*

*
*
*
*
*

*
Hôm nay 22
*
Hôm qua 144
*
Tuần này 663
*
Tháng này 3216

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH :

1. Chức năng, nhiệm vụ Phòng chỉ đạo tuyến:

Phòng Chỉ đạo tuyến là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động công tác chỉ đạo tuyến.

Đang xem: Phòng chỉ Đạo tuyến là gì, phòng chỉ Đạo tuyến, cơ cấu tổ chức

Nhiệm vụ của Phòng chỉ đạo tuyến:

– Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình giám đốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.

– Phối hợp với các khoa phòng tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến trình giám đốc bệnh viện và báo cáo cấp trên.

2. Tổ chức và nhân sự:

Hiện có: 3 biên chế

* Các bộ phận:

a. Chỉ đạo hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới.

b. Đào tạo cán bộ chuyên khoa.

c. Nghiên cứu khoa học.

* Lãnh đạo: 01 Phụ trách phòng.

II. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TUYẾN NĂM 2011:

1. Mục tiêu 1: Củng cố tổ chức mạng lưới, đánh giá thực trạng mạng lư­ới chuyên khoa tâm thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đảm bảo đầy đủ và ổn định biên chế cho mạng lưới chuyên khoa tâm thần tại Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã: 1-2 bác sĩ, y sĩ; 2-3 điều dưỡng.

Xem thêm: Cài Ultraview Là Gì ? Chỉ Cách Sử Dụng Phần Mềm Kết Nối Máy Tính

2. Mục tiêu 2: Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của phòng khám tâm thần quận, huyện.

– Quản lí, điều trị 70% số bệnh nhân tâm thần ước tính của quận, huyện.

– Chữa ổn định cho 80% bệnh nhân tâm thần được quản lí (bệnh nhân không bị tái phát đi bệnh viện, tái hoà nhập với gia đình và cộng đồng).

– Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đột xuất tại các trạm y tế xã, phường.

– Thực hiện tốt công tác thống kê báo cáo của các Trung tâm y tế.

– Quản lý tốt thuốc chuyên khoa tâm thần tại các Trung tâm y tế quận, huyện.

3. Mục tiêu 3: Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

– Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mạng lưới chuyên khoa tâm thần và bác sĩ, y sĩ của các bệnh viện tâm thần của Thành phố Hồ Chí Minh.

– Phối hợp với một số Trung tâm y tế thực hiện một đề tài NCKH về quản lí bệnh nhân tâm thần ngoại trú.

4. Mục tiêu 4: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN NĂM 2011.

Xem thêm: Yếu Đuối, Ủy Mị Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ủy Mị Trong Tiếng Việt Ủy Mị Là Gì

– Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ y tế cho mạng lưới chuyên khoa tâm thần tại bệnh viện tâm thần TP.Hồ Chí Minh hoặc tại cơ sở y tế địa phương nhằm góp phần bổ sung cho đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng, trao đổi kinh nghiệm với tuyến dưới về chuyên môn và quản lý.- Chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ thích hợp cho tuyến dưới, phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng tuyến, giúp đỡ tuyến dưới hoàn thiện, sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật mũi nhọn.- Thông tin hai chiều về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, hỗ trợ thông tin tuyến dưới giúp gửi bệnh nhân đi khám đúng chuyên khoa.- Tăng cường cán bộ y tế cho tuyến dưới và vùng sâu, vùng xa (đề án 1816)- Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực dịch tễ học lâm sàng và y xã hội học lồng ghép với hoạt động chỉ đạo tuyến.- Tham gia các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.- Phối hợp và giúp đỡ tuyến dưới trong công tác phòng chống bệnh tâm thần; phát hiện bệnh nhân mới, tư vấn các giải pháp và góp phần giải quyết những vấn đề đó.- Cung cấp thông tin y học cần thiết cho tuyến dưới: sách chuyên khoa, tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ…- Đánh giá các hoạt động triển khai: định kỳ sơ kết, giao ban quý, tổng kết công tác chỉ đạo tuyến.- Nhận hỗ trợ, chỉ đạo của Sở Y tế TPHCM, tuyến Trung ương, các giáo sư đầu ngành; hợp tác với các khoa phòng trong bệnh viện nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *