Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc
Dân tộc không phải là một thực tại tự nhiên mà là một thực tại lịch sử. Trước khi có những tập hợp xã hội gọi là dân tộc, đã có rất nhiều tập hợp xã hội khác: gia tộc, công xã, bộ tộc, bộ lạc, lãnh chúa, nhà nước-đô thị, vương quốc, giáo triều v.v… Đến một lúc nào đó dân tộc mới xuất hiện và nó phải tổ hợp được những điều kiện căn bản sau đây để xuất hiện: một lãnh thổ và cộng đồng người hợp nhất chấp nhận sự quản lý của một nhà nước thống nhất gọi được là nhà nước-dân tộc. Cũng có thể kể thêm vào đó các yếu tố ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, phong tục, truyền thống … nhưng những nhân tố ấy không phải là quyết định: không thiếu gì dân tộc tự định nghĩa như là sự hợp nhất của rất nhiều chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá khác nhau. Những yếu tố này chỉ có được tầm quan trọng khi nhà nước đã xây dựng xong: nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình để quy định lãnh thổ và văn hoá, hiến chế… Để trở thành dân tộc theo nghĩa đó, xã hội phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định để lãnh thổ được mở rộng, những hoạt động kinh tế đã vượt qua khỏi được tình trạng tự cung tự cấp theo kiểu bộ lạc hay làng xã để giao lưu với những dân tộc khác. Là một thực tại lịch sử, sự tồn tại của dân tộc là không vĩnh viễn, nhưng ngày nay ý nghĩa của nó vẫn còn khá quan trọng trọng đối với đời sống con người.
Đang xem: Hồ chí minh: người theo chủ nghĩa dân tộc là gì, xấu hay tốt
Chủ nghĩa dân tộc đã ra đời cùng với sự hình thành của các dân tộc, nó có tác dụng vĩnh viễn hoá các thực tại dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là một ý thức hệ. Những cái tầm thường và bình thường của đời sống dân tộc đã được tô vẽ thành ra những cái kỳ bí, cao thượng, thần thánh. Các phương thức huyễn hoặc ấy ngày nay không có gì là bí mật: tuy khác nhau và nhiều vẻ, từ cổ xưa cho đến hiện đại, từ hoang đường thần bí cho đến “khoa học”, nhưng tất cả đều dựa trên thủ đoạn lấy một yếu tố nào đó hiện thực hoặc tưởng tượng rồi thổi phồng lên thành cái duy nhất tuyệt đối, bao trùm: thiên thư, khí thiêng sông núi, chủng tộc siêu đẳng, giai cấp tiên tiến, sứ mệnh Lịch sử, v.v…
chủ nghĩa dân tộc việt nam
Sự huyền thoại hoá ấy có thể được tạo ra từ những truyền thuyết trong dân gian, từ những tham vọng lập thuyết của những nhà trí thức, nhưng tất cả những lý lẽ tản mác ấy đều đã được các giai tầng cầm quyền gom góp lại, phát triển thêm để biến thành một thứ ý thức hệ cầm quyền. Đối với một cộng đồng, huyền thoại có thể chỉ là những mơ ước làm cho sang trọng hơn những cái không có gì sang trọng, đối với những nhà trí thức đó có thể là những giả thuyết đưa ra sau một quá trình tìm tòi; nhưng dưới sự thao túng của các ý thức hệ cầm quyền thì các huyền thoại ấy đã được sử dụng theo một mục đích mang tính chất quyền lực: hợp nhất lòng người, tập hợp lực lượng để thống nhất dân tộc hoặc là để đương đầu với những dân tộc khác. Nhưng mặt khác cũng qua đó khẳng định sự độc tôn quyền lực của các nhà nước đối với xã hội: trong phạm vi một dân tộc, khái niệm nhà nước-dân tộc là một phạm trù quản lý, tổ chức, phát triển, nhưng cũng lại là một phạm trù thống trị. Dù dưới hình thức nào thì chủ nghĩa dân tộc bao giờ cũng là sự khuếch đại về sự tối thượng của những giá trị bản vị cục bộ, địa phương, đặc thù: chủ nghĩa dân tộc chính là sự huyễn hoặc hoá về các thực tại dân tộc.
Theo những nhà nghiên cứu phương Tây thì dân tộc – cũng như chủ nghĩa dân tộc – chỉ có thể là sản phẩm của thời hiện đại, manh nha sau thời Trung cổ với sự tan rã của chế độ phong kiến, để phát triển mạnh mẽ sau cuộc cách mạng Pháp 1789. Theo quan niệm đó, sự hình thành của các dân tộc cũng đồng nghĩa với sự hình thành của giai cấp tư sản với nền kinh tế tư bản công nghiệp: các vương triều – mà sau này bị cách mạng đánh đổ – thật sự lại chính là những người đã góp phần thúc đẩy sự hình thành các dân tộc bằng những cuộc mở mang lãnh địa của mình. Được luồng tư tưởng của những nhà Khai sáng tiếp sức chủ nghĩa dân tộc đã tạo ra khí thế để thống nhất đất đai, ngôn ngữ, hành chính, luật pháp, văn hoá. Nhưng đến thế kỷ 19 về sau thì chủ nghĩa dân tộc ấy đã trở thành chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc: quyện chặt vào các ý thức hệ về chủng tộc, địa lý, tôn giáo… nó tạo ra lý luận về chiến tranh giành giật thuộc địa và thống trị các nước chưa phát triển.
Như vậy phải chăng dân tộc và chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu từ phương Tây với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản? Và phải chăng ở các nước châu Phi, châu Á, nơi chủ nghĩa tư bản chưa phát triển thì cũng chưa có sự hình thành của các dân tộc và cái đi kèm theo nó là chủ nghĩa dân tộc? Ở đây đã có hai vấn đề khác nhau và đối với hai vấn đề này, những nhà nghiên cứu của chúng ta đã không có câu trả lời rõ rệt: không khẳng định hẳn rằng khi những nước châu Phi, châu Á chưa có chủ nghĩa tư bản thì cũng chưa có xu hướng hình thành các dân tộc, nhưng họ lại cho rằng chủ nghĩa dân tộc ở những vùng này chỉ xuất hiện vào thế kỷ 20 với phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập theo chiều hướng hiện đại hoá.
Vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở ngoài nền văn minh phương Tây vì vậy vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhưng nhìn vào lịch sử những dân tộc châu Á, người ta thấy dân tộc đã hình thành ngay trong thời kỳ trước khi có chủ nghĩa tư bản phát triển: ở đây sự ra đời của một nhà nước thống nhất đã là yếu tố quyết định, chứ không phải chỉ là kinh tế hay lãnh thổ. Theo nghĩa này, dân tộc Trung quốc đã hình thành từ đời Tần Thuỷ Hoàng với chính sách “đại nhất thống”, một mặt be bờ ngặn chặn “rợ” phương Bắc đồng thời đi khai hoá bọn “man” ở phương Nam: chủ nghĩa dân tộc Trung quốc ngay từ đầu đã là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Nhưng do lẽ là một dân tộc đã biến được văn hoá thành văn minh sớm, đặc biệt đã tạo ra chữ viết thống nhất cùng với ý thức hệ cầm quyền có giá trị phổ biến (Nho giáo) rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà nước nên văn minh Trung Hoa đã trở thành mô hình để nhiều nước xung quanh tiếp nhận. Chính là từ nguồn vay mượn tự nguyện này mà nhà nước Nhật bản hình thành vào thế kỷ thứ 7 với sự ra đời của chế độ quân chủ tập quyền, mở đầu với dòng họ Xôga sau đó được tiếp nối với triều đại Taica.
Xem thêm: Kế Toán Thành Phẩm Là Gì ? Nhiệm Vụ Và Nguyên Tắc Kt Thành Phẩm
Trường hợp Việt Nam không giống với nước Nhật: nền văn minh Trung Hoa tràn sang Việt Nam không phải qua con đường giao tiếp bình đẳng mà là qua chính sách đồng hoá bằng bạo lực cực kỳ dai dẳng. Để khẳng định sự tồn tại của mình, Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng nghỉ trong suốt hai nghìn năm. Vấn đặt ra ở đây là trong tình hình ấy dân tộc Việt Nam đã hình thành từ lúc nào? Trong sách báo bàn luận về vấn đề này, các khái niệm liên hệ vẫn chưa được biện biệt rạch ròi để có thể trả lời cho chính xác.
Nước là khái niệm được dùng nhiều nhất để chỉ thị dân tộc, theo ý nghĩa yêu dân tộc cũng là yêu nước. Nhưng phân tích thì thấy nước có rất nhiều nội dung: có thể là một thị tộc (clan), một tộc người (ethnie), một bộ lạc (tribu) hoặc một liên minh bộ lạc. Ngoài ra nước cũng có thể hiểu như một triều đại, như nước của nhà Nguyễn, nước của nhà Lê (nhớ nước đau lòng con quốc quốc). Rõ ràng cùng một chữ nước nhưng nội dung của chúng rất khác nhau: nước-bộ lạc, nước-thị tộc với người đứng đầu là tù trưởng không thể nào đồng nghĩa với nước của một triều đại lãnh đạo bởi một ông vua. Sự biện biệt như trên là rất cần thiết để vấn đề được xác định chặt chẽ hơn: một dân tộc hiểu theo nghĩa một nhà nước-dân tộc không thể nào hình thành được trong thời tiền sử, sơ sử. Triều đại vua Hùng không thể gọi được là một “quốc gia” – dù chỉ là “phôi thai”– và dân tộc Việt Nam chỉ có thể hình thành vào thời kỳ đã giành được độc lập với một nhà nước thống nhất. Vào lúc nào? Nếu thừa nhận định nghĩa về dân tộc đã nói từ dầu thì sẽ rất dễ dàng đồng ý với những ai cho rằng dân tộc Việt Nam đã chỉ hình thành sau năm 939, khi đất nước bước vào giai đoạn tự chủ. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam cũng đã ra đời vào cái trục thời gian đó và đã mang tính chất rất đặc sắc của chế độ phong kiến Việt Nam.
Chủ nghĩa dân tộc phong kiến
Chủ nghĩa dân tộc phong kiến Việt Nam đã dồn hết lý lẽ để khẳng định sự độc lập của Việt Nam đối với Trung hoa: thần phục Trung hoa về mặt ngoại giao, văn hoá nhưng được tồn tại riêng biệt về mặt chủ quyền và lãnh thổ. Chúng ta thấy có hai động lực bên trong đã thúc đẩy thành thái độ ấy:a) Sự cảm nhận không rõ ràng nhưng cũng rất hiển nhiên về thực tại riêng biệt của Việt Nam đối với Trung hoa. Chính sách đô hộ và đồng hoá tuy có là làm biến chất hết sức nặng nề bản sắc của Việt Nam, nhưng bản sắc ấy vẫn được bảo tồn trong tiếng nói, phong tục, thờ cúng của dân gian, trong ký ức của cộng đồng, tất cả đã biểu hiện rất rõ rệt trong những truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc. Chính đây là sức mạnh ngầm bền bĩ đã tạo nên liên tục những làn sóng phản kháng, khởi nghĩa chống xâm lược rất quyết liệt, cuối cùng giành lại được chủ quyền.b) Việc giành quyền độc lập ấy hoàn toàn không có nghĩa là phục hồi lại được cái mô hình xã hội cũ trước khi bị đô hộ: quá khứ ấy đã chỉ còn là những mảnh rời, những hoài niệm. Một mô hình mới về xây dựng văn hiến do Trung Hoa mang lại trong thời đô hộ đã trở nên một thứ hình mẫu vừa thực tế vừa tiến bộ có thể căn cứ vào đó để xây dựng nhà nước.Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ mà các sử gia đến thế kỷ 15 mới đưa vào chính sử đã chứng tỏ rằng chủ nghĩa dân tộc Việt Nam chỉ hình thành rõ rệt khi chế độ phong kiến Việt Nam đã xây dựng xong. Tính chất hỗn hợp về văn hoá trong quá trình hình thành dân tộc khi Việt Nam quan hệ với Trung Hoa đã biểu hiện qua truyền thuyết ấy như sau:– Thuỷ tổ của Việt Nam là Trung Hoa: Đế Minh, cháu ba đời của Viêm đế Thần nông có hai người con. Một là Đế Lai, sau này trị vì phương Bắc. Một là Lộc Tục, lai với một người con gái phương Nam, được giao cho trị vì nước Xích quỷ ở phương Nam. Lộc Tục đã cướp Âu Cơ làm vợ – bà này vốn là vợ của Đế Lai trong một chuyến đi chơi phương Nam, – sau đó sinh ra trăm con trai, 50 theo Lôc Tục đi về phía biển, 50 theo Âu Cơ lên rừng. Hùng Vương, người con trưởng của 50 người theo mẹ, chính là vị vua đầu tiên của Việt Nam. Ý nghĩa của mối quan hệ huyền thoại về huyết thống này là rất rõ rệt: người Việt Nam chính là anh em cùng cha khác mẹ với người Trung Hoa.
– Bờ cõi Việt Nam mà truyền thuyết nói đến vừa bao gồm là toàn bộ xứ Bách Việt đã trở thành Trung Hoa: Tây giáp Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam tiếp cận Hồ Tôn Tinh (Chiêm Thành) và đó chính là toàn bộ miền Giang Nam và Lãnh Nam của Trung quốc cho đến Hoành Sơn của ta. Tuy vậy khi xác định cụ thể 15 bộ riêng biệt của Việt Nam thì lại rất mơ hồ, tên các “bộ” ấy không thống nhất và điều đáng chú ý lại không bao gồm được toàn thể những nước Bách Việt nói trên mà chỉ là “phạm vi của miền Bắc nước Việt Nam ngày nay cùng với một dải ở miền Nam tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc” . Sự lộn xộn về địa giới này của truyền thuyết – cùng với huyền thoại về Đế Minh người cháu ba đời của Viêm đế Thần nông nói trên – chỉ cốt chứng minh cho luận điểm: tuy ta ở phía Nam nhưng nguồn gốc của ta vẫn là Trung Hoa, sự khác nhau chỉ là lãnh thổ. Việt Nam là người đồng chủng lẫn đồng văn với Trung Hoa vì vậy không thể bị xem là Man di, mà phải được tồn tại một cách bình đẳng như một nước chư hầu.
Xem thêm: Taluy Là Gì – Taluy Âm Là Gì
Ý nghĩa hàm hồ của truyền thuyết bị biến thành lịch sử ấy cũng đã biểu hiện trực tiếp và minh bạch trong các phát biểu của hết thế hệ này đến thế hệ khác những nhà Nho:
– “Người có Bắc Nam, đạo kia không khác. Nhân nhân quân tử đau đau là không có. Nước An nam tuy xa ngoài Ngũ Lĩnh mà tiếng là nước thi thư, những bậc trí mưu tài thức đời nào cũng có” (NguyỄn Trãi)
– “Nước Đại Việt ở phía Nam Ngũ Lĩnh, là trời đã phân chia giới hạn Nam Bắc. Thuỷ tổ của ta dòng dõi Thần Nông, thế 1à trời đã sinh ra chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương” (Ngô Sĩ Liên).