Hai pháp Tục Ðế (Sammuttisacca) và Chân Ðế (Paramatthasacca) bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. Trong Phật Giáo, Thiền chỉ và Thiền quán là 2 pháp hành rất quan trọng. Đặc biệt, đối tượng của Thiền quán là Pháp Chân Đế và đối tượng của Thiền chỉ là Pháp Tục Đế hay Pháp Chế Định. Cho nên, người học Phật cần phải phân biệt rõ thế nào là giả định (tụcđế), thế nào là thật thể (chânđế). Ðâu là hữu vi, đâu là vô vi để không có sự lầm lẩn, chấp “ngón tay là mặt trăng”; nhất là đối với người hành thiền tứ niệm xứthì vấn đề càng quan trọng hơn, vì hành thiền minh sát là quán xét để thấu triệt bản chất thật thể của các pháp,thì khi đó mới hành ThiềnTứ Niệm Xứđúng được.

Đang xem: Là gì? nghĩa của từ chân Đế tiếng anh là gì vietgle tra từ

*

Chữ Chân Đế (Paramatthasacca): Chân lý tối thượng, sự thật tuyệt đối, hay thực tại rốt ráo. Tiếng Anh là reality, actuality. VàKhông bao giờ thay đổi (Parama aviparito): không thay đổi ở đây không có nghĩa là thường hằng, bất biến, mà nó có nghĩa là trước sau giống nhau không sai khác. Quá khứ như thế nào thì hiện tại và tương lai cũng như thế ấy; do đó được gọi là chân như (chân: sự thật; như: không thay đổi). Ví dụ “các Pháp do duyên sanh thì các Pháp đó do duyên diệt, cái gì có sanh thì cái đó phải diệt.” Ngoài ra, về mặt chiết tự ta có thể hiểu (chân: sự thật, đế: sự thật) chân đế là sự thật của sự thật, là thực thể của tục đế. Theo Vi Diệu Pháp có tất cả là bốn thực thể của các pháp: 1. Tâm (Citta): thành phần tri giác của chúng sanh. 2. Sở hữu tâm (Cetasika): thành phần phụ thuộc của tâm. 3. Sắc pháp (Rūpa): thành phần vật chất, vô tri. 4. Niết bàn (Nibāna): bản thể tịch tịch, chấm dứt sự sinh diệt của Danh Sắc. – Tâm(Citta),Sở hữu tâm(Cetasika) vàSắc pháp (Rūpa) gọi là pháp hữu vi (Saṅkhāra). – Niết Bàn(Nibāna)được gọi là pháp vô vi (Asaṅkhāra).

*

• Chữ Tục Đế(Sammuttisacca)là sự thật mang tính chế định, có nghĩa là sự thật thông thường do thế tình đặt ra, thay đổi theo thời gian, môi trường hay tập thể nào đó nên có khi đúng khi không. Ví dụ như khi nói ở Việt Nam tài xế lái xe phải đi bên phải là đúng luật, còn bên Úc thì bên trái là đúng luật. Như vậy chỉ đúng ở địa phương hay thời điểm nào đó thôi.Chữ Sammuttisacca còn được các dịch giả dịch bằng những danh từ khác nhau như sau:Chế định: ngôn từ để chỉ định vật gì định đặt.Mặc ước: ước định, khái niệm về vật gì.Thi thiết: đặt bày ngôn từ diễn đạt các sự vật …Mặc dù được dịch với nhiều danh từ, nhưng tựu chung thì Tục đế là các ngôn từ được định đặt ra để diễn đạt các sự vật. Pháp Tục Ðế được chia ra làm hai loại chế định: Danh chế định Nāmapaññatti và nghĩa chế định Atthapaññatti.

*

Trong xã hội người ta quy định vật này vật kia, người này người kia để dễ phân biệt nhưnhà lầu, xe hơi,ông A, bà B…v.v… thì gọi làDanh chế định (Nāmapaññatti) (danh xưng), khi nói đến danh chế định thì người liền liên tưởng đến vật được miêu tả thì gọi lànghĩa chế định (Atthapaññatti). Ví dụnhư nói đến trái chanh là nói đến một vật có hiện hữu (Paramattha), tên gọi trái chanh làdanh chế định (Nāmapaññatti)và hình ảnh trái chanh hiện lên trong đầu lànghĩa chế định (Atthapaññatti).Một ví dụ khác, chữ “giận” là ngôn ngữ là danh chế định. Khi nói đến “giận” là hình dung đến một cơn giận đã xảy ra trong quá khứ thì gọi là khái niệm.Còn ngay trong thực tại mà ta đang sân giận tức là cơn giận đang hiện hữu là sự thật chân đế Paramattha.

Xem thêm: Chính Sách “Một Trung Cộng Là Gì, Các Sắc Tộc Tại Singapore

Khi hành thiền thì ngay thực tại thì không có giận nhưng cứ nghĩ đến chuyện hôm qua mình giận ai đó, rồi nhớ đến trạng thái giận như thế nào thì hình ảnh giận chỉ là khái niệm mà thôi.Cho nên có thể nói Chân Đế là bản thể của Tục Đế.
1. Danh chơn chế định (Sāvijjamāna paññatti): là những danh từ chỉ thực tánh chân đế, những danh từ dùng để diễn đạt pháp Chân đế. Thí dụ: Tâm, Sở hữu tâm, Sắc pháp, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Uẩn, Xứ, Giới, Ðế, Niết Bàn …
Thí dụ: Cái nhà (vì cái nhà do hiệp thành từ nhiều yếu tố), tôi (tôi là tập hợp ngũ uẩn), Chư thiên, Ma vương …v.v…
3. Danh chơn, phi danh chơn chế định(Vijjāmāna avijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, chữ trước chỉ vật có thật (pháp chân đế), chữ sau chỉ vật theo qui ước (pháp tục đế).
Thí dụ: Tâm tôi (tâm thì có, còn tôi thì không có), Tiếng radio, Mùi sầu riêng … tiếng, mùi là những danh từ chỉ vật có thật (chân đế); tôi, radio, sầu riêng là những danh từ giả định (tục đế).4. Phi danh chơn, danh chơn chế định(Avijjāmāna vijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, tiếng trước thuộc về ngôn từ giả định (pháp Tục đế), tiếng sau thuộc về những danh từ chỉ vật có thật (pháp Chân đế).
Thí dụ: Tôi sân, nó có tâm tham … (Tôi, nó là giả danh, không có thật; sân, tâm tham là những trạng thái có thật.)5. Danh chơn, danh chơn chế định(Vijjāmāna vijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, tiếng trước và tiếng sau đều chỉ những sự vật có thật.
Thí dụ: Tâm Tham, Nhãn Thức, Thọ Lạc … (Tâm, Tham, Nhãn, Thức, Thọ, Lạc đều là những sự vật có thật)6. Phi danh chơn, phi danh chơn chế định (Avijjāmāna avijjāmāna paññatti): là những danh từ ghép, trong đó tiếng trước và tiếng sau đều chỉ những sự vật giả danh.

Xem thêm: Trà Thảo Mộc Là Gì ? Nghĩa Của Từ Thảo Mộc Trong Tiếng Việt Nghĩa Của Từ Thảo Mộc Trong Tiếng Việt

Thí dụ: nhơn loại, thiên hạ, trời đất, cha con, ông cháu, nhà tôi, xe tôi.. những danh từ đó diễn đạt những sự vật không có thật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *