Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số quan trọng trong đánh giá sự phát triển của thai nhi được đánh giá thông qua siêu âm. Vậy đường kính lưỡng đỉnh là gì và chỉ số này ở trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh ở thai nhi
Đường kính lưỡng đỉnhở thai nhi
Đường kính lưỡng đỉnh ( hay Biparietal diameter, được viết tắt là BPD) là đường kính lớn nhất của đầu trẻ. Đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá tuổi thai và sự phát triển của thai nhi.
Từ tuần thai 13 đến tuần 20 được coi là thời điểm vàng để mẹ có thể đo được đường kính lưỡng đỉnh thông qua siêu âm, sai số trong khoảng thời gian này chỉ lệch khoảng 10 – 11 ngày. Khi thai nhi càng lớn thì độ sai lệch càng cao, từ tuần thai thứ 26 độ sai số khi đo đường kính lưỡng đỉnh có thể lên tới 3 tuần.
Đang xem: Chiều dài lưỡng Đỉnh là gì, các chỉ số thai nhi và những Điều mẹ cần biết
Đường kính lưỡng đỉnh bình thường ở trẻ
Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, từ tuần 12 đến khi em bé chào đời, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5 đến khoảng 9cm. Một cách tương đối, mẹ bầu có thể tham khảo bảng dưới đây để biết đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi qua các tuần tuổi.
Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi tương đối qua các tuần tuổi
Đường kính lưỡng đỉnh của trẻ lệch so với tiêu chuẩn có ảnh hưởng gì?
Trung bình, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD) của trẻ sẽ khoảng 8,8 – 10cm tới khi chào đời. Nếu trẻ có chỉ số BPD thấp hơn khoảng giá trị này có nghĩa rằng em bé đang phát triển nhỏ hơn mức bình thường. Mẹ bầu sẽ được đề nghị thực hiện các siêu âm, xét nghiệm để kiểm tra sâu hơn tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu trẻ có chỉ số BPD cao hơn mức bình thường sẽ gây trở ngại lớn trong quá trình sinh, phần lớn trẻ có đường kính lưỡng đỉnh lớn mẹ sẽ phải chỉ định sinh mổ.
Tuy đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của trẻ nhưng để đánh giá toàn diện cần kết hợp với nhiều chỉ số quan trọng khác như chu vi đầu, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi,….
Các chỉ số mẹ bầu cần quan tâm ở thai nhi
Ngoài đường kính lưỡng đỉnh BPD thì các chỉ số sau đây mẹ bầu cũng cần quan tâm ở trẻ như:
Tuổi thai nhi (GA).Ngày dự sinh (EDD).Chiều dài xương đùi thai nhi (FL).Cân nặng thai nhi ước đoán (EFW).Chiều dài đầu mông (CRL), vào những tháng cuối sẽ đo chiều dài đầu chân.Đường kính ngang bụng (TTD).Đường kính trước và đường kinh sau bụng (APTD).Chu vi đầu trẻ ( HC).Chu vi vòng bụng của trẻ (AC).Chỉ số về nước ối (AFI).Đường kính xương chẩm (OFD).Khoảng cách hai mắt trẻ (BD).Đường kính tiểu não (CER).Đường kính ngực (THD).Đường kính cơ hoành (TAD).Chiều dài xương cánh tay ( HUM).Chiều dài xương khuỷu tay (Ulna).Chiều dài xương ống chân (Tibia).Chiều dài xương quay (Radius).Chiều dài xương mác (Fibula).
Ngoài chỉ số lưỡng đỉnh BPD, có rất nhiều chỉ số cần được đánh giá trong suốt thai kỳ ở thai nhi. Kết hợp những chỉ số này, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa cho mẹ những đánh giá chính xác nhất về thai nhi.
Bên cạnh chỉ số lưỡngđỉnh, sự phát triển của thai nhi được đánh giá thông qua nhiều chỉ số khác
Từ chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, mẹ có thể biết thêm những chỉ số nào?
Một cách tương đối, từ chỉ số BPD, mẹ bầu có thể tự tính nhẩm tuổi thai hay trọng lượng của thai nhi, cụ thể như sau:
Tính tuổi thai thông qua đường kính lưỡng đỉnh
Với cách tính này, mẹ sẽ lấy chữ số đầu tiên của chỉ số đường kính lưỡng đỉnh và áp dụng công thức dưới đây:
BPD = 2x => GA =(4×2)+5BPD = 3x => GA= (4×3)+3BPD = 4x => GA= (4×2)+2BPD = 5x => GA = (4×1)+1BPD = 6x/7x/8x/9x =>GA = (4×6/7/8/9)
Trong đó:
BPD: đường kính lưỡng đỉnh, tính bằng mm.GA: tuổi thai nhi, tính bằng tuần.
Tính cân nặng của thai nhi thông qua đường kính lưỡng đỉnh
Để tính trọng lượng thai nhi thông qua chỉ số BPD, mẹ bầu áp dụng công thức sau:
EFW= (BPD – 60) x 100
Hoặc áp dụng công thức:
EFW= (BPD x 88,69 – 5062
Trong đó, với 2 công thức:
EFE: cân nặng thai nhi, tính bằng gram.BPD: đường kính lưỡng đỉnh, tính bằng mm.
Ví dụ nếu BPD = 65mm thì EFW tính theo 2 cách sẽ là:
EFW = (75 – 60) x 100 = 1500 gram
EFW = 88,69 x 75 – 5062 = 1590 gram
Với 2 cách tính này vẫn có những sai số, và chỉ phù hợp khi đường kính đường kính lưỡng đỉnh của trẻ đã lớn.
Làm thế nào để trẻ có đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn?
Để trẻ có đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn hay phát triển bình thường thì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc mẹ bầu trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng, trong đó gồm có:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡnglà yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu ở từng giai đoạn thai kỳ khác nhau có sự khác biệt. Tuy nhiên cần đảm bảo 4 nhóm chất cân đối: chất đạm (protein), chất béo (fat), chất đường bột (carbohydrate), vitamin và các khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung sắt, canxi, kẽm, các vitamin nhóm B,… một cách hợp lý để thai nhi được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để phát triển và hoàn thiện.
Chế độ vận động
Chế độ vận động vô cùng quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện tuần hoàn máu cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, duy trì chế độ vận động với các bài thể dục nhẹ nhàng 15 – 30 phút mỗi ngày còng giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, phù chân,….
Chế độ nghỉ ngơi
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu được nghỉ ngơi đầy đủ và có giấc ngủ sâu sẽ giảm đáng kể tình trạng stress, căng thẳng.
Tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi sinh cho cả mẹ và bé. Nếu trước đó mẹ chưa thực hiện lịch tiêm phòng uốn ván thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ để tiêm bổ sung mũi uốn ván theo đúng lịch.
Ngoài ra, ngay từ trước khi mang thai, mẹ nên thực hiện các mũi tiêm phòng quan trọng như: vắc-xin cúm mùa, vắc-xin sởi, rubella, quai bị, vắc-xin viêm gan B, vắc-xin thủy đậu.
Thực hiện lịch thăm khám định kỳ
Thăm khám định kỳlà cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé
Thực hiện đầy đủ các mốc thăm khám trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Trong đó các mốc khám quan trọng mẹ không được bỏ qua:
Mốc khám thai đầu tiên từ tuần 11 đến 13 để phát hiện sớm những bất thường về dị tật thai nhi nếu có.Mốc khám thai thứ hai từ tuần 20 – 24 thực hiện siêu âm hình thái thai nhi phát hiện các dị tật ở các bộ phận .Mốc khám thai từ tuần 30 đến 32 phát hiện những dị tật muộn và kiểm tra bánh rau, nước ối,.. chuẩn bị cho bé chào đời.
Với những thông tin trên, hi vọng sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về đường kính lưỡng đỉnh ở trẻ và có thể hiểu được chỉ số này khi đọc kết quả mỗi lần siêu âm. Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số đánh giá quan trọng sự phát triển của trẻ. Chính vì thế bên cạnh chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ khoa học thì mẹ bầu cần ghi nhớ thăm khám định kỳ để theo dõi liên tục sức khỏe mẹ và bé.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi do cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để nuôi mẹ và bé.
Xem thêm: Hệ Thống Làm Lạnh Trực Tiếp Trên Tủ Lạnh Là Gì ? Có Ưu Điểm Gì Vượt Trội?
Nguyên nhân không có phôi thai
Hiện tượng không có phôi thai là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và giúp cả ngày tràn đầy năng lượng
Bạn không thể xem nhẹ tầm quan trọng của bữa sáng vì đây là thời điểm cần cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và khởi động ngày mới?
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚCBỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà NộiCấp cứu (24/24): 0243 728 0888 Xem bản đồ tại đâyGiờ làm việc:6h:30 đến 17:00 từ Thứ 2 – Chủ nhậtPhòng khám Nội – đa khoa từ 6:30 – 17:00Phòng khám Nhi từ 8:00 đến 17:00Cấp cứu: 24/24Khoa Phụ Sản từ 7:00 – 19:00. Trực sinh: 24/24Khám Ung bướu: 8:00 – 17:00Khám Tai Mũi Họng: 8:00 – 20:00Khám Răng hàm mặt: 8:00 – 17:00
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC