Để tổng hợp lại kiến thức, hôm nay Kiến Guru gửi đến các bạn bài viết Hệ Thống Kiến Thức Chương Dòng Điện Trong Các Môi Trường. Mong muốn rằng với bài viết có thể phần nào tóm gọn và hệ thống một cách tổng quát nhất các kiến thức của chương dòng điện trong các môi trường.

Đang xem: Dòng Điện trong chất Điện phân là gì, chất Điện phân là gì

Bên cạnh đó là cùng nhau giải thích tìm hiểu những hiện tượng vật lý rất đỗi quen thuộc xung quanh chúng ta. Chẳng hạn như: Vì sao chúng ta lại bị giật khi đụng vào kim loại có tiếp xúc với điện hay vì sao lại có thể chích điện cá để bắt cá dưới nước… và vô vàn những hiện tượng chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống về dòng điện trong các môi trường.

Nào bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nhé.

I. Dòng điện trong kim loại – Chương dòng điện trong các môi trường

*

– Các tính chất điện của kim loại có thể giải thích được dựa trên sự có mặt của các electron tự do trong kim loại. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do.

– Trong chuyển động, các electron tự do luôn luôn va chạm với các ion dao động quanh vị trí cân bằng ở các nút mạng và truyền một phần động năng cho chúng. Sự va chạm này là nguyên nhân gây ra điện trở của dây dẫn kim loại và tác dụng nhiệt. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

– Hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không, là hiện tượng siêu dẫn.

II. Dòng điện trong chất điện phân – Chương dòng điện trong các môi trường

*

– Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt và ion âm về anot. Các ion trong chất điện phân xuất hiện là do sự phân li của các phân tử chất tan trong môi trường dung môi.

– Khi đến các điện cực thì các ion sẽ trao đổi electron với các điện cực rồi được giải phóng ra ở đó, hoặc tham gia các phản ứng phụ. Một trong các phản ứng phụ là phản ứng cực dương tan, phản ứng này xảy ra trong các bình điện phân có anot là kim loại mà muối cẩu nó có mặt trong dung dịch điện phân.

– Định luật Fa-ra-đây về điện phân.

– Khối lượng M của chất được giải phóng ra ở các điện cực tỉ lệ với đương lượng với chất của nó và với điện lượng q đi qua dung dịch điện phân.

– Biểu thức của định luật Fa-ra-đây:

III. Dòng điện trong chất khí – Chương dòng điện trong các môi trường

*

– Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt, các ion âm và electron về anot.

Xem thêm: Thuốc Toplexil Là Thuốc Gì ? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu? Thành Phần, Cách Dùng, Giá Bán

– Khi cường độ điện trường trong chất khí còn yếu, muốn có các ion và electron dẫn điện trong chất khí cần phải có tác nhân ion hoá (ngọn lửa, tia lửa điện. ). Còn khi cường độ điện trường trong chất khí đủ mạnh thì có xảy ra sự ion hoá do va chạm làm cho số điện tích tự do (ion và electron) trong chất khí tăng vọt lên (sự phóng điện tự lực).

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế giữa anôt và catôt có dạng phức tạp, không tuân theo định luật Ôm (trừ hiệu điện thế rất thấp).

– Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường. Cơ chế của tia lửa điện là sự ion hoá do va chạm khi cường độ điện trường trong không khí lớn hơn 3.105 (V/m)

– Khi áp suất trong chất khí chỉ còn vào khoảng từ 1 đến 0,01mmHg, trong ống phóng điện có sự phóng điện thành miền: ngay ở phần mặt catot có miền tối catôt, phần còn lại của ống cho đến anot là cột sáng anốt.

– Khi áp suất trong ống giảm dưới 10-3mmHg thì miền tối catôt sẽ chiếm toàn bộ ống, lúc đó ta có tia catôt. Tia catôt là dòng electron phát ra từ catot bay trong chân không tự do.

IV. Dòng điện trong chân không – Chương dòng điện trong các môi trường

Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dịch có hướng của các electron bứt ra từ catot bị nung nóng do tác dụng của điện trường.

Đặc điểm của dòng điện trong chân không là nó chỉ chạy theo một chiều nhất định từ anot sang catot.

V. Dòng điện trong bán dẫn – Chương dòng điện trong các môi trường

– Dòng điện trong bán dẫn tinh khiết là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do và lỗ trống.

– Tuỳ theo loại tạp chất pha vào bán dẫn tinh khiết, mà bán dẫn thuộc một trong hai loại là bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Dòng điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là dòng electron, còn trong bán dẫn loại p chủ yếu là dòng các lỗ trống.

– Lớp tiếp xúc giữa hai loại bán dẫn p và n (lớp tiếp xúc p – n) có tính dẫn điện chủ yếu theo một chiều nhất định từ p sang.

Xem thêm: Đồng Bào Là Gì – Giải Thích Nghĩa Của Từ Đồng Bào

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua các kiến thức của chương dòng điện trong các môi trường. Các bạn đã phần nào hiểu thêm về các hiện tượng các định lý rồi chứ ?

Để hiểu biết thêm các bạn cũng có thể tham khảo nhiều bài viết về lý thuyết và hiện tượng ngoài đời sống của Kiến Guru và nhiều nguồn sách báo, trang web hiện tượng vật lý. Qua đó bạn có thể nghiên cứu nhiều hơn về thế giới xung quanh và cũng phần nào đó giúp bạn làm tốt các bài tập, đề thi kiểm tra. Thế giới là muôn điều thú vị hãy cùng trải nghiệm cùng Kiến Guru.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *