Những chất liệu từ thiên nhiên kết hợp với sự tìm tòi và sáng tạo của các nghệ nhân, họ đã làm nên những kiệt tác nghệ thuật Tranh Sơn Mài nổi tiếng. Những chất liệu làm ra Tranh Sơn Mài được xem là những chất liệu độc đáo nhất trong hội họa đương đại Việt Nam.

Đang xem: Tranh sơn mài là gì, tìm hiểu chi tiết về vật liệu nội thất sơn

Ngay với tên gọi “Tranh Sơn Mài” để làm nên một bức tranh là cả một quá trình phức tạp, tranh được vẽ trên nền vóc bằng cách dùng sơn ta làm chất kết dính với các chất liệu tự nhiên khác, dùng để vẽ tranh sau đó được mài phẳng. Với Tranh Sơn Mài truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn vẽ, mài tỉ mỉ và công phu có thể xem là quy trình của Tranh Sơn Mài.

Chất sơn trong Tranh Sơn Mài là nhựa của một loại cây sơn được khai thác như nhựa cây cao su, có nhựa trắng đục, loại cây này mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt mọc nhiều ở tỉnh Phú Thọ nên còn gọi là sơn Phú Thọ. Nhựa sơn mài được ghi nhận là rất khó khai thác, chế biến và bảo quản vì nó sẽ bị: nhăn, khô và tối ngay lập tức khi tiếp xúc với nước, gió và ánh sáng mặt trời.

Người trồng cây sơn này chỉ có thể lấy nó từ nửa đêm đến bình minh. Với khoảng 300 cây sơn sẽ thu được chừng 0,5kg nhựa sơn thô và phải sau 3-4 ngày kế tiếp mới được khai thác lần tiếp theo. Không phải ai cũng có thể tiếp xúc với nhựa cây sơn này, vì nó dễ dàng làm sưng phù mặt, nổi mẩn ngứa khắp cơ thể của người tiếp xúc với nhựa sơn và điều này có thể kéo dài trong vài tuần.

Mỗi thể loại tranh để bột màu có thể vẽ được thì cần những chất kết dính khác nhau. Đối với sơn dầu, chất kết dính là dầu lanh, với tempera là lòng đỏ trứng, với bột màu là keo pha loãng. Và điểm đặc biệt của Tranh Sơn Mài là dùng sơn ta làm màu vẽ và cũng làm chất kết dính với các vật liệu khác. Sơn ta là một chất dính đặc biệt, dù kết hợp với những chất liệu tự nhiên khác như: vàng dát mỏng, bạc quỳ, bạc thiếc, vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ trai… vẫn tạo ra sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa và nó tạo ra một bức Tranh Sơn Mài thật sự quyến rũ không thể cưỡng lại.

*

*

Tranh Sơn Mài khảm trai

Tranh Sơn Mài truyền thống sử dụng nhiều chất liệu tự nhiên khác như:

1. Sơn: được khai thác từ cây sơn, được chế biến ra sơn then (sơn quang đen), sơn cánh gián, sơn cẩm sách, … và sơn hom, sơn lót, sơn phủ, sơn bóng. Ngoài ra, còn dùng dầu trẩu, dầu tram, nhựa thông, nhựa dó.

Xem thêm: Đểu Là Gì – “Đểu Cáng” Có Nghĩa Là Gì

2. Màu: sơn mài cổ truyền thường sử dụng hai màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế biến từ khoáng chất vô cơ nên không bị phân hủy trước ánh sáng và thời gian.

3. Các sản phẩm từ bạc như: bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm,…

4. Sản phẩm từ vàng như: vàng thếp, vàng cựu,…

5. Các chất liệu tự nhiên: vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ cây,…

6. Vóc tranh: thường sử dụng gỗ công nghiệp MDF làm vóc tranh, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong vênh của gỗ tự nhiên.

Mỗi bức Tranh Sơn Mài thường được phủ từ 15-16 lớp sơn nên đảm bảo được chất lượng cao và có độ bền rất lâu theo thời gian.

*

*

Tranh Sơn Mài Vẽ Lắc Mài

Tranh Sơn Mài được xem như một quá trình làm việc nghiên cứu, sáng tạo của các họa sĩ, các nghệ nhân trong việc kết hợp những chất liệu tự nhiên trong cuộc sống của vũ trụ đã tạo ra nhiều hiệu quả bất ngờ, những vỏ trứng, vỏ trai, sơn, màu, vàng, bạc chìm nổi trong một thứ ánh sáng hổ phách tạo nên sự kỳ ảo của màu sắc, làm nên những bức Tranh Sơn Mài thật tuyệt vời.

Xem thêm: Wpf Application Là Gì ? So Sánh Wpf Với Winform Wpf C# Cơ Bản Là Gì

Có lẽ chính bởi vậy mà ngày nay gia chủ rất thích treo Tranh Sơn Mài trong nhà, không chỉ làm nổi bật nét sang trọng và sự đẳng cấp hiện đại cho căn nhà mà còn như một sự may mắn, thuận lợi, cầu mong gia đình luôn bình an, hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *