Ở phần 1,gocnhintangphat.comđã giới thiệu đến các tín đồ giày những thuật ngữ trong cách gọi tên của những đôi giày thể thao. Và ở phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những thuật ngữ thường dùng trong mua bán, giao dịch của nền văn hoá sneakers này nhé. Các bạn cũng có thể xem lại phần 1 của seri bài viết tại đây.Bạn đang xem: Steal deal là gì
1. Cond- Condition
Đây là thuật ngữ thường được sử dụng khi nói về tình trạng và độ mới của một đôi giày. Thường cond của 1 đôi giày sẽ được đánh giá trên thang điểm 10, số điểm càng cao thì giày càng mới. Cond của giày sẽ được người bán tự đánh giá nên chỉ mang tính chất tham khảo thường người mua vẫn sẽ cần xem sét thêm hình ảnh để xác định cond giày theo quan điểm của mình.
Đang xem: Tìm hiểu giày steal deal là gì, tìm hiểu về giày steal deal
2. DS – Deadstock
Deadstock là một tính từ dùng để chỉ condition của những đôi giày. Những đôi giày cond DS là những đôi giày còn mới nguyên, chưa bao giờ được mang qua ( thậm chí là thử qua) và thường đi kèm với đầy đủ hộp, phụ kiện (cond 10/10 ). Thuật ngữ này thường được sử dụng khá phổ biến trong mua bán tại các diễn đàn giày. Thông thường, những đôi giày “DS” sẽ có giá trị cao hơn hẳn các tình trạng khác.
3. VNDS/VVNDS – Very Near Deadstock/ Very Very Near Deadstock
Thường thì mọi người hay bị lúng túng khi chọn giữa cond DS và cond VNDS. VNDS nói nôm na là “gần như DS”, thuật ngữ dành cho những đôi giày đã mang vài lần (mang rất rất kỹ ) hoặc chỉ mang thử và tình trạng đôi giày còn nguyên như mới.
4. NIB – New In Box / NWT – New with tags
New In Box là một khái niệm khá khắt khe trong văn hoá giày.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những đôi giày được giữ nguyên hiện trạng như lúc cửa hàng bán ra, kể mạc giá, giấy gói hay phụ kiện cũng không được lấy ra khỏi hộp. Ngoài ra, nếu giày đã bị tháo mạc giá nhưng vẫn còn mới nguyên thì sẽ được gọi là NWOT – New without tags.
5. Pre-owned hay Used
Pre-owned/Used là tình trạng dành cho giày đã qua sử dụng hoặc đã cũ, trầy xước hay dơ. Cond của những đôi giày này sẽ không bao giờ đạt được 10/10.
6. Beater- cond beat
Vans- một trong số những mẫu giày beater tuyệt vời nhất
Những đôi giày Beater là những đôi giày đã qua sử dụng và được “cày cuốc” một cách không thương tiết. Những đôi giày này có cond khá tệ thường là dưới 6. Tuy nhiên một số đôi giày cond beat lại trông khá nghệ như: Vans, Convese, …..
7. B-Grade-Outlet
Một đôi giày thuộc Nike Jordanbị đóng mộc B-Grade.
B-Grade là thuật ngữ để chỉ những đôi giày bị lỗi trong khâu sản xuất. Những đôi giày này thường được đóng mộc chữ B đỏ ở tem giày, có lỗi không đáng kể và được bán chính hãng tại các cửa hàng outlet với mức giá rẻ hơn. Có một số người còn chủ động đóng mộc B cho tem giày để có thể dễ dàng tuồng hàng ra ngoài hơn. Nói chung khi mua những loại này cần check khá kĩ để tránh mua lầm hàng xịt.
8. Fake/Super Fake (SF )/Replica (Rep )
Đây là các thuật ngữ dùng để chỉ những đôi giày nhái, bị làm giả hoặc không qua kiểm định, phát hành chính hãng. Xét về chất lượng của hàng giả thì hàng Rep có chất lượng gần với hàng chính hãng nhất, tiếp theo đó là SF rồi tới các loại như Fake 1, Fake 2,…
9. OBO – Or Best Offer
Or Best Offer có nghĩa là “đề nghị tốt nhất”.Thường thì thuật ngữ này hay đi kèm với một mức giá nào đó và người mua có thể trả giá thấp hơn mức giá đó. Tuy nhiên, chỉ có người mua trả giá cao nhất mới được sở hữu đôi giày đó. Nghe thì có vẻ khá giống với một cuộc đấu giá nhưng trong một cuộc đấu giá thì thường có thời hạng để chốt giá và được công khai các mức giá còn OBO thì không, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào người bán.
Ví dụ: Khi người bán ghi $100 OBO – bạn sẽ có quyền trả giá thấp hơn $100 như $70, $80, $90. Nhưng chỉ người trả giá cao nhất, trong trường hợp này là $90 mới là người mua được đôi giày đó.
10. BIN – Buy it now
BIN là mức giá mà người bán sẽ chấp nhận bán ngay lập tức.
Giá bán lẻ là giá gốc, giá được công bố bởi các hãng giày của một đôi giày thể thao. Thông thường, giá này chưa bao gồm thuế, các lệ phí liên quan và được bán tại các cửa hàng gọi là Retailer.
Xem thêm: Definition Of Tháo Vát Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tháo Vát Trong Tiếng Việt
11. Deal-Steal
12. Retailer
Convese CMT8 một trong những cửa hàng bán lẻ chính thức của convese tại TPHCM
Retailer là cửa hàng chính hãng, nơi bán, phân phối chính thức những đôi giày với giá bán lẻ quy định của hãng. Những cửa hàng này phải có giấy chứng nhận của công ty chính hãng và được công ty chính hãng trực tiếp phân phối hàng.
13. Outlet store
Là những cửa hàng bán lẻ không chính thức của các hãng. Các cửa hàng này thường không có giấy chứng nhận và thường bán hàng xách tay, hàng tuồng, hàng lỗi nhẹ…. Khi mua hàng tại những cửa hàng này chúng ta cần check kỹ để tránh mua phải hàng fake, hàng kém chất lượng.
Một số cửa hàng outlet có uy tính tại TPHCM như : Sole Station, Minhshop.vn,Giày vans chính hãng….
14.Resell”s price
Resell’s Price thường được dùng để chỉ giá bán lại của một đôi giày. Có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá retail, phụ thuộc vào thiết kế, chất lượng, độ hype, số lượng phát hành,… của đôi giày.
15.Reseller
Hình ảnh những Reseller và “chiến lợi phẩm” của họ.
Đây là một bộ phận những người mua giày với giá retail và bán lại với giá resell cao hơn nhằm kiếm lợi nhuận. Đây là một bộ phận nhận được khá nhiều sự tranh cãi nhưng dù thích hay không cũng phải công nhận rằng reseller là những người góp phần duy trì sự hấp dẫn và thú vị của thị trường giày.
16. Hypebeast
Hypebeast là một thuật ngữ thú vị nhằm chỉ những người luôn đi theo những xu hướng, những người này luôn cập nhật và dẫn đầu trào lưu. Hoặc cũng có thể chỉ những người chạy theo phong trào, bị ý kiến của cộng đồng làm ảnh hưởng tới quyết định cá nhân.
Ví dụ như: bạn thấy đôi Jordan 1 “Bred” không đẹp cho lắm tuy nhiên những người xung quanh lại nói đôi đó rất đẹp và khi bạn nhìn lại đôi đó bạn nghĩ:”ồ đôi này cũng đẹp đấy chứ” và không ngần ngại bỏ ra một khoảng tiền lớn để mua nó thì bạn là một Hyperbeast.
17. FSR – Full Size Run
FSR hay còn gọi là Full Size Run, là từ dùng để nói những đôi giày còn đầy đủ size từ nhỏ đến lớn trong cửa hàng. Thường khái niệm FSR ở mỗi nơi mỗi khác tùy vào việc cửa hàng đó bán từ size nào tới size nào chứ không phải cứ FSR là mọi size đều có cả.
18. Restock
Việc một đôi giày đã được bán hết, nhưng sau đó được phát hành lại, gọi là Restock.
19.Legit check
Đối với những bạn mua hàng online hay không có cơ hội gặp mặt người bán để nhận và check hàng thì muốn đảm bảo người bán legit ( có uy tín, bán đồ thật ) thì có một cách khá đơn giản là đăng lên các group facebook và nhờ mọi người legit check seller hộ.
Ngoài ra khi ta dùng từ legit check cho một món hàng thì có nghĩa là bạn đang check xem món hàng đó có phải là hàng thật hay không.
Xem thêm: Trends Là Gì ? Hot Trending Marketing Năm Nay Là? Hot Trending Marketing Năm Nay Là
20.Price check
21.Cond check
Tương tự như legit check và price check, cond check có nghĩ là kiểm tra xem tình trạng, độ mới của đôi giày đang ở mức nào để cho người bán và người mua dễ dàng định giá, trao đổi mua bán.