Bạn có biết trong doanh nghiệp cũng có bộ phận pháp lý? Chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc pháp lý là ai? Họ có nhiệm vụ vai trò gì? Công việc của họ liệu có liên quan gì tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Chuyên viên pháp lý

1. Chuyên viên pháp lý là gì?

Chuyên viên pháp lý là người thực hiện các công việc quản trị hành chính trong bộ phận pháp lý của một doanh nghiệp. Họ có thể làm việc dưới sự chỉ đạo của trưởng bộ phận, giám đốc hoặc quản lý pháp lý. Chuyên viên pháp lý cũng có vai trò là thư ký, hỗ trợ cho các nhân sự cấp cao trong bộ phận.

Đang xem: Mô tả công việc chuyên viên pháp lý là gì, mô tả công việc chuyên viên pháp chế

Chuyên viên pháp lý tập trung vào xây dựng các mối quan hệ và hỗ trợ các nhân sự khác. Họ thường là những người kiên trì và sẵn sàng nhận trách nhiệm. Họ làm việc độc lập và có khả năng chịu áp lực cao. Họ có khả năng hợp tác, khả năng hiểu nhu cầu của người khác và cung cấp trợ giúp khi cần.

*

2. Vai trò của chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý thực hiện nhiều công việc văn phòng khác nhau, bao gồm sắp xếp lịch hẹn, trả lời điện thoại và xử lý thư từ hàng ngày. Ngoài ra, họ cũng hỗ trợ tìm hiểu thông tin và nghiên cứu pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, chuẩn bị hợp đồng và kiểm tra lại hợp đồng, cũng như biên soạn các tài liệu pháp lý khác.

Chuyên viên pháp lý cũng sẽ thu thập và cập nhật cơ sở dữ liệu để theo dõi và tổng hợp thông tin doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ còn bao gồm thu thập hóa đơn, xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản ngân hàng, hồ sơ thuế, quy định tái cấu trúc doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp lý chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện luật của doanh nghiệp, phổ biến luật tới các nhân sự trong công ty và thực hiện nghiên cứu luật để cập nhật thay đổi. Các vấn đề liên quan tới thay đổi bảo hiểm khi công ty tái cấu trúc cũng sẽ do chuyên viên pháp lý xử lý.

Với nhiệm vụ thực hiện nhiều công việc khác nhau, vị trí chuyên viên pháp lý cần có kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc và kỹ năng quản lý thời gian.

Trưởng phòng pháp lý

1. Trưởng phòng pháp lý là gì?

Trưởng phòng pháp lý là người quản lý các công việc của bộ phận pháp lý cũng như những nhân sự làm việc trong bộ phận. Trưởng phòng pháp lý sẽ hỗ trợ giám đốc pháp lý hoặc nhân sự cấp cao hơn trong việc xây dựng thỏa thuận, chính sách.

Vai trò của vị trí này đang ngày càng trở nên quan trọng do việc mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm mới. Ở các công ty mới hoặc có quy mô nhỏ, vị trí này thường được các chủ doanh nghiệp thuê ngoài từ các công ty luật.

*

2. Vai trò của trưởng phòng pháp lý

Trưởng phòng pháp lý hỗ trợ bộ phận nhân sự trong các vấn đề liên quan tới tuyển dụng, bản thảo hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan.

Trưởng phòng pháp lý phát hiện các nguy cơ có thể xuất hiện cũng như giải quyết các nguy cơ đang hiện hữu trong doanh nghiệp. Trước khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với phía đối tác, họ cũng sẽ kiểm tra kỹ các điều khoản nhằm đảm bảo không có điểm nào vi phạm quy định của pháp luật.

Trưởng phòng pháp lý giữ các thông tin về thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, tên thương hiệu (việc đăng ký tên thương hiệu và gia hạn).

Xem thêm: Visa L1 Là Gì Và Có Những Loại Nào? Visa L1 L2 La Gi

Việc thông báo pháp lý cho khách hàng, nộp đơn kiện, xử lý các khoản nợ, phối hợp với các cơ quan pháp lý trong nước và ngoài nước để xử lý các trường hợp pháp lý, tranh chấp cũng là những nhiệm vụ của trưởng phòng pháp lý.

Ngoài ra, trưởng phòng pháp lý cũng phối hợp với các bên liên quan, các phòng ban để phổ biến với các bên liên quan về các yêu cầu tuân thủ pháp luật và bảo vệ dữ liệu nội bộ.

Nhiệm vụ tập huấn cho nhân viên mới của bộ phận pháp lý về công việc và các quy định doanh nghiệp cũng do trưởng phòng pháp lý đảm nhiệm.

Giám đốc pháp lý

1. Giám đốc pháp lý là gì?

Giám đốc pháp lý là nhân sự cao cấp nhất của bộ phận pháp lý, đứng đầu toàn bộ những hoạt động liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý cũng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trước pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp, kiện tụng.

Giám đốc pháp lý thường báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO).

*

2. Vai trò của giám đốc pháp lý

Giám đốc pháp lý lãnh đạo bộ phận pháp lý, giám sát các hoạt động liên quan đến pháp lý nhằm đảm bảo được các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý còn tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến lược.

Giám đốc pháp lý cố vấn, đưa ra các lời khuyên hữu ích về pháp luật cho ban điều hành (thường là CEO). Những lời khuyên này sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rắc rối pháp lý không cần thiết.

Vị trí này luôn cập nhật những thay đổi về luật, quy định, tham gia vào việc xây dựng các dự thảo luật. Họ có thể không phải là người soạn thảo các văn bản liên quan đến pháp lý, những sẽ là người thông qua cuối cùng.

Ngoài ra, giám đốc pháp lý cũng sẽ theo dõi, nhận biết các vấn đề pháp lý đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, bao gồm marketing, thiết kế, kỹ thuật, kinh doanh, tài chính, sản xuất, nhân sự. Họ sẽ kịp thời xử lý để tránh những rủi ro đang tiếc.

Xem thêm: Thư Giãn Với Bộ Sưu Tập Những Cách Chơi Chữ Tiếng Anh Là Gì, Chơi Chữ In English

Với vai trò quan trọng như vậy, yêu cầu về kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn cũng như những kỹ năng về lãnh đạo, đàm phán, giao tiếp,… đối với vị trí giám đốc pháp lý cũng khắt khe hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *