Bệnh Parkinson (Parkinson disease – PD) là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương, bệnh tiến triển nặng dần làm rối loạn khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác của não.
Đang xem: Substantia nigra là gì, mới trong chẩn Đoán và Điều trị bệnh parkinson
Đang xem: Substantia nigra là gì
1.2. Bệnh sinh
Căn bệnh này được đặt theo tên của dược sư người AnhJames Parkinson, ông đã mô tả chi tiếttriệu chứngcủa bệnh trong bài tiểu luận: “An Essay on the Shaking Palsy” (1817).
Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động.Bệnh có đặc điểm: cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động.
Các triệu chứng chính xuất hiện tương ứng với sự suy giảm các kích thích ở vùng vỏ não thuộc phạm vi điều khiển của hạch nền. Thông thường liên quan đến sự giảm hình thành và sản xuất dopamine trong tế bào thần kinh dopaminergic của não giữa, cụ thể là liềm đen (substantia nigra). Các triệu chứng phụ có thể xuất hiện nhưrối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ tinh tế. Parkinson là bệnh mạn tính nguyên phát, hoặc thứ phát mà nguyên nhân gây bệnh có thể là do độc tính của một số loại thuốc, chấn thương đầu, hay các rối loạn y tế khác.
Hình 2. Vị trí giải phẫu của liềm đen (Substantia Nigra) nơi tạo Dopamin.
1.3. Nguyên nhân và phân loại
Bệnh Parkinson được chia thành 4 nhóm chính dựa trên các nguyên nhân gây bệnh:
+ Parkinson nguyên phát: Không tìm thấy nguyên nhân, đây là nhóm bệnh gặp chủ yếu.
+ Parkinson thứ phát (có nguyên nhân): Sau viêm não, xơ cứng động mạch não, sau tổn thương hệ thần kinh trung ương do nhiễm độc cacbon mono oxid hoặc bởi mangan.
+ Parkinson di truyền.
+ Parkinson kết hợp với những thoái hóa nhiều hệ thống.
2. Lâm sàng và cận lâm sàng
Thế Hệ Millennials Là Gì – Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Để Chinh Phục Được Họ
2.1. Lâm sàng
– Triệu chứng vận động:
Bệnh thường xuất hiện bốn triệu chứng về vận động:
+ Run:
Khởi đầu thường run ở một tay sau đó run nửa người rồi tiến triển đến run toàn thân. Run có đặc điểm biên độ lớn, thường xuất hiện khi nghỉ, khi vận động run giảm nhưng biên độ run tăng lên ở cuối tầm vận động. Mặc dù khoảng 30% bệnh nhân không xuất hiện run trong thời gian đầu, nhưng đặc điểm này sau đó cũng sẽ bộc phát khi bệnh tiến triển.
Hình 3. Chữ viết tay của một bệnh nhân Parkinson.
+ Cứng cơ:
Triệu chứng cứng đờ người là do cơ bị co cứng dần, có thể kèm theo đau khớp. Người bệnh thấy khó khăn trong các cử động, vì các cơ bắp thường xuyên bị căng cứng. Dù người bệnh có cố gắng thư giãn cơ bắp tối đa, nhưng khi thầy thuốc tìm cách gấp duỗi tay hay chân của người bệnh, thì vẫn thấy có sức cản rõ, giống như đang bẻ một thanh chì vậy.
+ Chậm chạp (Bradykinesia):
Khởi động và kết thúc động tác khó khăn, chậm chạp. Ví dụ bệnh nhân muốn bước đi nhưng một lúc mới bước được, khi muốn dừng lại thì không dừng được ngay mà phải bước thêm vài bước ngắn mới dừng lại được. Di chuyển chậm chạp là đặc tính lâm sàng đặc trưng nhất của bệnh Parkinson. Người bệnh làm việc gì cũng rất chậm, khi đi hai tay không vung vẩy như người bình thường mà lại khép sát vào thân mình. Nét mặt trở nên đờ đẫn, ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện và rất ít khi chớp mắt.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Tiểu Luận Là Gì, Làm Tiểu Luận Là Làm Gì
+ Tư thế bất ổn định:
Trong giai đoạn cuối, bệnh sẽ xuất hiện các chứng bất ổn định về tư thế dẫn đến mất cân bằng và té ngã. Khi đi và đứng lưng người bị bệnh Parkinson còng xuống. Bước chân của họ ngắn và dáng đi chúi ra trước. Khi đứng, bệnh nhân rất khó giữ vững tư thế và dễ bị té ngã.