Khoá Học Mô Hình Nến || Bài 3: Mô Hình Nến Bullish Engulfing 5 Phương Pháp Giao Dịch Theo Swing Trading Chiến Thuật Price Action || Bài 8: Mô Hình Búa Trong 4 Nến Ichimoku Là Gì? || Phần 2 – Các Thành Phần Ichimoku Khóa Học Price Action || Bài 1: Giới Thiệu Về Price Action Kinh Nghiệm Xương Máu || Phần 6: Giao Dịch 4 Lệnh 1 Tháng? Khả Thi? Chiến Thuật Price Action || Bài 13: Giao Dịch Với Inside Bar Chiến Thuật Price Action || Bài 9: Hành Động Giá Của PinBar Và Doji
Swing Trading là gì
Swing Trading là một trường phái giao dịch thu lại lợi nhuận từ việc tập trung vào những đoạn thay đổi xu hướng trong Hành Động Giá ở những khung thời gian ngắn. Swing Trader sẽ cố gắng bắt đỉnh đảo chiều đỉnh và đáy trong thị trường. Khoảng thời gian giữ lệnh khoảng từ 1 – 6 ngày, có thể lên đến vài tuần nếu giao dịch Swing đó có tìm năng lợi nhuận.
Các nhà giao dịch theo Swing Trading thường tìm cơ hội giao dịch bằng cách sử dụng các Indicator khác nhau để xác định các mô hình, xác định xu hướng và những thay đổi xu hướng trong ngắn hạn.
Đang xem: Swing trading là gì, có nên giao dịch theo swing trade swing trading là gì
Ví Dụ
Chú thích:
A: Điểm Nhập LệnhB: Stop LossC: Take ProfitD: Phân tích theo Fibonacci
Có rất nhiều phương pháp bạn có thể sử dụng để giao dịch theo Swing trong Forex. Trong ví dụ này, tôi chỉ ra một giao dịch theo kiểu Swing bằng việc sử dụng Fibonacci Retracement. Ba điểm quan trọng nhất bạn cần lưu ý ở biểu đồ là điểm Nhập Lệnh (A), điểm Stop Loss (B) và điểm Chốt Lời (C). Bất kì hệ thống giao dịch Swing nào cũng cần phải có 3 yếu tố chính này.
5 Chiến Thuật Swing Trading
Tôi sẽ tóm tắt 5 chiến thuật Swing Trading ở dưới mà bạn có thể sử dụng để xác định các vị trí giao dịch tiềm năng.
1. Fibonacci Retracement
Mô hình Fibonacci Retracement có thể được sử dụng như là các mức cản hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ Forex. Giá của thị trường sau một xu hướng mạnh sẽ hồi phục về một mức nhất định, thường đến các mức giá tầm 23.6%, 38,2%, 50% và 61.8% trước khi tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính.
Xem thêm: Tài Liệu Chéo Hóa Ma Trận Là Gì, Tài Liệu Chéo Hóa Ma Trận Chọn Lọc
Một nhà đầu tư Swing Trading có thể nhập lệnh Bán trong ngắn hạn nếu giá đang trong một xu hướng giảm và hồi về chạm đến mức giá 61.8 và chốt lời tại mức Fibonacci 23.6%
2. Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và Kháng cự là đại diện cho nền tảng cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật và từ đây bạn có thể xây dựng hàng sa số các chiến thuật giao dịch khác nhau
Mức hỗ trợ là vùng giá cho thấy một khu vực trên biểu đồ có lực mua áp đảo được lực bán. Kết quả là xu hướng giảm sẽ tạm dừng và giá quay trở lại. Một nhà giao dịch theo Swing Trading sẽ xem xét việc đặt lệnh Mua vào khi giá bật lên khỏi đường hỗ trợ và dừng lỗ bên dưới đường hỗ trợ.
Còn đối với Kháng cự thì ngược lại. Kháng cự đại diện cho một mức giá hoặc khu vực ở trên cao hơn giá của thị trường ở hiện tại. Ở đây, áp lực bán có thể sẽ vượt qua hơn rất nhiều so với lực mua, khiến cho giá quay đầu giảm trở lại trước khi tiếp tục tăng. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giao dịch theo Swing Trading có thể vào lệnh Bán khi đến vùng Kháng Cự, đặt lệnh Dừng Lỗ trên mức kháng cự.
3. Kênh Giá
Để có thể hình dung được chiến thuật Swing Trading này, bạn phải có hiểu biết về mô hình kênh giá. Đầu tiên, bạn cần phải xác định giá của thị trường đang có xu hướng mạnh và đang di chuyển trong một Kênh Giá. Nếu bạn đã viết cách vẽ một Mô Hình Kênh Giá trong xu hướng giảm trên thị trường, bạn có thể vào lệnh Sell khi giá đang đi lên mức cản trên của kênh giá. Khi giao dịch theo Kênh Giá, điều quan trọng là phải giao dịch theo xu hướng. Trong ví dụ tôi nói, kênh giá đang trong xu hướng giảm, chúng ta chỉ tìm những vị thế bán
4. SMA 10 và SMA 20
Một kiểu giao dịch Swing Trading khác chính là sửa dụng các đường Trung Bình Đơn Giản (SMA). Chúng ta sẽ sẽ dụng SMA 10 và SMA 20.
Xem thêm: Tra Từ ' Tuẫn Tiết Là Gì ? Tuẫn Tiết Là Gì
Với hệ thống giao dịch với SMA 10 và 20, khi SMA(10) cắt lên trên đường SMA(20), bạn có thể nhập vào lệnh mua. Ngược lại, khi đường SMA(10) cắt xuống đường SMA(20), tính hiệu bán có cơ hội để thực thi.
5. MACD cắt nhau
Hệ thống Swing Trading theo MACD cung cấp cho bạn những cơ hội giao dịch tiềm năng. Đây là một trong những Indicator giúp bạn giao dịch theo Swing Trading phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất trong việc xác định xu hướng và bắt đảo chiều
Đường MACD gồm 2 đường trung bình động – đường MACD và đường tín hiệu – các tín hiệu mua và bán được xảy ra khi 2 đường này cắt nhau. Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu thì xu hướng tăng được chỉ ra và bạn cân nhắc tham gia vào lệnh Mua. Ngược lại, nếu đường MACD cắt xuống đường dưới tín hiệu thì đây là một tín hiệu có khả năng giảm, cơ hội bạn vào lệnh Bán. Một nhà giao dịch Swing Trading sẽ đợi 2 đường cắt nhau thêm một lần nữa, tạo ra tín hiệu ngược lại trước khi họ thoát khỏi lệnh của mình