọng thì chính sách tài khóa được xem như là công cụ ngắn hạn để cải thiện tình hình.
Đang xem: Chính sách tài khóa là gì, khái niệm tài khóa Được hiểu như thế nào
Vậy chính sách tài khóa là gì ? Hãy cùng Top Kinh Doanh chuyên trang chia sẻ kiến thức kinh doanh và tài chính tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu của chính sách tài khóa?Chính sách tài khóa sử dụng công cụ nào?Các chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là gì? Mục tiêu của chính sách tài khóa?
Chính sách tài khóa là từ được ghép bởi 2 thuật ngữ riêng biệt là Chính sách và tài khóa, Top Kinh Doanh sẽ giải thích rõ từng từ cho bạn dễ hiểu:
Tài khóa là gì?
Tài khóa (Tiếng anh: Fiscal) là chu kỳ trong thời gian 12 tháng, có hiệu lực báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Do đó, bạn có thể hiểu nôm na thuật ngữ này như “năm tài chính” hoặc “năm quyết toán thuế”.
Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa (Tiếng anh: Fiscal Policy) được hiểu là một công cụ để chính phủ tác động đến nền kinh tế quốc gia thông qua thuế và chi tiêu công. Đây là một công cụ tác động đến chính sách kinh tế vĩ mô chính vì vậy chỉ có Chính phủ trung ương mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa này, ở chính quyền địa phương thì không thể sử dụng.
Vai trò của chính sách tài khóa
Nhà kinh tế học Keynes phát triển các lý thuyết về chính sách tài khóa để nhằm đối phó với những suy thoái của nền kinh tế. Do đó, mục đích của chính sách tài khóa là để tạo ra tăng trưởng kinh tế lành mạnh.
Trong thực tế chính sách tài khóa được chính phủ sử dụng như sau:
Kinh tế có dấu hiệu bất ổn: chính sách tài khóa được sử dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi suy thoái hoặc phát triển quá mức.Khắc phục những thất bại của thị trường: thông qua việc phân bổ lại các nguồn lực kinh tế nhờ vào chính sách chi tiêu công và thu thuế.Phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân: điều chỉnh phân phối tài sản, cơ hội, thu nhập hay rủi ro từ thị trường.
Vai trò chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa không đúng rất dễ dẫn đến nợ công
Chính sách tài khóa sử dụng công cụ nào?
Top Kinh Doanh đã chia sẻ ở trên, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thông qua thuế và chi tiêu, đây chính là hai công cụ của chính sách này.
Công cụ thuế
Thuế (Tax): Khoản khí mà một cá nhân hay pháp nhân phải trả cho chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công.Thuế trực thu (Direct Taxes): Thuế đánh trực tiếp lên tài sản / thu nhập của người dân. Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân,…Thuế gián thu: Thuế đánh gián tiếp lên giá trị hàng hóa/dịch vụ trong sản xuất, tiêu dùng. Ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,…
Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ (Government Spending): Các khoản chi tiêu, đầu tư của chính phủ để phục vụ cho đời sống người dân và kinh tế quốc gia. Chi tiêu chính phủ có thể bao gồm chi tiêu thường xuyên (các khoản chi cho an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục,..) và chi đầu tư (các khoản chi cho cơ sở hạ tầng,…).
Xem thêm: Lượt Thruplay Là Gì Trong Quảng Cáo Video Facebook, Hướng Dẫn Tạo Quảng Cáo Lượt Xem Video Thruplay
Các chính sách tài khóa
Có 2 loại chính sách tài khóa đó là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. Bạn có thể hiểu đơn giản bằng hai trường hợp sau:
Các chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng khi nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, chính phủ có thể tăng mức chi tiêu, giảm thuế suất để thúc đẩy kinh tế (Chi tiêu > Thuế). Tuy nhiên, một lưu ý rằng chính sách tài khóa mở rộng nếu không được chính phủ kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến hình thành lạm phát.
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt thì ngược lại, khi nền kinh tế quốc gia có dấu hiệu lạm phát, chính phủ có thể giảm chi tiêu, tăng thuế suất để cân bằng lại nền kinh tế.
Lạm phát (tiếng anh Inflationary) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của dịch vụ hay hàng hóa theo một khoảng thời gian nhất định. Từ đó kéo theo sự mất giá của một loại tiền tệ. Giá tăng, đồng nghĩa cùng với một lượng tiền thì bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây. Để rõ hơn bạn có thể xem bài viết: Lạm phát là gì ?
So sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Chỉ tiêu so sánh | Chính sách tiền tệ | Chính sách tài khóa |
Giống nhau | Đều là chính sách/công cụ được thực hiện để ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển | |
Khác nhau | ||
Khái niệm | Là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. | Là công cụ nhằm sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế) để tác động đến nền kinh tế. |
Người tạo chính sách | Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. | Là công cụ chỉ có chính phủ mới có quyền và chức năng thực hiện |
Mục tiêu | Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. | Hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. |
Công cụ thực hiện chính sách | Lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở… | Thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ |
Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2020
Đánh giá chính sách tài khóa Việt Nam năm 2020 từ IMF
Như chúng ta đã biết năm 2020 vừa qua, Việt Nam cũng như toàn thế giới phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Đại dịch không chỉ làm tổn thất về mặt sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Do đó, việc thực hiện hợp lý kết hợp giữa các chính sách từ chính phủ là điều hết sức quan trọng, trong đó có chính sách tài khóa. Theo số liệu thống kê, ngân sách nhà nước giảm mạnh so với dự toán nhưng nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, nhà nước vẫn có khả năng hỗ trợ nền kinh tế.
Xem thêm: Dấ U Não Là Gì – 7 Dấu Hiệu Cảnh Báo Khối U Não
Kết lại chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là một công cụ để chính phủ tác động đến nền kinh tế quốc gia thông qua thuế và chi tiêu công theo hướng tích cực. Nếu sử dụng chính sách tài khóa đúng thời gian, đúng mục đích sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Nếu sử dụng sai dễ dẫn đến tình trạng nợ công và lạm phát bùng mạnh.