Là một giai đoạn của quá trình tố tụng. Kế tiếp giai đoạn khởi tố, giai đoạn này cơ quan điều tra – một trong những cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tiến hành căn cứ vào những dấu vết để lại để tìm ra sự thật khách quan của vụ án và kết thúc giai đoạn này bằng bản kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để Viện truy tố. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp ở giai đoạn điều tra việc điều tra sẽ bị đình chỉ. Vậy đình chỉ điều tra là gì? Và khi nào thì đình chỉ điều tra? Qua bài viết này đội ngũ chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin được phân tích, bình luận các trường hợp đình chỉ điều tra dưới góc nhìn của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Đang xem: Nghĩa của từ Đình chỉ là gì, làm gì khi bị tạm Đình chỉ công việc
– Thứ nhất, về khái niệm điều tra và đình chỉ điều tra
+ Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự.
– Thứ hai, các trường hợp đình chỉ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
+ Một là, người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với nhũng vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại), đối với những vụ án chí khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì vụ án phải được đình chỉ khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố;
+ Hai là, Thứ hai, có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Khi trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện và xác định: có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự;
+ Ba là, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Hết thời hạn điều tra được hiểu là hết thời hạn đã gia hạn lần cuối cùng theo luật định.
Xem thêm: Tăng Thân Nhiệt Là Gì – Hạ Thân Nhiệt Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý
+ Bốn là, điều luật quy định khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
Lưu ý:
+ Đình chỉ điều tra là kết cục của một quá trình hoạt động điều tra, khi xuất hiện lý do khách quan theo quy định của pháp luật không thể xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi (khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố) hoặc do khả năng chủ quan của cơ quan điều tra, bằng các hoạt động điều tra không thể chứng minh đuợc hành vi phạm tội khi thời hạn điều tra đã hết và theo quy định của pháp luật phải ngừng các hoạt động đó. Khác với tạm đình chỉ điều tra, việc dừng các hoạt động điểu tra ở đây không có ý nghĩa tạm thời mà là kết thúc hoạt động điều tra.
+ Quy định về đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận thức đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu vụ án hình sự…
+ Quy định về đình chỉ điều tra có ý nghĩa xã hội sâu sắc ở chỗ thiết lập sự công bằng cần thiết giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân con người (người bị hại, người bị khởi tố); là xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá trình điều tra (về mặt thời gian).
Xem thêm: Định Biên Là Gì – Định Biên Nhân Sự Là Gì
Trên đây là những phân tích quy định của pháp luật về các trường hợp đình chỉ điều tra dưới fóc . Lưu ý rằng, tại thời điểm tham khảo có thể văn bản đã hết hiệu lực pháp lý, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 1900 6197 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác. Luật Thủ Đô hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích để hỗ trợ cho bạn đọc.
Văn phòng Luật sư Thủ Đô chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về vấn đề Hôn nhân và gia đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Hãy gọi cho Văn phòng Luật sư Thủ Đô theo hotline: 1900 6197 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn!