Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại đường ăn kiêng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường và muốn giảm cân. Điều đáng lo ngại, nếu tùy tiện sử dụng sản phẩm này sẽ nguy hại đến sức khỏe.
Đang xem: Thận trọng khi dùng Đường isomalt là gì, thận trọng khi dùng Đường Ăn kiêng
Đường ăn kiêng rất đa dạng mẫu mã, xuất xứ, ví dụ Equal, Sweet’n Low, Hermesetas, Tropicana Slim… Việc hướng dẫn sử dụng đường ăn kiêng trên bao bì các sản phẩm này rất chung chung, mơ hồ theo kiểu dùng bao nhiêu cũng được, không hạn chế liều lượng.
Chẳng hạn, trên vỏ hộp đường ăn kiêng 1 số sản phẩm chỉ ghi “dùng trực tiếp, một gói đường có độ ngọt tương đương hai muỗng đường, …thích hợp cho người ăn kiêng, giảm cân và người mắc bệnh tiểu đường… hoặc dùng làm chất tạo ngọt hoặc thay thế các loại đường mía. Mỗi lần dùng một muỗng hoặc hơn tùy theo khẩu vị…“.
Ngoài ra, các sản phẩm như nước ngọt, kẹo cao su, thạch, bánh, kẹo, nước trái cây… ghi trên nhãn mác là “sugar-free” (không chứa đường) hoặc “diet” (kiêng) thì có nghĩa là không chứa đường kính mà dùng đường kiêng như đường hóa học, nhân tạo hoặc các loại đường thay thế.
Thông thường đường ăn kiêng có độ ngọt thấp, hoặc cung cấp năng lượng ít hơn so với đường kính nên rất thích hợp cho cả những người ăn kiêng hay cần giảm cân và cả những người quan tâm tới một chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, không có loại đường kiêng nào hoàn toàn tốt và mỗi loại có ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe. Ví dụ saccharin có thể gây đột quỵ, táo bón, mất trí nhớ, ung thư… Cyclamat chỉ an toàn khi sử dụng với liều lượng ít… Do vậy, việc sử dụng đường ăn kiêng đòi hỏi sự thận trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điển hình là aspartame, một chất tạo ngọt thông dụng, mặc dù được phép sử dụng trong thực phẩm và được thương mại hóa nhưng vẫn bị giới khoa học phản đối gay gắt và đòi hỏi có nghiên cứu đầy đủ bổ sung vì sự an toàn cho người sử dụng.
Bởi, aspartame có khả năng gây ra gần 100 tác dụng phụ như gây sinh non, ung thư, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên, đau bụng, chuột rút, rối loạn kinh nguyệt, bất lực ở nam, bệnh bạch cầu, suyễn, động kinh, chậm phát triển trí tuệ…
Aspartame: Ngọt gấp 200 lần đường kính. Thường dùng cho sản phẩm sữa chua, kem, đồ ngọt, tráng miệng, nước ngọt và một số thuốc tây như si rô ho. Loại đường này dễ bị huỷ bởi nhiệt nên không được dùng cho nấu nướng, có thể thêm vào thức ăn sau khi đã chế biến. Mức an toàn để sử dụng hàng ngày là 0-4mg cho mỗi kg thể trọng.
Saccharin: Ngọt gấp 300 lần đường kính. Không bị huỷ bởi nhiệt. Mức an toàn mỗi ngày là 0-5mg/kg thể trọng.
Sucralose: Ngọt gấp 600 lần đường kính. Không bị huỷ bởi nhiệt độ. Mức an toàn dùng mỗi ngày là 0-5mg/kg thể trọng.
Xem thêm: Bạn Có Biết Time Zone Là Gì, Time Zone Trong Tiếng Tiếng Việt
Acesulfame K: Ngọt gấp 200 lần đường kính. Không bị huỷ bởi nhiệt độ. Khi sử dụng đơn độc thì có vị hơi đắng, do đó cần kết hợp các chất tạo ngọt khác. Chứa năng lượng bằng không và cơ thể không chuyển hóa. Mức an toàn là 0-9mg/kg/ngày.
Đường alcohol: Là các loại đường như Isomalt, Lactitol, Maltitol, Mannitol, Sorbitol, Xylitol. Loại đường này có chứa một lượng calo nhất định. Đường alcohol không gây sâu răng. Chúng có thể giúp kiểm soát cân nặng do chứa ít năng lượng: khoảng 2kcal/g đường, so với đường kính là 4kcal/g đường, nhưng có thể làm tăng đường huyết vì có chứa carbohydrate.
Người bệnh đái tháo đường có thể dùng đường alcohol nhưng vẫn phải theo dõi toàn bộ mức carbohydrate trong các bữa ăn. Tốt nhất là nên có sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc.
Có rất ít vấn đề sức khoẻ liên quan đến đường alcohol. Khi sử dụng lượng lớn, thường là trên 50g (đôi khi chỉ với lượng ít như 10g) đường alcohol có thể gây nhuận tràng, đầy hơi, trướng bụng và tiêu chảy.
Chất tạo ngọt tự nhiên: Chất tạo ngọt tự nhiên như nước trái cây cô đặc, mật hoa, mật ong, mật đường, si rô… là các loại đường thay thế được xem tốt cho sức khoẻ hơn đường kính hoặc các loại đường thay thế khác.
Xem thêm: Stochastic Oscillator Là Gì, Chỉ Báo Dao Động Stochastic Là Gì
Mặc dù chất tạo ngọt tự nhiên có chứa vitamin và khoáng chất, nhưng với hàm lượng không khác là bao so với đường kính, do đó, mật ong và đường kính được xem có giá trị dinh dưỡng tương đương, và cả hai đều mang đến các sản phẩm cuối cùng trong cơ thể là glucose và fructose. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên để thưởng thức vị ngon đặc trưng của chúng.
Tagsđường kính ăn kiêng lần đường thể trọng Saccharin độ ngọt giảm cân muỗng tiểu đường mật ong liều lượng
Họ tên *
Mã xác nhận *
Nội dung *
Video
TRỰC TIẾP Tọa đàm: “Nước uống giàu hydrogen, khoáng chất và sức khỏe con người”
Ảnh đẹp
Khai mạc Giải Bóng rổ 3X3 Hà Nội mở rộng lần thứ 2
Kiến thức sống khỏe
Thực phẩm chức năng
Khỏe Tâm – Khỏe Trí
Phòng bệnh chủ động
Trò chuyện
Trao đổi – Hỏi đáp
Ấn phẩm
Giới thiệu
Liên hệ
Tổng Biên tập: DS. Nguyễn Xuân Hoàng
Phó Tổng biên tập: PGS.TS Lê Văn Truyền
Các thông tin tư vấn sức khỏe trên gocnhintangphat.com chỉ mang tính tham khảo, trong mọi trường hợp điều trị bệnh, cần tham vấn ý kiến chuyên môn y tế
Địa chỉ Tòa soạn: Tầng 14, Tòa nhà Cung Trí thức – Đường Trần Thái Tông (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội)