Phẩm chất đạo đức là các chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người, dựa vào khung chuẩn mực ấy thì người ta có thể đánh giá được các hành vi của con người tốt hay xấu, là lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, điều cấm kị, hoặc về nghĩa vụ của mỗi con người.

Đang xem: Đạo Đức là gì, phân biệt Đạo Đức và pháp luật Đạo Đức là gì Ạ

Đạo đức là cụm từ được dùng để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người, đây là hệ thống những quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội.

Khi nói một người có đạo đức tức là ý nói người đó có đã có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, có lối sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Vậy phẩm chất đạo đức là gì? nội dung bài viết dưới đây sẽ giải thích về vấn đề này.

Phẩm chất đạo đức là gì?

Phẩm chất đạo đức là các chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người, dựa vào khung chuẩn mực ấy thì người ta có thể đánh giá được các hành vi của con người tốt hay xấu, là lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, điều cấm kị, hoặc về nghĩa vụ của mỗi con người.

Đây chính là bản chất là cái làm nên giá trị riêng của mỗi con người. Khi nói đến phẩm chất của một người sẽ thường nhìn nhận ở những góc độ như phẩm chất về chính trị, phẩm chất về đạo đức và phẩm chất về năng lực.

Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực về cách ứng xử của con người với nhau trong các quan hệ giữa người với người và với tổ chức trong xã hội, là giá trị cốt lõi tạo nên phẩm chất nhân cách của con người.

Đạo đức là một trong những vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Cần phải đem hết tinh thần, lực lượng ra phấn đấu, phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; Người luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, cho đảng viên.

Vai trò của đạo đức cách mạng là vô cùng to lớn, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng giống như là gốc của cây, ngọn của nguồn, của sông, của suối.

Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của đảng bởi lẽ con đường cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi con người, mỗi thế hệ nối tiếp nhau.

Vai trò của phẩm chất đạo đức còn được thể hiện ở lòng cao thượng của con người, mỗi người sẽ có những công việc khác nhau, tài năng khác nhau…những ai giữ được đạo đức cách mạng thì là người cao thượng.

Như vậy nội dung này đã giải thích được chi tiết về vấn đề phẩm chất đạo đức là gì?

*

Các phẩm chất đạo đức của con người

Quý độc giả đã hiểu được phẩm chất đạo đức là gì? qua nội dung phân tích ở trên, ở phần này sẽ nêu ra các phẩm chất đạo đức của con người.

– Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất.

Xem thêm: ” Than Trắng Là Gì – Than Trắng Và Than Đen Khác Nhau Như Thế Nào

Với mỗi cán bộ đảng viên thì phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng đây là một vấn đề chủ chốt và quan trọng của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng. Cần phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.

– Cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người.

Cần ở đây chính là lao động cần cù lao động có kế hoạch, sáng tạo để tạo ra năng suất cao.

Kiệm hiểu đơn giản là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình; cần phải tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất.

Liêm ở đây hiểu là phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ; khi gặp việc khó không được nản lòng, không được dễ dàng từ bỏ mà phải luôn tìm cách để vượt quá.

Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với người, với việc. Đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập và có cầu tiến, phát huy những điều hay, sửa đổi những điều chưa hợp lý. Đối với người không nịnh hót người trên, khinh thường người dưới.

– Phẩm chất yêu thương con người

Cần kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa đó với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ và qua các hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Tình yêu thương rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ mong muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy thì mới có cách mạng, mới nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Những phẩm chất này là những phẩm chất cơ bản và cần có ở mỗi con người để có thể phát triển bản thân cũng như đóng góp công sức vào việc xây dựng xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tiến bộ và giàu đẹp hơn.

Xem thêm:

Bản thân mỗi cá nhân luôn cần phải phấn đấu học tập không ngừng, luôn tu tưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực, lối sống. Cần có lối sống trong sạch, cầu tiến, phát huy được những điểm mạnh của bản thân đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục sửa chữa những hạn chế còn tồn tại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *