Theo BS CKII Nguyễn Công Định, hậu sản hiểu đơn giản là những vấn đề về sức khỏe sau khi sinh con. Đây là vấn đề đáng lo ngại của phụ nữ sau sinh.

Tác giả bài viết:ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định– Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II)

*

Hậu sản là gì?

Theo cách nói thông thường thì hậu sản là thời kì 3 tháng đầu sau khi sinh. Theo y văn thì hậu sản là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày sinh. Sáu tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

Đang xem: 5 căn bệnh hậu sản hậu là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa các bệnh sản hậu

Như vậy bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Cho nên trong giai đoạn sinh con phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản

Hậu sản đó là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.

Những người phụ nữ bị hậu sản thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Đặc biệt, sau sinh nếu bị thiếu cân người mẹ dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng điều này ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản ở phụ nữ

– Không được chăm sóc sức khỏe trước sinh tốt: thiếu chất, thể lực kém,…

– Căng thẳng, mệt mỏi trước sinh, không hấp thụ dinh dưỡng khiến cơ thể bị kiệt sức, suy nhược.

– Không kiêng cữ sau thời gian sinh con: phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ mà gần gũi chồng quá sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

– Căng thẳng, mệt mỏi do chăm sóc bé thời gian mới sinh.

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ hậu sản

– Gầy gò ốm yếu, không tăng được cân sau khi sinh.

– Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả, hoặc có ăn uống được nhưng mà không lên được cân.

– Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.

– Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, cơ thể xanh xao, kiệt sức

– Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.

Xem thêm: Torment Là Gì – Nghĩa Của Từ Torment Trong Tiếng Việt

– Phụ nữ mắc hậu sản có cảm giác không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Sau sinh nhiều chị em cócảm giác bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn. Ảnh minh họa

Các bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản

Vấn đề sinh con gây ra những căng thẳng nhất định về mặt tinh thần và thể chất. Trong quá trình sinh đẻ không được thuận lợi hay không giữ đúng vệ sinh có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa sau khi sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của phụ nữ.

Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong thời kỳ hậu sản:

Cơn đau tử cung

Do trong tử cung vẫn còn máu cục, sản dịch… nên thỉnh thoảng tử cung có những cơn co bóp mạnh để tống các chất dư thừa ra ngoài gây nên những cơn đau tử cung. Ở người con so thường ít gặp vì chất lượng tử cung còn tốt. Biểu hiện này thường gặp ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì chất lượng cơ tử cung yếu dần, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài dẫn đến tử cung có cơn đau.

Băng huyết

Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ.

Dấu hiệu chung của băng huyết là chảy máu nhiều ngay sau khi đẻ thai và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi…

Tùy từng căn nguyên như đờ tử cung, sót rau hoặc rách đường sinh dục… mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Phải có biện pháp can thiệp kịp thời và thích hợp cho từng trường hợp.

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản khởi điểm là từ đường sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám).

Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất. Ảnh minh họa

Cách phòng bệnh hậu sản

Phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh sản hậu là rất cần thiết. Khi sinh xong thường cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lỗ thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho bà mẹ. Vậy cần phải kết hợp cả y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bà mẹ.

– Các mẹ sinh xong phải được chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Tránh kiêng cử không hợp lý gây tình trạng căng thẳng cho thai phụ, mất vệ sinh gây trực tiếp ra những bệnh hậu sản

– Áp dụng các biện pháp xông hơi đúng cách, tắm gội bằng thảo dược tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Wield Là Gì ? Wield In Vietnamese

– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách giúp phục hồi tránh viêm nhiễm vùng kín

– Ngâm chân thư giãn, lưu thông các huyệt bàn chân, giúp cơ thể tuần hoàn

– Giữ tinh thần luôn tươi vui, thoải mái

Chỉ cần thực hiện tốt những phương pháp chăm sóc và bảo vệ kể trên các mẹ nhanh chóng bình phục và tránh được các bệnh hậu sản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *