It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Lệ phí là gì, Ý nghĩa và các loại Án phí là gì, quy Định Án phí với người cao tuổi

*

*

Tóm tắt: Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. Án phí dân sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (Nghị quyết số 326). Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến một số quy định về án phí dân sự cần lưu ý và một số vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Abstract: Fees for the civil court is the amount of money paid by the involving parties in the law case to the state budget under a court”s decision. The current fees for the civil court are prescribed in the Civil Procedure Code of 2015 and the Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 of December 30, 2016 of the National Assembly Standing Committee on the norms of fees and charges for civil courts, exemption, reduction, receipt, management and utilization (Resolution No. 326). Within the scope of this article, the author mentions a number of provisions on fees for civil courts and issues arising in the current practices.

*

Theo quy định của điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 326, án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấpvềdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Ngoài ra,án phí dân sự còn được tính trongtrường hợpTòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự (khoản 1 Điều 21 Nghị quyết số 326). Mức án phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghịquyếtsố 326.
Án phí dân sự chia thành án phí dân sự có giá ngạch và án phí dân sự không giá ngạch. Khoản 2 và 3Điều 24 Nghị quyết số 326 quy định như sau:
– Vụ án dân sự không có giá ngạch làvụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
Ví dụ như: Tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con, tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất; trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bốhợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụngđấtvô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác…
– Vụ án dân sự có giá ngạch làvụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Ví dụ, tranh chấp về các loại hợp đồng, tranh chấp về chia tài sản chung, tranh chấp về chia thừa kế, tranh chấp về bồi thường thiệt hại tài sản, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấpvềquyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần, tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc…
Như vậy, điểm khác biệt giữa vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch là trong vụ án dân sự có giá ngạch thì yêu cầu của đường sự là tiền, còn trong vụ án dân sự không có giá ngạch thì đương sự không có yêu cầu là tiền.

Xem thêm: Tổng Quan Thông Tin Ngành Địa Chất Là Gì ? Địa Chất Học

Án phí dân sự gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 24 Nghị quyết số 326.
Về nguyên tắc, nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) và các Điều 26 và 29 Nghị quyết số 326. Tuy nhiên, nghĩa vụ dân sự sơ thẩm vẫn có một số trường hợp được xem như là ngoại lệ cần phải lưu ý như sau:
– Trường hợp thứ nhất: trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáothỏa thuậnđượcvớinhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việcbồi thườngthiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm (điểm f khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326).
-Trường hợp thứ hai: đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án,quyếtđịnh trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung (điểm d khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326).
-Trường hợp thứ ba: Tòa án đã tiến hành hòa giải; tại phiên hòa giải, đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án,quyếtđịnh thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhauvềviệc giảiquyếtvụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia (điểm đ khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326).

Xem thêm: Đá Tourmaline Là Đá Gì ? Vòng Đá Tourmaline Giá Bao Nhiêu ? Đá Tourmaline Là Gì

– Trường hợp thứ tư: các đương sự thỏa thuận được với nhauvềmức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụcấpdưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch (điểm b khoản 6 Điều 27 Nghị quyết số 326).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *