Hai khái niệm về loãng xương và thiếu xương là khác nhau hoàn toàn, nhưng đa phần, người bệnh đều gọi chung là loãng xương.
Đang xem: Chỉ số t- score là gì, thiếu xương khác với loãng xương
Vậy hai tình trạng này khác nhau như thế nào, phân biệt và điều trị có gì đặc biệt, xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
1. Khái niệmThành phần của xương được cấu tạo từ 2 nhóm chính là chất vô cơ (khoảng 72%) và chất hữu cơ ( khoảng 28%). Chất hữu cơ gồm ossein, sợ collagen xương và các tế bào xương, chất vô cơ hay còn gọi là chất khoáng chủ yếu là nước, muối canxi, Mg, Na, K…
Trong hệ xương luôn tồn tại hai quá trình là sự hủy xương và sự tạo xương. Càng về lớn tuổi, hai quá trình này càng chênh lệch, sự tạo xương giảm sút, sự hủy xương tăng mạnh khiến một lượng lớn khối lượng xương “biến mất”
– Thiếu xương(Osteopania): biểu hiện tình trạng khối lượng xương của cơ thể thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Đây không được coi là bệnh lý. Khối lượng xương giảm nhưng còn đủ lượng chất vô cơ (khoáng xương) cần thiết.- Loãng xương(Osteoporosis): đây là bệnh lý. Việc giảm sút lớn canxi, vitamin D và các chất khoáng làm cho khối lượng xương giảm nghiêm trọng, xương giảm độ cứng và đàn hồi, xương giòn, xốp và dễ gãy, vỡ. Nếu cơ thể bị thiếu xương và chất lượng xương giảm dần theo thời gian có thể dẫn tới bệnh lý loãng xương.2. Chẩn đoán mật độ xương dựa vào phương pháp nào?
Việc xác định loãng xương hay thiếu xương cần thực hiện trên cơ sở đánh giá chuyên môn, cụ thể các bác sỹ sẽ tiến hành đo mật độ xương (BMD – Bone mineral density).Đo mật độ xương là phương pháp đo nhanh, đơn giản nhưng có kết quả chính xác. Tổng thời gian thực hiện một lần đo chỉ mất 3-5 phút.
Phòng khám Thủ Đô trang bị máy đo loãng xương hiện đại – đạt chuẩn WHO
Tuy nhiên để có chất lượng đo đạt chuẩn, người bệnh cần được khảo sát dưới máy đo mật độ có nguyên lý sử dụng chùm tia X rẻ quạt (Dexa) và đo 3 điểm gồm: cột sống thắt lưng, cổ xương đùi trái và cổ xương đùi phải (được Tổ chức y tế thế giới WHO coi là chỉ số vàng để đánh giá loãng xương)Ngoài ra, một số phương pháp khác có thể được áp dụng để chẩn đoán loãng xương như:Xét nghiệm: các chỉ số Bone marker như tạo xương – P1NP, hủy xương – Beta Crosslaps và tái tạo xương Serum Osteocalcin.Xquang: trước đây việc chẩn đoán loãng xương dựa khá nhiều vào sự thấu quang xương khá lớn trên phim Xquang
CT Scaner: có thể dùng để đánh giá mức độ đâm xuyên của bức xạ trong kỹ thuật CT định lượng (quantitative CT)3. Chỉ số khi đo mật độ xươngKết quả đo độ loãng xương được xác định bằng 2 chỉ sốT-score và Z-score.
Xem thêm: Top Thực Phẩm Giàu Tyramine Là Gì, Chế Độ Ăn Maoi: Cách Tránh Thức Ăn Với Tyramine
T-score:Là mật độ xương của bệnh nhân được so sánh với mật độ xương đỉnh của người cùng giới,cùng màu da lúc trưởng thành khỏe mạnh (25 tuổi). T-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với chỉ số chuẩn của người trẻ.Z-score:Là chỉ số so sánh sự chênh lệch mật độ xương của bệnh nhân với mật độ xương của một người cùng tuổi, trọng lượng, giới tính, màu da…ở tình trạng chuẩn. Z-score là chỉ số lệch của bệnh nhân so với người cùng tuổi, giới, trọng lượng, màu da. Chỉ số này rất có ích nó gợi ý cho chẩn đoán loãng xương thứ phát vì sự mất xương nhiều , nếu Z- score nhỏ hơn – 1,5 gợi ý có những yếu tố bất thường tác động vào sự mất xương. Bs cần phải tìm hiểu lý do tại sao có sự mất xương nhiều bất thường như vậy.
Kết quả đo | Nhận định |
Chỉ số T-score lớn hơn hoặc bằng -1 | Bình thường |
Chỉ số T-score từ -2.5 đến -1 | Thiếu xương (Osteopania) |
Chỉ số T-Score thấp hơn hoặc bằng -2.5 | Loãng xương (Osteoporosis) |
4. Bệnh loãng xương và thiếu xương có liên quan đến nhau như thế nào?Thiếu xương là tình trạng khối lượng xương thấp, không đạt đủ tiêu chuẩn, nên thường là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.- Theo thống kê thì phụ nữ có tỉ lệ loãng xương cao hơn nam giới, nguyên nhân một phần là do phụ nữ có khối lượng xương thấp hơn nam giới. Nguyên nhân khác là do phụ nữ thường bị mất mát canxi khá nhiều sau khi sinh đẻ hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh.
Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Thẳng Thắn Là Gì Just Review!!! Thẳng Thắn Là Gì
– Người châu Á có bộ xương nhỏ, khối lượng xương thấp nên có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các châu lục khác.- Những người từ nhỏ đã thấp bé, nhẹ cân, có tiền sử gia đình bị thiếu xương thì họ có trên 50% nguy cơ mắc bệnh loãng xương.- Thiếu xương thường gặp ở người trên 50 tuổi, nếu không có biện pháp tăng cường canxi và khoáng chất kịp thời thì mật độ xương tiếp tục giảm khi độ tuổi tăng lên, gây ra tình trạng loãng xương ở tuổi già.