Chủ nghĩa khủng bố (tiếng Anh: Terrorism) vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa nào về chủ nghĩa khủng bố được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách.
Đang xem: Terrorism là gì, phân loại khủng bố nghĩa của từ terrorist
Chủ nghĩa khủng bố (Terrorism)
Khái niệm
Chủ nghĩa khủng bố trong tiếng Anh là Terrorism.
Việc sử dụng các biện pháp khủng bốnhư một cách nhằm gây các ảnh hưởng chính trị đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử.
Tuy nhiên cho đến nay chủ nghĩa khủng bốvẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và vẫn chưa có một định nghĩa nào về chủ nghĩa khủng bố được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật cũng như giữa các nhà hoạch định chính sách.
Việc một người vừa có thể bị lên án là khủng bố bởi lực lượng này vừa có thể được tôn vinh như một chiến binh chiến đấu vì tự do bởi lực lượng khác đã phản ánh rõ hiện thực này.
Đặc điểm
– Mặc dù chưa có sự thống nhất về định nghĩa nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất xác định một số đặc điểm chung nổi bật của các hành động khủng bố: Đó là những hành động sử dụng bạo lực, hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, có tính toán trước, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thông thường là mục tiêu chính trị.
– Trong những hành động này, yếu tố kích thích nỗi sợ hãi lây lan được cho là then chốt, và sự tàn nhẫn, coi thường các giá trị nhân bản, hướng vào những nơi đông người là những đặc điểm nổi bật.
Phân loại
Khủng bố nhà nước (State terrorism)
– Đây là hành động khủng bố do nhà nước thực thi, sử dụng các công cụ mà một nhà nước có sẵn như các cơ quan cưỡng chế, thực thi pháp luật dựa trên những phương tiện đã được hợp thức hóa.
– Vụ Israel giết hại những thủ lĩnh của phong trào Hamasthuộc Palestine năm 2004 được cho là một ví dụ của khủng bố nhà nước.
Khủng bố có sự tài trợ của nhà nước(State-sponsored terrorism)
– Đây là hành động khủng bố của một nhóm khủng bố trong nước hoặc quốc tế, có sự tài trợ của chính quyền quốc gia.
– Theo Mỹ, Afghanistan, Libyavà Iraqlà ba quốc gia chính tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế vì những mục đích riêng. Với phương thức này, quốc gia tài trợ khủng bố có thể sử dụng các nhân viên mật vụ hoặc người đại diện cùa mình nhằm tạo nên sự bất ổn về kinh tế và chính trị tại một quốc gia khác.
– Các quốc gia còn có thể tài trợ khủng bố bằng cách hỗ trợ phương tiện, tiền bạc, vũ khí và các thiết bị quân sự, huấn luyện và cung cấp thông tin tình báo về đường di chuyển cho những kẻ khủng bố.
Khủng bố của những người theo chủ nghĩa dân tộc (Nationalist terrorism), hoặc chủ nghĩa khủng bố mang màu sắc li khai sắc tộc.
– Theo đó, các hoạt động khủng bố thường được dùng trong những hoạt động của các phong trào chống thực dân của những người theo chủ nghĩa dân tộc, hoặc bởi các nhóm đấu tranh đòi li khai khỏi một quốc gia nào đó.
– Ví dụ như phong trào xứ Basqueở Tây Ban Nha, phong trào của người Sikhở Ấn Độ, hay các phong trào chống Israelcủa người Palestine.
Khủng bố ý thức hệ (Ideological terrorism/Social terrorism)
Với hình thức này, những kẻ khủng bố sử dụng hoạt động khủng bố để thay đổi một chính sách đối nội (ví dụ như luật phá thai) hoặc để lật đổ một Chính phủ nào đó. Loại khủng bố này cũng có thể mang màu sắc tôn giáo.
Khủng bố của tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (Criminal terrorism)
– Các tập đoàn buôn bán ma túy có thể dùng hoạt động khủng bố để bảo vệ lợi ích riêng bằng cách tấn công Chính phủ và các cá nhân có ý định gây khó khăn cho hoạt động và tầm ảnh hưởng của họ.
– Ví dụ, những tổ chức Mafiacủa Ýđã sử dụng khủng bố để ngăn chặn các nỗ lực trấn áp hoạt động tội phạm của Chính phủ nước này.
Xem thêm: Tiêu Chuẩn Ul Là Gì ? Lý Do Nên Mua Sản Phẩm Đạt Chuẩn Ul
Kết luận:
Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, vì trong nhiều trường hợp, các loại hình khủng bố này có thể đan lồng vào nhau, khó có thể phân biệt rạch ròi. Chẳng hạn, các hoạt động khủng bố ở Chesniavừa mang màu sắc tôn giáo, vừa mang màu sắc của chủ nghĩa li khai.