Chụp lại hình ảnh,
George Bush và Mikhail Gorbachev cùng ký lá thư gửi cho chuyên gia truyền hình Walter Oakley để cảm ơn ông đã bố trí cho việc ghi hình Hội nghị Malta tháng 12/1989 khi ông Oakley đang đi nghỉ
Ngày 3/12 năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev gặp nhau ở Malta để tuyên bố Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Đang xem: Soviet union là gì, former soviet union
Hội nghị thượng đỉnh ở đảo quốc giữa Địa Trung Hải – sau được ghi lại là Malta Summit – trở thành cột mốc cho tiến trình tan băng giữa hai phe đối đầu ở châu Âu.
Như một cử chỉ ủng hộ vị khách Nga, Tổng thống Bush (cha) đã lên chiếc máy bay Liên Xô, mang tên nhà thơ Maxim Gorky đậu ở Marsaxlokk Harbor, Malta để cùng họp báo với ông Gorbachev.
Ông Bush hy vọng hợp tác ngày càng chặt chẽ với Liên Xô sẽ giúp kiến tạo hòa bình và đem lại thịnh vượng cho châu Âu, nơi hai nước Liên Xô và Mỹ vẫn đóng rất nhiều quân, sư đoàn, các phi đội không quân mang cả tên lửa và bom nguyên tử.
Trên thực tế, các lãnh đạo Nato và Phương Tây, đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Âu đều muốn có quan hệ tốt với Liên Xô, dù mỗi nước có đường lối riêng.
Các tài liệu giải mật gần đây cho thấy bà Thatcher đã làm phía Hoa Kỳ sửng sốt khi nói về một “quan hệ thân thiết” (entente cordiale) của Anh với Liên Xô trong tương lai.
Xem thêm: Up Sale Là Gì ? Những Phương Thức Upsale Mà Dân Bán Hàng Không Thể Bỏ Qua
Tuy thế, có vẻ như Thatcher đã thuyết phục được George H.W. Bush trong cuộc nói chuyện đầu năm 1990 rằng cần quan hệ tốt với Liên Xô.
Cựu bí thư riêng của bà Thatcher khi tại chức, ông Charles Powell nhắc lại rằng viễn kiến của nhà lãnh đạo Anh khi đó là “không thể và không nên cô lập nước Nga trong mọi đàm phán về tương lai châu Âu”.
Phía Anh cũng muốn Hoa Kỳ giúp đỡ tiếp tục để tạo không khí chung tốt đẹp cho Gorbachev cải cách, dù Hoa Kỳ không thích cách nghĩ của Anh rằng chỉ có Liên Xô mới đủ to về tầm vóc “làm đối trọng chính trị với Đức” (Soviet Union would be the only country of equivalent size to a united Germany and could act as a political counterweight).
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Margaret Thatcher đón Mikhail Gorbachev ở London tháng 4/1989 và ngay lập tức tin tưởng vào nhà lãnh đạo Liên Xô
Cùng lúc, thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl thì trông cậy vào sự ủng hộ của Liên Xô để giải quyết êm thắm việc thống nhất hai miền Đông và Tây Đức.
Các yếu tố này làm cho chính giới Hoa Kỳ dù muốn hay không cũng phải chấp nhận cách nhìn của người châu Âu, vì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Anh và Tây Đức sau 1945 chẳng phải là để chống chọi lại Liên Xô hay sao?
Nay, khi các quốc gia châu Âu, gồm cả Liên Xô, đã tự nói chuyện một cách hòa bình thì chính phủ Bush phải đi theo các đồng minh ở Nato.
Giáo sư sử học từ ĐH Harvard Serhii Plokhy, tác giả cuốn “The Last Empire: The Final Days of the Soviet Union” khẳng định Hoa Kỳ “tìm mọi cách ngăn Liên Xô không tan rã” còn vì một lý do rất hợp lý.
Theo ông Plokhy Hoa Kỳ đang đối mặt với Liên Xô là cường quốc nguyên tử duy nhất ở lục địa Âu-Á và không hề muốn kho vũ khí hạt nhân đó rơi vào tay hơn cả chục quốc gia nhỏ.
Xem thêm: Trà Alishan Là Gì Về Vùng Trà Alisan? Bạn Có Biết
Tháng 8/1991, Tổng thống Bush thăm Ukraine và kêu gọi người dân hãy ngưng tìm cách ly khai khỏi Liên Xô.
Ông lên án “chủ nghĩa dân tộc mang tính tự sát” (suicidal nationalism) và cảnh báo người Ukraine rằng “tự do không luôn đồng nghĩa với việc phải có độc lập”.