Khi đi du lịch nước ngoài, nhiều người bối rối vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Tuy nhiên, ít nhất họ có thể tự mình tìm đường trong sân bay quốc tế bằng những từ cơ bản sau đây.

Đang xem: Stopover là gì, nghĩa của từ stopover, stop over là gì

*

Travel agent: Đại lý du lịch. Đây là người hoặc công ty giúp bạn lên kế hoạch chuyến đi và đặt vé máy bay.

Airlines: Hãng hàng không hoặc nhà vận chuyển như Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar…

Book (a ticket): Đặt (vé)

One-way: một chiều (vé)

Nếu bạn mua vé một chiều, bạn không quay lại điểm đến nữa. Ngược lại với vé một chiều là “return ticket” – vé khứ hồi.

Economy class: Hạng thường

Business class: Hạng thương gia, khu vực ghế ngồi phía trên của tàu bay, có giá vé đắt đỏ hơn hạng thông thường

Arrival: Điểm đến

Board: Lên tàu bay

Boarding pass: Thẻ lên tàu, được phát sau khi bạn check-in. Thẻ lên tàu ghi số hiệu chuyến bay, giờ máy bay cất cánh và số ghế ngồi của bạn.

Boarding time: Giờ lên tàu bay

Gate: Cổng . Tại khu vực sảnh đi, có nhiều cổng khác nhau dẫn đến các chuyến bay khác nhau.

Delayed: bị trễ, bị hoãn chuyến

Stopover (layover): Điểm dừng

Nếu đi chuyến bay dài, bạn có thể chọn dừng ở một nước nào đó. Điểm dừng này gọi là “stopover” hoặc “layover”.

Long-haul flight: Chuyến bay dài, chỉ những chuyến bay đi khoảng cách xa, ví dụ bay từ New York đến Sydney.

On time: Đúng giờ

Khi đi máy bay, nếu muốn kiểm tra tình trạng chuyến bay bạn có thể nhìn vào bảng thông báo ở sảnh. Trên bảng, có thông tin về chuyến bay như đúng giờ (on time) hay hoãn (delayed).

Departures: Ga đi. Khi bạn chuẩn bị lên máy bay, bạn cần đến sảnh đi nơi bạn sẽ ngồi chờ giờ lên chuyến bay của mình.

Xem thêm: Cao Su Svr Là Gì – Ứng Dụng Và Chức Năng Cơ Bản Của Cao Su Svr

Check in: Làm thủ tục lên tàu bay. Khi check-in, bạn báo với hãng hàng không rằng mình đã đến sân bay. Hãng sẽ nhận hành lý và đưa cho bạn thẻ lên tàu. Khu vực bạn check-in được gọi là quầy check-in.

Conveyor belt/carousel/baggage claim: Băng chuyền hành lý/Băng chuyền/Nơi lấy hành lý. Sau khi chuyến bay của bạn đến nơi, va li và hành lý ký gửi của bạn sẽ di chuyển trên bằng chuyền hành lý được gọi là “conveyor belt”. Có nơi dùng từ “carousel” hay “baggage claim”.

Customs: Hải quan. Trước khi được cấp phép vào một đất nước, bạn phải đi qua khu vực hải quan, gặp nhân viên hải quan. Tại đây, họ sẽ xem bạn có mang thứ gì trái phép vào đất nước của họ hay không, hoặc hỏi những câu như “have anything to declare (có gì cần khai báo không). Nếu bạn không mang gì trái phép, chỉ cần trả lời “No”.

Carry-on: Xách tay (hành lý). Bạn có thể mang theo một túi hành lý xách tay nhỏ lên tàu bay, thường có trọng lượng dưới 8kg và kích cỡ theo quy định.

Fragile: Dễ vỡ. Nếu trong hành lý ký gửi của bạn có những thứ đồ có thể vỡ, gãy nếu mạnh tay trong quá trình vận chuyển, bạn có thể dán nhãn ghi chữ “Fragile” lên trên hành lý để nhân viên bốc xếp cẩn thận hơn.

Liquids: chất lỏng, là mọi thứ ở dạng lỏng như nước, nước hóa, kem nền. Tất cả các sân bay không cho phép khách hàng mang quá 100 ml chất lỏng lên máy bay. Tất cả chất lỏng cần được để trong hành lý ký gửi.

Oversized baggage/Overweight baggage: Hành lý quá cước, quá cỡ

Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo hành lý ký gửi nặng 20 kg trở xuống. Nếu hành lý nặng hơn hoặc có kích thước lớn hơn quy định, bạn sẽ phải trả thêm tiền.

Xem thêm:

Identification (ID): Giấy tờ cá nhân, là thứ để định dạng cá nhân mà nhân viên ở sân bay muốn xem để chắc chắn người lên chuyến bay là bạn chứ không phải ai khác. Ở sân bay quốc tế, giấy tờ cá nhân cần mang là hộ chiếu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *