Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết cho bạn về chủ đề giấy phép hành nghề là gì? Tại sao cần phải có loại chứng chỉ này? Và các ngành nghề nào bắt buộc phải xin giấy phép hành nghề. Mời bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn:

*

Giấy phép hành nghề là chứng chỉ hành nghề

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ LÀ GÌ?

Giấy phép hành nghề hay còn có tên gọi khác là chứng chỉ hành nghề, theo văn bản pháp luật được định nghĩa như sau:

Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

Đang xem: Chứng chỉ hành nghề là gì, các ngành nghề nào cần có thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược

Giấy phép hành nghề thì được hiểu rộng hơn so với chứng chỉ hành nghề. Giấy phép hành nghề được cấp cho tổ chức, cá nhân, còn chứng chỉ chỉ được cấp cho cá nhân.

Tùy thuộc vào tính chất của từng ngành, nghề kinh doanh và nhu cầu quản lý của nhà, văn bản quy phạm pháp luật sẽ quy định cụ thể người hoạt động kinh doanh ngành, nghề đó có cần giấy phép hay không.

QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Trước đây, Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp đã có những quy định cụ thể tại Điều 9. Hiện nay, khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 ra đời, Nghị định 96/2015/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thì quy định này đã không còn. Tùy từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể sẽ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:

a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.

b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.

c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.”

VÌ SAO KINH DOANH CẦN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ?

*

Vì sao phải có giấy phép hành nghề

Giấy phép hành nghề là văn văn bản thể hiện rõ ràng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, đạo đức của một người.

Với nhiều ngành, nghề kinh doanh có đặc thù riêng, cá nhân hành nghề phải đạt được trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm nhất định. Ví dụ, đối với bác sĩ là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đây là công việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định, điều kiện được cấp giấy phép cho loại hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế và có ít nhất 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển toàn diện, các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự, đặc biệt những người quản lý điều hành bộ phận thì luôn yêu cầu ứng viên phải có giấy phép hành nghề nhằm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng tính chịu trách nhiệm của cả cá nhân và doanh nghiệp.

Như vậy, yêu cầu giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề kinh doanh nhất định là cần thiết.

CÁC NGÀNH NGHỀ CẦN CÓ CHỨNG CHỈ

gocnhintangphat.com tổng hợp bảng danh mục ngành, nghề kinh doanh hiện nay yêu cầu giấy phép hành nghề. Bạn đọc có thể tham khảo dưới đây (CCHN: chứng chủ hành nghề):

STT Ngành Số lượng Yêu cầu về người đứng
1 Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp 01 Người đứng đầu tổ chức: giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (trong trường hợp không có ủy quyền)

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty.

– >= 02 thành viên góp vốn.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Công ty hợp danh:

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty

– >= 02 thành viên hợp danh.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân:

– Chủ DNTN đồng thời là giám đốc có CCHN.

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

3 Dịch vụ kế toán 02 Giám đốc doanh nghiệp. Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
4 Giám sát thi công xây dựng công

trình

01 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
5 Khảo sát xây dựng 01 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
6 Thiết kế xây dựng công trình 01 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
7 Dịch vụ môi

giới bất động sản

>= 01 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
8 Dịch vụ định giá bất động sản >= 02 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
9 Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản >= 02

CCHN

môi giới

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

– Chủ sở hữu doanh nghiệp.

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

– 02 thành viên góp vốn.

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Công ty hợp danh:

– 02 thành viên hợp danh.

Xem thêm: Youtu.Be Là Gì ? 5 Cách Kiếm Tiền Từ Youtube Phổ Biến Nhất Hiện Nay

– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

Công ty cổ phần phải có:

– 02 cổ đông sáng lập.

– Người đại diện theo pháp luật,

Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần là thẩm định viên.

– Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp

13 Hành nghề dược 01 Cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
14 Sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y 02 Chứng chỉ sản xuất của: cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.

Chứng chỉ kiểm nghiệm của: cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

15 Kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y 02 Cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.

Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.

16 Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật 01 Cá nhân giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
17 Bán buôn thuốc bảo vệ thực vật 01 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp.
18 Hoạt động xông hơi, khử trùng 01 Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp
19 Bệnh viện 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
20 Phòng khám đa khoa 01 Người giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa.
21 Phòng khám chuyên khoa 01 Người giữ chức vụ quản lý, chịu trách

nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa.

22 Phòng chẩn trị y học cổ truyền 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám chẩn trị y học cổ truyền.
23 Nhà hộ sinh 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh.
24 Phòng khám chẩn đoán hình ảnh 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám chẩn đoán hình ảnh.
25 Phòng xét nghiệm 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm.
26 Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp.
27 Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
28 Cơ sở dịch vụ kính thuốc 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ kính thuốc.
29 Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh 01 Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
30 Dịch vụ bán đấu giá tài sản 01 Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

PHÂN BIỆT GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ VÀ GIẤY PHÉP KINH DOANH NĂM 2020

Theo định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Giấy phép hành nghề là là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân, tổ chức có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Giấy đăng ký doanh nghiệp sẽ ghi nhận thông tin của doanh nghiệp: tên, địa chỉ trụ sở, vốn, người đại diện, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của công ty. Hiện nay, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Giấy phép hành nghề sẽ ghi nhận thông tin của cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện được cấp: thông tin cá nhân, chuyên môn, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực.

Như vậy, Giấy phép doanh nghiệp được cấp cho doanh nghiệp, giấy phép hành nghề được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức Giấy phép hành nghề không phải là giấy phép kinh doanh.

Xem thêm: Spoil Và Spoiler Là Gì ? Nghĩa Của Từ Spoiler Trong Tiếng Việt

Trên đây là những tư vấn của gocnhintangphat.com gửi đến các bạn đọc liên quan đến quy định pháp luật về Giấy phép hành nghề.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận chuyên viên pháp lý tư vấn pháp luật trực tuyến qua:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *