Tóm tắt
Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể hơn so với các chất đinh dưỡng đa lượng khác. 1g chất béo cung cấp 9Kcal, trong khi 1g chất đạm hoặc 1g tinh bột chỉ cung cấp 4KcalChất béo có hương vị thơm ngon tạo cảm giác ngon miệngLà dung môi hòa tan nhiều vitamin quan trọng cho cơ thểChất béo không bão hòa có lợi nhất đối với sức khỏe và có nhiều trong thực phẩm thực vậtChất béo bão hòa có thể không có hại cho sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ nhưng nó vẫn không có lợi bằng chất béo không bão hòaChất béo chuyển hóa – đặc biệt là loại nhân tạo cần nhanh chóng loại bỏ khỏi chế độ dinh dưỡngKhông tái sử dụng dầu mỡ đã rán ở nhiệt độ cao, vì khi ở nhiệt độ cao nó sẽ sản sinh ra chất độc hại
Chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa (unsaturated fats), nếu ở nhiệt độ phòng sẽ có dạng chất lỏng, được coi là chất béo có lợi vì chúng có thể cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, giảm viêm, ổn định nhịp tim, và đem lại nhiều lợi ích khác.
Đang xem: Ta nên hay không nên Ăn chất béo bão hòa là gì, chúng khác nhau như thế nào?
Chất béo không bão hòa chủ yếu có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như dầu thực vật cùng các loại hạt khô dinh dưỡng.
Có hai loại chất béo không bão hòa “tốt”:
Chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fats) được tìm thấy với nồng độ cao trong:Dầu ôliu, dầu lạc, và dầu hạt cải;Quả bơ;Hạt bí ngô và vừng.Chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fats) chủ yếu có trong:Quả óc chó;Hạt lanh;Dầu hạt cải – tuy có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao hơn, nhưng đây cũng là nguồn chất béo không bão hòa đa tốt.
Chất béo omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa quan trọng. Cơ thể không thể tự sản sinh ra loại chất béo này nên bắt buộc phải tổng hợp từ thức ăn.
Một cách cung cấp chất béo omega-3 tuyệt vời là ăn cá 2-3 lần/tuần;Các chất béo omega-3 tốt có nguồn gốc thực vật bao gồm hạt lanh, quả óc chó, và dầu hạt cải hoặc dầu đậu nành;Theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, lượng chất béo omega-3 trong máu cao hơn có thể làm giảm nguy cơ chết yểu ở người cao tuổi.
Đa số mọi người không ăn đủ chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã gợi ý rằng:
8-10% tổng lượng calo hấp thụ hàng ngày nên đến từ các chất béo không bão hòa đa.
Và cũng có bằng chứng chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất béo không bão hòa đa (15% lượng calo hàng ngày) thay cho chất béo bão hòa có thể giảm bớt nguy cơ bị bệnh tim.
Gần đây hơn, một thử nghiệm ngẫu nhiên có tên là Thử nghiệm bổ sung dinh dưỡng đa lượng tối ưu cho sức khỏe tim mạch (OmniHeart) đã cho thấy rằng việc thay một chế độ ăn nhiều carbohydrate bằng một chế độ giàu chất béo không bão hòa, chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn, sẽ làm giảm huyết áp, cải thiện lượng mỡ trong máu, và giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Dưới đây là hướng dẫn trực quan về việc tìm các loại thực phẩm chứa chất béo có lợi để giúp bạn xác định chất béo nào tốt hoặc gây hại cho sức khỏe.
Tìm thực phẩm có chất béo tốt cho sức khỏe
Một số thực phẩm rất giàu chất béo có lợi, nhưng cũng có một số loại không được như vậy. Lành mạnh nhất là: hải sản, hạt khô dinh dưỡng, và dầu vì chúng chứa chất béo omega-3 và các chất béo không bão hòa khác.
Thực phẩm gây hại: thịt đỏ, bơ, và kem, vì chúng chứa quá nhiều chất béo bão hòa (saturated Fats). Tệ nhất là: dầu được hyđrô hóa một phần, hay còn được biết đến như là “chất béo chuyển hóa.” (trans fats)
Vì vậy, hãy lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe. Hạn chế thức ăn nhiều chất béo bão hòa. Tránh tuyệt đối những gì có chất béo chuyển hóa. Và đừng ăn các loại thực phẩm như bánh mì trắng, đường, và khoai tây để thay cho những thức ăn có chất béo: carbohydrate tinh luyện (carb xấu) và tinh bột cũng có hại cho sức khỏe ngang chất béo bão hòa – thậm chí còn tồi tệ hơn.
Có thể bạn quan tâm: Bột ngũ cốc nảy mầm đầy đủ tinh bột chậm, chất đạm tốt, chất xơ có trong lớp vỏ hạt dồi dào, vitamin, khoáng chất… Một khẩu phần ngũ cốc bạn có thể ăn thay bữa sáng, bữa phụ, ăn thêm vào bữa chính để giảm lượng thức ăn như thịt, cá, cơm trắng…Bạn xem bài viết chi tiết ở đây: Bột ngũ cốc nảy mầm
Hãy lưu ý rằng tất cả chất béo có trong thực phẩm đều chứa nhiều loại chất béo khác nhau. Dầu hạt cải chứa chất béo omega-3 có nguồn gốc từ thực vật, nhưng cũng có cả chất béo không bão hòa đơn và một số chất béo không bão hòa đa. Dầu đậu nành là nguồn chất béo omega-3 và omega-6 tốt. Ngay cả dầu thực vật cùng các loại thực phẩm lành mạnh được coi là những nguồn chất béo tốt cho sức khỏe (chẳng hạn như hạt khô dinh dưỡng, và cá) cũng vẫn chứa một hàm lượng nhỏ chất béo bão hòa.
*Thực phẩm giàu omega-3 có nguồn gốc thực vật có thể đóng vai trò bổ sung quan trọng trong một chế độ dinh dưỡng có lượng chất béo omega-3 hải sản thấp; nếu chế độ ăn đã có đầy đủ nguồn chất béo omega-3 hải sản thì các chất béo omega-3 thực vật có thể sẽ không đem lại nhiều lợi ích bằng.
**Dầu ôliu nguyên chất tuyệt đối có nhiều chất chống ôxy hóa và cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Xem thêm: Diệt Virus Tạo Đuôi Lnk Là Gì ? Phần Mềm & Cách Mở File Huong Dan Sua Loi File
***Dầu dừa và dầu cọ cũng có lượng chất béo bão hòa cao nhưng có thể không gây hại cho sức khỏe như chất béo bão hòa từ thịt đỏ và bơ.
Chất béo bão hòa
Tất cả thực phẩm chứa chất béo đều có một hỗn hợp những chất béo cụ thể. Ngay cả những thực phẩm lành mạnh như thịt gà và hạt khô dinh dưỡng cũng chứa chất béo bão hòa, nhưng hàm lượng ít hơn nhiều so với thịt bò, phô mai, và kem.
Chất béo bão hòa chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhưng một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như dừa, dầu dừa, dầu cọ, và dầu hạt cọ.
Cẩm nang Dinh dưỡng cho người Mỹ đã khuyến nghị hấp thụ ít hơn 10% calo/ngày từ chất béo bão hòa.Hiệp hội Tim mạch Mỹ thậm chí còn đề xuất hạn chế lượng chất béo bão hòa xuống 7% tổng lượng calo.Tuy nhiên, việc cắt giảm chất béo bão hòa sẽ không mang lại lợi ích gì nếu mọi người thay thế nó bằng carbohydrate tinh luyện (carb xấu). Ăn carb xấu thay cho chất béo bão hòa đúng là có làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” (LDL), nhưng nó cũng đồng thời giảm luôn nồng độ cholesterol “tốt” (HDL) và gia tăng các chất béo trung tính. Xét một cách tổng thể thì nó cũng gây ra những ảnh hưởng có hại cho tim mạch không khác gì khi ăn quá nhiều chất béo bão hòa.
Ở Mỹ, các nguồn chất béo bão hòa lớn nhất trong chế độ dinh dưỡng là:
Pizza và phô maiSữa tươi, bơ và các món tráng miệng làm từ sữa nguyên kem hoặc ít béoBánh quy và các món tráng miệng làm từ hạt nghiềnĐồ ăn nhanh
Mặc dù trong nhiều thập kỷ qua, các cẩm nang dinh dưỡng luôn cho rằng chất béo bão hòa là có hại, nhưng những năm gần đây quan điểm đó lại có chút thay đổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc ăn theo các chế độ dinh dưỡng giàu chất béo bão hòa không làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, trong đó có một báo cáo phân tích những phát hiện của 21 nghiên cứu đã theo dõi 350.000 người trong 23 năm.
Các nhà điều tra xem xét mối quan hệ giữa lượng chất béo bão hòa tiêu thụ với bệnh tim mạch vành (CHD), đột quỵ, và các bệnh tim mạch khác (CVD). Cuối cùng, họ đưa ra một kết luận gây tranh cãi: “Các nghiên cứu dịch tễ học không có đủ bằng chứng để kết luận rằng chất béo bão hòa có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bị CHD, đột quỵ, hay CVD.”Một nghiên cứu được công bố rộng rãi vào năm 2014 đã đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa chất béo bão hòa và các bệnh về tim, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard quả quyết là bài báo đó đã gây ra những hiểu lầm trầm trọng. Để làm sáng tỏ sự thật, Trường Y tế Công cộng Harvard đã triệu tập một nhóm chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức một buổi hội thảo, “Bão hòa hay không bão hòa: Loại chất béo có quan trọng không?”
Thông điệp bao quát là việc cắt giảm chất béo bão hòa có thể tốt cho sức khỏe nếu mọi người thay thế nó bằng các chất béo có lợi, đặc biệt là chất béo không bão hòa đa. Hấp thụ chất béo tốt thay cho chất béo bão hòa sẽ làm giảm nồng độ cholestero “xấu”, và cải thiện tỷ lệ cholesterol toàn phần thành cholesterol “tốt”, đồng thời giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim.
Ăn chất béo tốt thay cho chất béo bão hòa cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kháng in*su*lin, tiền thân của bệnh tiểu đường. Do đó, tuy chất béo bão hòa có thể không gây hại như ta từng nghĩ, nhưng các bằng chứng đã chỉ ra rõ ràng rằng:
Chất béo không bão hòa vẫn là loại chất béo tốt cho sức khỏe nhất.
Tỷ lệ phần trăm các loại chất béo cụ thể có trong những loại dầu và mỡ phổ biến*
Hạt cải | 7 | 58 | 29 | 0 |
Hoa rum | 9 | 12 | 74 | 0 |
Hướng dương | 10 | 20 | 66 | 0 |
Ngô | 13 | 24 | 60 | 0 |
Ôliu | 13 | 72 | 8 | 0 |
Đậu nành | 16 | 44 | 37 | 0 |
Lạc | 17 | 49 | 32 | 0 |
Cọ | 50 | 37 | 10 | 0 |
Dừa | 87 | 6 | 2 | 0 |
Nhóm Mỡ nấu ăn | ||||
Mỡ trừu | 22 | 29 | 29 | 18 |
Mỡ lợn | 39 | 44 | 11 | 1 |
Bơ | 60 | 26 | 5 | 5 |
Nhóm Bơ thực vật/Bơ phết | ||||
70% dầu đậu nành, dạng cục | 18 | 2 | 29 | 23 |
67% dầu ngô và dầu đậu nành, dạng hộp | 16 | 27 | 44 | 11 |
48% dầu đậu nành, dạng hộp | 17 | 24 | 49 | 8 |
60% dầu hướng dương, đậu nành và hạt cải, dạng hộp | 18 | 22 | 54 | 5 |
*Các giá trị được biểu thị bằng phần trăm tổng chất béo; dữ liệu được thu thập từ các phân tích tại Phòng thí nghiệm lipid (hợp chất béo) của Trường Y tế Công cộng Harvard và từ các ấn phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Chất béo chuyển hóa
Các axit béo chuyển hóa, hay thường được gọi là chất béo chuyển hóa, được tạo ra bằng cách đun nóng dầu thực vật lỏng với sự có mặt của khí hyđrô và một chất xúc tác, quá trình này được gọi là hyđrô hóa.
Hyđrô hóa một phần dầu thực vật sẽ làm chúng ổn định hơn và ít bị ôi khét. Quá trình này cũng chuyển đổi dầu thành dạng rắn, biến chúng thành bơ thực vật hoặc mỡ trừu (shortening).Dầu bị hyđrô hóa một phần có thể được đun nóng liên tục và nhiều lần mà không bị hỏng, do đó chúng rất lý tưởng để chiên rán đồ ăn nhanh.Với những lý do trên, dầu bị hyđrô hóa một phần đã trở thành một thành phần chính trong các nhà hàng và thậm chí là cả ngành công nghiệp thực phẩm. Nó được dùng để chiên rán, dùng cho các loại bánh nướng, đồ ăn nhanh đã qua chế biến, và bơ thực vật.
Dầu bị hyđrô hóa một phần không phải là nguồn chất béo chuyển hóa duy nhất trong chế độ ăn của ta. Loại chất béo này còn có sẵn trong mỡ bò và chất béo của các sản phẩm từ sữa với hàm lượng nhỏ.
Có thể bạn quan tâm: Một số người ăn thực vật hoàn toàn, thường tỏ ra lo lắng về lượng đạm vào cơ thể liệu có đủ hay không. Vấn đề này được giải quyết khi người đó tiêu thụ sản phẩm từ hạt đậu nành, đặc biệt là đậu nành đã lên men như tương cổ truyền của chúng ta. Bạn xem bài viết chi tiết ở đây: Tương cổ truyền
Chất béo chuyển hóa là loại chất béo có hại nhất cho tim, mạch máu, và toàn bộ cơ thể vì những lý do sau:
Chúng làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” và hạ cholesterol “tốt”;Chúng gây viêm sưng, cũng là phản ứng liên quan đến miễn dịch mà đã được chứng minh là có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, và các bệnh mãn tính khác;Góp phần vào hiện tượng kháng in*su*lin;Ngay cả hàm lượng nhỏ chất béo chuyển hóa cũng có thể gây hại cho sức khỏe – với mỗi 2% calo từ chất béo chuyển hóa được tiêu thụ hàng ngày, nguy cơ bị bệnh tim mạch vành sẽ tăng 23%.
Con đường dài tiến tới loại bỏ chất béo chuyển hóa nhân tạo
Trong nhiều năm liền, chỉ có những chuyên gia dinh dưỡng thực sự mới biết loại thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa. Chất béo ma ảo này được tìm thấy trong hàng nghìn thực phẩm, nhưng chỉ những người thân thuộc với “từ đã được mã hóa/code words” là dầu bị hyđrô hóa một phần và mỡ trừu mới nhận thấy sự hiện hữu của nó.
May sao, sau khi một loạt nghiên cứu diễn ra vào thập kỷ 1990 gióng lên hồi chuông cảnh báo về các ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của nó, hàng loạt chính sách cải tiến đã liên tục được đưa ra để loại bỏ chất béo chuyển hóa nhân tạo trong ngành cung cấp thực phẩm Mỹ vào năm 2018.
Xem thêm: ” Tổng Cầu Là Gì ? Biểu Đồ Tổng Cầu Là Gì
Tuy nhiên, con đường loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa không được phẳng phiu, êm xuôi như vậy, và bên ngoài Mỹ vẫn còn vô vàn việc phải làm. Ở rất nhiều quốc gia đang phát triển, lượng chất béo chuyển hóa tiêu thụ vẫn rất cao.
(Theo: Harvard T.H. Chan, người dịch: Tống Hải Anh – nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)
Bạn vừa đọc xong bài viết cơ bản về Chất béo. Nó nằm trong nhóm 3 dưỡng chất đa lượng thiết yếu. Hai dưỡng chất còn lại, và chúng tôi cũng đã có bài viết về chúng là Carbohydrate và Protein.