Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính phổ biến nhưng chưa được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Khi bệnh tiến triển nặng, có thể khiến người bệnh bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư.

Đang xem: Bệnh hen suyễn là gì, làm thế nào biết bạn có bị hen suyễn không

*

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có xu hướng ngày càng gia tăng. Tại Mỹ, năm 1964 tỷ lệ người mắc bệnh là 183/100.000 dân, tuy nhiên đến năm 1983 con số này đã tăng lên 284/100.000 dân. Bệnh cũng tăng mạnh ở các quốc gia khác như Áo, Phần Lan, Pháp… Ước tính hiện nay, thế giới có khoảng gần 400 triệu người mắc bệnh hen, trong đó Việt Nam có hơn 4 triệu bệnh nhân. (1)

Ở nước ta, có 2-6% dân số nói chung và 8-10% trẻ em mắc bệnh hen, trong đó độ tuổi 12-13 có tỷ lệ cao nhất châu Á với gần 30% và đang có chiều hướng gia tăng. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh suyễn ở trẻ em thường chậm trễ vì triệu chứng đôi khi không rõ ràng, khó phát hiện. (6)

Nội dung bài viết

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn (hen phế quản, tiếng Anh là Asthma) là bệnh viêm niêm mạc phế quản mãn tính. Khi bị viêm, phế quản trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp các chất kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, từ đó gây ra triệu chứng ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. (2)

Triệu chứng bệnh hen suyễn thường gặp

Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, người mắc bệnh hen thường có những triệu chứng và biểu hiện đặc trưng như:

Có cơn khò khè tái đi tái lại;Ho nhiều và có xu hướng tăng vào ban đêm hoặc khi gần sáng, sau tập thể dục, hoạt động quá sức;Khó thở khi thời tiết thay đổi và nặng dần theo thời gian, kéo dài 5-10 phút, có khi đến hàng giờ, hàng ngày sau đó giảm dần, bệnh nhân kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm;Ho/khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó với cơ thể;Tiếng thở rít âm sắc cao khi thở ra, đặc biệt ở trẻ em khám ngực bình thường.

*

Các dấu hiệu này xuất hiện hoặc tăng nặng khi về đêm khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, bên cạnh đó một số tác động từ bên ngoài cũng khiến các triệu chứng nặng thêm như:

Gắng sức khi làm việc;Nhiễm virus;Tiếp xúc với lông động vật, bụi, khói thuốc, phấn hoa,…;Thay đổi nhiệt độ và môi trường sống;Thay đổi cảm xúc mạnh (cười, hét to).

Những đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn

Hen là bệnh lý phổ biến thường gặp hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt một số đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh nếu có một trong các yếu tố dưới đây:

Người có cơ địa dị ứng;Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần;Trẻ có bố mẹ mắc suyễn;Người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất;Người thừa cân, béo phì;Người có tiền sử mắc các bệnh về viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng;Người hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá;

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Không giống các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, lao… có thể lây từ người bệnh sang người lành, hen phế quản không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những tiếp xúc thông thường với bệnh nhân sẽ không có nguy cơ bị lây nhiễm. Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định, nhưng các cơn hen có thể là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, gồm yếu tố bản thân và yếu tố môi trường. Các chuyên gia cho rằng có 2 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gồm: (7)

Tiền sử mắc bệnh của các thành viên trong gia đình: nếu bố hoặc mẹ không có tiền sử bệnh thì tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh hen suyễn sẽ rất thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có ba hoặc mẹ bị bệnh và đến 50% nếu cả ba lẫn mẹ đều có bệnh;Cơ địa dị ứng: những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao mắc các bệnh dị ứng khác.Người béo phì.Bị viêm tiểu phế quản – một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ emTiếp xúc với khói thuốc lá khi còn nhỏMẹ hút thuốc lá khi mang thaiĐẻ non (trước 37 tuần) hoặc cân nặng sơ sinh thấp

Một số yếu tố nguy cơ cần lưu ý:

Các dị nguyên đường hô hấp: phấn hoa, bụi, lông vũ, lông động vật, móng, nấm mốc trong môi trường…;Các dị nguyên đường tiêu hóa: thức ăn như trứng, tôm, cua, hoa quả, các phụ gia…;Các yếu tố khởi phát không đặc hiệu: thuốc lá, ô nhiễm môi trường, cảm xúc mạnh;Nhiễm vi khuẩn hay các virus gây bệnh đường hô hấp.Thuốc: Một số loại thuốc người bệnh đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây hen phế quản như thuốc chẹn beta giao cảm, aspirin, ibuprofen và naproxen…Do vận động quá sức: Hen phế quản có thể khởi phát hoặc nặng lên nếu vận động quá sức

Phương pháp chẩn đoán hen

Nếu có các dấu hiệu bị hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Các bước tiến hành chẩn đoán bệnh gồm: (3)

Khai thác bệnh sử và tiền sử gia đình: thời điểm và cách khởi phát của các triệu chứng hô hấp, tiền sử mắc các bệnh dị ứng như: VMDU, chàm cơ địa của người bệnh hoặc gia đình…Khám thực thể: nghe phổi phát hiện tiếng ran rít, ran ngáy khi thở ra hoặc các dấu hiệu của các bệnh lý đi kèm như viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi;Đo chức năng hô hấp để ghi nhận giới hạn luồng khí thở ra dao động;

Một số xét nghiệm khác:

Kiểm tra kích thích phế quản: dùng để đánh giá sự tăng tính phản ứng của đường thở. Các tác nhân kích thích bao gồm methacholine hít, histamine, vận động, tăng thông khí tự ý với CO2 máu bình thường hoặc mannitol hít.

Xem thêm: Trắng, Nâu, Thô, Mật Ong: Loại Đường Thô Là Gì, Đường Mía Thô Dạng Thanh 500G

Thử nghiệm mức độ dị ứng: test lẩy da hoặc định lượng nồng độ immunoglobulin E (lgE) đặc hiệu trong huyết thanh với các dị nguyên hô hấp thông thường để phát hiện tình trạng quá mẫn với các dị nguyên này.Đo nồng độ Oxit Nitric trong khí thở ra (FENO).

Mức độ nặng của hen phế quản

Bệnh được chia làm 4 cấp độ tương ứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bác sĩ cần xác định mức độ hen của bệnh nhân là cơn hen nhẹ, hen hen thường, hen nặng hay hen nguy kịch để được chẩn đoán, xử trí và tiên lượng bệnh kịp thời.

Xem thêm: ” Trục Tung Là Gì – Nghĩa Của Từ Trục Tung

Mức độ nhẹ: Bệnh được kiểm soát tốt với điều trị bậc 1 hoặc bậc 2, nghĩa là chỉ dùng thuốc kiểm soát khi có triệu chứng hoặc điều trị với các thuốc kiểm soát như ICS liều thấp, kháng thụ thể leukotriene (LTRA) hoặc chromone.Mức độ trung bình: Có thể điều trị bậc 3, ví dụ như với ICS/LABA liều thấp.Mức độ nặng: Đòi hỏi điều trị ở bậc 4 hoặc 5 để duy trì sự kiểm soát hoặc hen không kiểm soát được dù điều trị ở mức này.Mức độ nguy kịch: Người bệnh có dấu hiệu rối loạn ý thức. Nghe tiếng rì rào phế nang và tiếng ran rít giảm hoặc không nghe thấy. Xuất hiện cơn ngừng thở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *