*

– Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa phát đi một số cảnh báo người lao động khi tham gia Chương trình đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (Chương trình IM Japan).

Đang xem: Liệu chương trình im japan là gì của nhật bản, chương trình vì người nghèo

Chương trình IM Japan là gì?

Chương trình đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là Chương trình IM Japan)được thực hiện từ năm 2005.Đây là Chương trình phi lợi nhuận, được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước trực tiếp phối hợp với Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản triển khai thực hiện.

Thông tin về Chương trình IM Japan đã được Trung tâm Lao động ngoài nước tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của Trung tâm Lao động ngoài nước, thông báo về các Sở Lao động – Thương binh và xã hội các tỉnh/thành phố và trên mạng xã hội để người lao động biết, đăng ký tham dự nếu có nguyện vọng.

Từ khi triển khai đến nay, Chương trìnhđã thu hút được sự quan tâm của đông đảo ngườilao động trên cảnướcvà đã có gần 6.000 thực tập sinh xuất cảnh sang Nhật Bản thực tập.

*

Chương trìnhIM Japanđã thu hút được sự quan tâm của đông đảo ngườilao động

Cần cẩn trọng khi tham gia

Mặc dù vậy, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người lao động và tính chất phi lợi nhuận của Chương trình để mạo danh Trung tâm lao động ngoài nước, hoặc thông tin là có quan hệ với Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm làm trung gian, môi giới, thu những khoản tiền trái quy định.

Theo Trung tâm lao động ngoài nước, một số hình thức lừa đảo thườngđược các đối tượng áp dụng là: tổ chức bán hoặc phát hồ sơ Chương trình IM Japan miễn phí cho người lao động; đứng ra tổ chức các lớp ôn luyện Toán, thể lực trước khi thi tuyển cho người lao động; tổ chức đưa người lao động đi thi tuyển; tuyên truyền về việc có thể tác động vào kết quả thi tuyển, kết quả đào tạo của người lao động, giúp người lao động lựa chọn được những đơn hàng tốt, sớm xuất cảnh sang Nhật Bản thực tập…

Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cònyêu cầu người lao động khi nộp tiền phải có cam kết chỉ được nhận lại tiền đã nộp nếu thi trượt Chương trình; hướng dẫn cho người lao động trước khi thi để trả lời phỏng vấn, trong đó yêu cầu người lao động không được khai báo về việc người lao động có quen biết, nộp hồ sơ, nộp tiền cho đối tượng trung gian môi giới để che giấu các hành vi lừa đảo.

Để ngăn ngừa hiện tượng trên, Trung tâm Lao động ngoài nước đã đưa ra thông báo như sau:

Thứ nhất, Trung tâm Lao động ngoài nước và IM Japan không phối hợp hay ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào khác để tổ chức ôn luyện trước khi thi tuyển, tuyển chọn, đào tạo và phái cử thực tập sinh.

Thứ hai, Trung tâm Lao động ngoài nước không thu bất kỳ khoản tiền nào của người lao động từ lúc người lao động nộp hồ sơ đến khi tham gia thi tuyển. Các khoản người lao động phải chi phí sau khi trúng tuyển bao gồm: tiền khám sức khỏe, học phí khóa đào tạo dự bị tiếng Nhật (3 tháng), tiền ăn và ký túc xá (7 tháng). Tổng chi phí cơ bản khoảng 25-30 triệu.

Xem thêm: Trypophobia Là Bệnh Gì – Từ A Đến Z Thông Tin Về Hội Chứng Sợ Lỗ

Thứ ba, Trung tâm Lao động ngoài nước không tổ chức hoặc liên kết với các tổ chức hay cá nhân để tổ chức các khóa ôn tập trước khi thi tuyển. Đồng thời, khuyến cáo người lao động tự ôn tập, rèn luyện thể thao trước khi thi theo hướng dẫn của Trung tâm.

Thứ tư, để đăng ký tham gia Chương trình, người lao động phải tự tải và hoàn thiện hồ sơ Đăng ký dự tuyển theo hướng dẫn trên website không nhận hoặc mua hồ sơ từ các đối tượng trung gian.

Thứ năm, trực tiếp đến Trung tâm Lao động ngoài nước (số 1, Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội) để nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc trực tiếp gửi chuyển phát nhanh bảo đảm qua đường bưu điện (Trung tâm không tiếp nhận hồ sơ thông qua trung gian).

Thứ sáu, kết quả tuyển chọn được đánh giá dựa trên kết quả từng nội dung thi tuyển của các ứng viên (Toán, thân thể, thể lực, phỏng vấn) và đảm bảo theo đúng các tiêu chí của Chương trình.

Thứ bảy, việc bố trí ngành nghề, giới thiệu công ty tiếp nhận cho ứng viên được IM Japan thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả thi tuyển, học lực và kinh nghiệm làm việc của các ứng viên và sẽ do công ty tiếp nhận phỏng vấn, quyết định lựa chọn.

Thứ tám, việc ứng viên nộp tiền cho các tổ chức, cá nhân trung gian môi giới là trái quy định của Chương trình, nếu không chủ động khai báo mà bị phát hiện người lao động sẽ bị dừng Chương trình.

Trung tâm Lao động ngoài nước nêu rõ, nếu phát hiện các trường hợp tiêu cực trong quá trình thi tuyển hoặc bị các tổ chức, cá nhân lừa đảo, đề nghị người lao động chủ động thông báo về Trung tâm Lao động ngoài nước để được hướng dẫn, hỗ trợ./.

Xem thêm: ” Sole Proprietorship Là Gì, Doanh Nghiệp Tư Nhân (Proprietorship) Là Gì

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 11 tháng năm 2018, đã có 131.075 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 119,16% kế hoạch năm 2018. Trong đó, Nhật Bản là thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam, với 61.004 lao động tham gia, chiếm hơn 46,5%.

https://vtv.vn/vtv8/lua-dao-xuat-khau-lao-dong-duoi-mac-im-japan-20181204162535634.htm

http://www.dolab.gov.vn/New/View2.aspx?Key=4143

http://colab.gov.vn/tin-tuc/1811/MOT-SO-CANH-BAO-CHO-NGUOI-LAO-DONG-KHI-THAM-GIA-CHUONG-TRINH-IM-JAPAN.aspx

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *