Song song với các chương trình đào tạo ‘Public’ được tổ chức tại Trụ sở của Nhà trường, rộng mở cho nhiều doanh nghiệp; gocnhintangphat.com còn thường xuyên triển khai các chương trình đào tạo ‘In-house’ được thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
Song song với hoạt động Đào tạo Doanh nghiệp, gocnhintangphat.com cũng triển khai Dịch vụ Tư vấn Quản lý cho các doanh nghiệp, gồm: Tư vấn tái tạo doanh nghiệp; Tư vấn hoạch định & triển khai chiến lược; Tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý…
“Tủ sách Doanh trí” gồm những cuốn sách kinh điển về quản trị và kinh doanh do gocnhintangphat.com tuyển chọn, biên soạn, biên dịch, xuất bản và phát hành.
Doanh nghiệp không bán sản phẩm, mà bán giải pháp; Doanh nghiệp không sản xuất sản phẩm, mà sản xuất khách hàng…
Đang xem: Chief customer officer là gì, tất tần tật các công việc của cco phải làm?
Sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp là gì? Theo Peter Drucker – “cha đẻ” của quản trị kinh doanh hiện đại, sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp chính là “khách hàng”. Nói cách khác, nếu một doanh nghiệp không thể “sản xuất” ra khách hàng, doanh nghiệp đó không thể tồn tại được. Và một nhân vật quan trọng thuộc loại bậc nhất trong quá trình “sản xuất khách hàng” của doanh nghiệp, đó chính là “Giám đốc Kinh doanh”.
Từ lâu, Giám đốc Kinh doanh thường được gọi là “Sales & Marketing Director” (SMD) hay “Sales & Marketing Manager” (SMM). Còn ngày nay, nếu như Giám Đốc Điều Hành được gọi là Chief Executive Officer (CEO), Giám Đốc Tài Chính được gọi là Chief Financial Officer (CFO), Giám Đốc Nhân Sự được gọi là Chief Human Resources Officer (CHRO)… thì Giám Đốc Kinh Doanh được gọi là Chief Customer Officer (CCO).
Công việc của CCO là quản lý và điều phối mọi công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Điều hành/ Giám đốc Công ty (CEO).
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thường bao gồm: Tiếp thị (Marketing), Bán hàng & Hệ thống Phân phối (Sales & Distribution), Hậu mãi (After- sales Services), và Hỗ trợ Thương mại (Trade Marketing),…
Với sự nhận thức sâu sắc về những thay đổi của lĩnh vực marketing và ngành quản trị bán hàng trên thế giới, cùng với bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam, các chuyên gia của gocnhintangphat.com đã nghiên cứu, thiết kế và biên soạn chương trình đào tạo Giám đốc Kinh doanh/ Chief Customer Officer (CCO).
Xem thêm: Tuổi Tuất Là Con Gì ? Người Tuổi Tuất Sinh Năm Bao Nhiêu? Tuổi Tuất Là Con Gì
CCO không chỉ là một “cái chức”, một cái chức rất to trong công ty (thường là nhân vật số 2 trong công ty, sau CEO), mà còn là một “cái nghề”, một cái nghề chuyên nghiệp trong xã hội, một nghề đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống thì mới có thể thành công.
Chương trình đào tạo “CCO” này và một chương trình khác nữa là chương trình đào tạo “Giám sát Bán hàng” (cấp dưới của CCO) được triển khai là nhằm “Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam”.
Ban giảng huấn của chương trình là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm về phát triển kinh doanh, về tiếp thị và quản trị bán hàng, những người có am hiểu sâu sắc về môi trường kinh doanh quốc tế và bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, những người mong muốn góp phần đưa hoạt động tiếp thị và ngành quản trị bán hàng của Việt Nam lên một tầm cao hơn, và góp phần xây dựng một nền văn minh thương mại chung cho toàn xã hội thông qua những hoạt động tiếp thị và quản trị bán hàng của các doanh nghiệp.
CCO THỜI 4.0 TỪ TÌM KIẾM KHÁCH HÀNGĐẾN TẠO RA KHÁCH HÀNG Trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, CCO sẽ phải thực sự trở thành người “tạo ra khách hàng” chứ không chỉ là “đi tìm khách hàng”. Xem thêm: Từ: Solitary Là Gì – Solitary Bằng Tiếng Việt Vì vậy, CCO cần chuyển từ tâm thế bị động (chỉ trăn trở làm sao bán được sản phẩm hiện có, làm sao đạt được doanh số đề ra) sang tâm thế chủ động (làm sao để cùng doanh nghiệp của mình đón đầu thị trường, nhìn thấy trước nhu cầu, chủ động dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm dịch vụ của mình). Và để làm được điều đó, CCO cũng cần phải có những nền tảng kiến thức khoa học hơn về thị trường, về quản trị và chiến lược chứ không chỉ là những kĩ thuật, thủ thuật về bán hàng nữa. |