Định kiến xã hội (Social Prejudice) là gì? Nguồn gốc định kiến xã hội; Một số biện pháp làm giảm bớt định kiến xã hội.

Đang xem: Sự khác biệt giữa Định kiến là gì, Định kiến là gì

Khái niệm định kiến xã hội

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì: Định kiến là ý kiến riêng đã có sẵn, khó có thể thay đổi được.

Định kiến (Prejudice) là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu về nhóm của Tâm lý học xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một trong những khía cạnh tâm lý xã hội đặc trưng của nhóm, phản ánh đời sống tâm lý phức tạp trong ứng xử và quan hệ của con người trong phạm vi nhóm và phạm vi xã hội. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về định kiến.

Theo cách hiểu đơn giản, định kiến là ý kiến đánh giá có trước về một vấn đề nào đó. Thường người ta dùng từ định kiến để chỉ một sự nhìn nhận không đúng sự thật nhưng người có định kiến không chịu thay đổi ý kiến của mình. Như vậy, định kiến được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Người ta thường không chấp nhận những người có định kiến về một vấn đề nào đó.

Các nhà tâm lý học Xô viết quan niệm: định kiến là quan niệm đơn giản, máy móc, thường không đúng sự thật về một vấn đề xã hội, về một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó. Như vậy, theo các nhà tâm lý học Xô viết thì định kiến mang tính tiêu cực trong ứng xử đối với thế giới xung quanh.

Theo Fischer: Định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác, định kiến là một loại phân biệt đối xử bao gồm 2 thành tố chính là nhận thức và ứng xử.

Theo J.P.Chaplin, định kiến : 1) Là thái độ có thể tích cực hoặc tiêu cực được hình thành trước trên cơ sở những dấu hiệu rõ ràng trong đó đặc biệt là yếu tố cảm xúc; 2) Là lòng tin hoặc cách nhìn, thường là không thiện cảm làm cho chủ thể có cách ứng xử hoặc cách nghĩ như vậy đối với những người khác.

G.W. Allport cho rằng, định kiến được xem như thái độ có tính ác cảm và thù địch đối với các thành viên của nhóm (Allport, 1954).

Theo Rosenberg: Định kiến xã hội là một định hướng được tiếp thụ có mục đích thiết lập một sự phân biệt xã hội. Như vậy, có thể nói rằng định kiến là một sự phân biệt đối xử. Quan điểm này của ông cho phép phân biệt hai thành tố căn bản của định kiến: thành tố nhận thức và thành tố ứng xử. Ta có thể sơ đồ hoá khái niệm định kiến:

*

Có thể có nhiều quan niệm nữa về định kiến, nhưng chỉ cần qua các quan niệm đã nêu, chúng ta có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: định kiến là một kiểu thái độ có trước, mang tính tiêu cực. Có thể là thái độ tiêu cực đối với nhóm hoặc các thành viên của nhóm. Người ta có thể có những thái độ tiêu cực đối với các cá nhân hoặc các nhóm. Không phải tất cả các thái độ tiêu cực đều trở thành định kiến, nhưng định kiến có nguồn gốc từ các thái đô tiêu cực đó.

Xem thêm: Phân Biệt Sometime Và Sometimes Là Gì, Sometimes Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

Có thể hiểu định kiến là thái độ có trước mang tính tiêu cực, bất hợp lý đối với một hiện tượng, một cá nhân hoặc một nhóm. Có nhiều loại định kiến xã hội như: định kiến chủng tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp,…

Khi nói định kiến là nói tới sự phán xét, là thái độ đã có sẵn từ trước khi hiện tượng xảy ra hoặc trước khi biết một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó của cá nhân hay của một nhóm. Định kiến mang tính bất hợp lý, tiêu cực. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: Thứ nhất, thái độ này được dựa trên nguyên nhân sai lầm hoặc thiếu lôgic. Chẳng hạn, khi có chuyện quan hệ ngoài hôn nhân của một cặp trai gái nào đó thì thường người ta lên án phụ nữ. Đó chính là định kiến đối với nữ giới. Mặc dù, thực tế chuyện đó là có lỗi thì không phải chỉ là lỗi của phụ nữ. Tuy mọi người thấy là vô lý nhưng rất khó thay đổi ý kiến và thái độ của họ.

Sự khác nhau giữa Định kiến và Phân biệt đối xử.

Trong cách nói thường ngày, nhiều người sử dụng thuật ngữ định kiến và phân biệt đối xử như những từ đồng nghĩa. Có thực là chúng như nhau không? Hầu hết các nhà tâm lý học đều chỉ ra sự khác biệt rất rõ ràng giữa chúng.

Định kiến ám chỉ một kiểu thái độ đặc biệt mà thông thường là những thái độ tiêu cực đối với thành viên của nhóm xã hội khác. Vì một kiểu thái độ nên định kiến không phải lúc nào cũng được phản ánh công khai trong hành động. Trong rất nhiều trường hợp, cá nhân mang định kiến nhận ra rằng mình không thể biểu đạt nó một cách trực tiếp. Có một nghìn lẻ một các lý do khiến họ làm như vậy: luật lệ, áp lực xã hội, nỗi sợ hãi bị trả thù… đã ngăn cản họ thực hiện hành động tiêu cực một cách rộng rãi. Nhưng khi không còn những rào cản và sự kiềm toả như vậy thì những niềm tin, cảm giác tiêu cực thắng thế và nó được thể hiện một cách công khai và trở thành sự phân biệt đối xử.

Nguồn gốc của định kiến xã hội

Định kiến được hình thành qua một quá trình lâu đài và có thể được truyền lại cho thế hệ sau thông qua các tập tục của cộng đồng. Lúc đầu có thể muốn giữ vị thế có lợi cho mình nên người ta đặt ra các luật lệ, quy tắc và có thái độ cảnh giác với một nhóm hoặc cộng đồng khác. Ví dụ, đàn ông luôn muốn giữ vị thế thống trị trong gia đình và xã hội nên đặt ra các quy tắc khắt khe với phụ nữ và tạo ra thái độ không tôn trọng phụ nữ. Từ đó hình thành định kiến giới và cứ thế định kiến giới tồn tại cho đến bây giờ thông qua các tục lệ và các quy tắc xã hội. Đôi khi, người ta thấy nó vô lý nhưng do nó tồn tại quá lâu đời nên đã ăn vào tiềm thức con người. Thậm chí ăn vào tiềm thức của chính người bị định kiến. Muốn xóa bỏ định kiến này phải có thời gian.

Quan niệm không đúng về một vấn đề xã hội hoặc về một nhóm người nào đó cũng là nguồn gốc dẫn đến định kiến xã hội. Ví dụ, người ta quan niệm rằng: Giọt máu đào hơn ao nước lã, nên không thể hi vọng con dâu thương bố mẹ chồng, con rể thương bố mẹ vợ. Quan niệm như vậy nên dẫn đến họ định kiến với con dâu, con rể (những người khác máu tanh lòng), họ cho rằng con dâu, con rể không bao giờ thương mình nên cũng không dại gì mà thương họ. Nhưng thực tế lại khác, nhiều cô con dâu rất có tình cảm và trách nhiệm với bố mẹ chồng. Nhưng do những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện truyền miệng làm cho người đời hiểu sai, dần dần hình thành những quan niệm không đúng dẫn đến định kiến về những người làm dâu, làm rể.

Trong các định kiến xã hội thì định kiến giới và định kiến dân tộc là biểu hiện rõ nét. Các định kiến này có nguồn gốc từ các chuẩn mực của xã hội do các giai cấp thống trị xã hội đặt ra từ trước và khuyến khích, cổ vũ cho các định kiến dân tộc đó. Hầu hết các thành viên trong xã hội chấp nhận các chuẩn mực đó và định kiến càng phát triển và càng được được thể hiện nhiều hơn. Sự hình thành định kiến này có thể ở ngay trong đời sống gia đình. Như trước đây, con trai được học cao đến khi không thể học được nữa thì mới thôi. Còn con gái chỉ được bố mẹ cho học đến một mức độ nào đó thì phải dừng để nhường cho anh trai, em trai ăn học. Trong trường hợp này, sự phân biệt đối xử thường xuyên xảy ra và trở thành cách ứng xử của mọi người. Mọi người cho rằng như thế là hợp lý. Ai tuân theo các chuẩn mực đó thì được chấp nhận, ai không tuân theo sẽ bị tẩy chay. Điều đáng quan tâm hơn là ngay trong các chuẩn mực của xã hội trước đây đã cổ vũ cho thái độ coi thường phụ nữ nên định kiến càng sâu sắc hơn.

Ngoài các nguồn gốc nêu trên có thể có một số nguyên nhân khác dẫn đến định kiến xã hội. Đó là sự xây dựng các biểu tượng xã hội. Ví dụ, một thời gian dài, chúng ta có những tấm pano, áp phích vẽ hình ảnh người nhiễm HIV/AIDS gầy guộc, siêu vẹo. Từ đó, dưới con mắt của mọi người, người nhiễm HIV/AIDS rất đáng sợ và người ta hình thành một định kiến rất xấu về họ. Mọi người sợ nên xa lánh những người nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Mặc dù, trên thực tế họ là người bình thường và HIV không thể lây truyền sang người khác qua đường giao tiếp thông thường.

Xem thêm: Đá Zircon Là Gì – Khám Phá Mọi Điều Bí Ẩn Về Loại Đá Quý Zircon

Có thể có một số nguyên nhân xã hội khác dẫn đến định kiến xã hội. Có thể do sự phát triển xã hội chưa đạt đến một trình độ xóa bớt được khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội về dân trí và về địa vị kinh tế dẫn dấn có sự chênh lệch trong mức sống và điều kiện sinh hoạt của các cộng đồng. Điều này có thể tạo nên cách nhìn nhận vấn đề có sự khác nhau dẫn đến ít nhiều có sự kì thị và định kiến về nhau. Tuy đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhưng nếu xóa bớt đi được khoảng cách về giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp xã hội thì cũng bớt đi được một nguyên nhân tạo ra định kiến xã hội

Các nguyên nhân hình thành định kiến xã hội

a. Sự cạnh tranh (competition)

Thật không may mắn, những điều mà con người coi trọng nhất trong cuộc đời này như công việc tốt, nhà cửa đẹp đẽ, vị trí cao, một nền giáo dục hoàn hảo,.. lúc nào cũng hiếm hoi nhưng lại không bao giờ có đủ cho mọi người. Thực tế này có thể chính là sự giải thích lâu đời nhất cho sự ra đời của định kiến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *