MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 137/TCCP-CCVC

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1996

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VỤ TRƯỞNG, PHÓ VỤ TRƯỞNG VÀ CÁCCHỨC VỤ TƯƠNG ĐƯƠNG Ở CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG – TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC – CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.

Đang xem: Nhiều cơ quan sáng tạo chức danh hàm vụ trưởng là gì có hàm vụ trưởng,

– Ban hành kèm theo quyết định này bản “Tiêu chuẩnVụ trưởng, Phó vụ trưởng và các chức vụ tương đương ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ”.

Điều 2.– Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ này.

Ban tổ chức – Cán bộ Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Chính phủ Độc lập – Tự do – Hạnhphúc

HàNội, ngày 11 tháng 7 năm 1996

Phan Ngọc Tường

(Đã ký)

TIÊU CHUẨN

I. TIÊU CHUẨNVỤ TRƯỞNG VÀ CÁC CHỨC VỤ TƯƠNG ĐƯƠNG

Điều 1.– Chức trách:

Vụ trưởng và các chức vụ tươngđương ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọi chunglà Bộ) là công chức lãnh đạo đứng đầu một Vụ, chịu trách nhiệm điều hành hoạt độngcủa Vụ để thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về lĩnhvực chuyên môn, chuyên ngành được giao.

Điều 2.– Nhiệm vụ:

1. Lãnh đạo điều hành công chứctrong vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chức năng;

– Tổ chức thực hiện việc thammưu giúp lãnh đạo Bộ xây dựng quy hoạch và kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về pháttriển lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.

– Chủ trì hoặc tổ chức phối hợpvới các Vụ chức năng của Bộ nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi các vănbản pháp quy, các chế độ chính sách có liên quan đến công tác quản lý ngành đểBộ ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành.

– Tổ chức hướng dẫn, kiểm tratrong phạm vi toàn ngành việc thực hiện các văn bản pháp quy, các chế độ, chínhsách đã ban hành có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Vụ và kiến nghị xử lýnhững vi phạm.

– Chuẩn bị nội dung tổ chức tổngkết, đánh giá kết quả hoạt động của chuyên ngành theo chức năng được giao.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác doBộ trưởng giao.

– Tổ chức nắm tình hình, tổng hợpthông tin, thống kê, lưu trữ số liệu về quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụtrách.

2. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫnnghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương tronglĩnh vực quản lý chuyên ngành.

3. Chủ trì hoặc tham gia các đềtài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn của Vụ.

4. Quản lý công chức – viên chứcvà bảo vệ, bảo quản, sử dụng có hiệu quả tài sản cơ quan đã giao cho Vụ theoquy định của Nhà nước.

Điều 3.– Phẩm chất:

1. Trung thành với Tổ quốc, vớiĐảng, với Nhân dân, tích cực thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng công tác được giao.

2. Có bản lĩnh vững vàng, dámnghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân, dám đấu tranh chống những biểuhiện tiêu cực, bảo thủ trì trệ.

3. Đoàn kết nội bộ; xây dựng tậpthể vững mạnh, làm việc có hiệu quả. Không vi phạm luật pháp và các quy định củaNhà nước, nội quy quy chế của cơ quan.

4. Phong cách làm việc dân chủ,quan hệ trân tình và bình đẳng với đồng nghiệp, đồng sự; gần gũi quần chúng;chí công vô tư.

Điều 4.– Năng lực:

1. Có năng lực quản lý, điềuhành các hoạt động của Vụ và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành.

2. Có khả năng nghiên cứu xây dựngcác văn bản pháp quy, hoạch định chiến lược quản lý vĩ mô và đề xuất các giảipháp kinh tế – kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động của Bộ,ngành.

Điều 5.– Hiểu biết:

1. Nắm vững chủ trương, đường lối,chính sách của đảng và Nhà nước về lĩnh vực được giao.

2. Nắm vững các luật, các văn bảnpháp quy của Nhà nước đã ban hành về lĩnh vực, hoặc có liên quan đến lĩnh vựcphụ trách.

3. Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quảnlý của ngành chuyên môn, có kinh nghiệm tổ chức và xử lý nghiệp vụ.

4. Am hiểu tình hình chính trị,kinh tế – xã hội của nước ta, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điều 6.– Hiểu biết:

1. Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ từngạch chuyên viên chính trở lên.

2. Trình độ lý luận chính trịcao cấp.

3. Biết một ngoại ngữ thông dụngtrình độ C (sơ cấp).

4. Đã học quản lý hành chính Nhànước (trình độ sơ cấp trở lên).

Điều 7.– Các tiêu chuẩn khác:

1. Có 5 năm công tác trở lêntrong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý hành chính Nhà nướcvề lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.

2. Không quá 50 tuổi đối với namvà 45 tuổi đối với nữ (khi bổ nhiệm).

3. Có sức khoẻ đảm bảo công tác.

Xem thêm: Trường Mail Spf Record Là Gì ? Tạo Spf Record Cho Domain Như Thế Nào?

Điều 8.– Chức trách:

Phó Vụ trưởng và các chức vụtương đương ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (dưới đây gọichung là Bộ) là công chức lãnh đạo giúp việc Vụ trưởng, được Vụ trưởng phâncông phụ trách tổ chức và chỉ đạo thực hiện một phần công việc của lĩnh vựcchuyên môn, chuyên ngành mà vụ được giao, thay mặt Vụ trưởng điều hành các hoạtđộng của Vụ khi Vụ trưởng đi vắng. (Trường hợp Vụ có nhiều Phó Vụ trưởng, thì mộtphó Vụ trưởng được phân công trực chịu trách nhiệm điều hành).

Điều 9.– Nhiệm vụ trong việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện mộtphần công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành của Vụ được Vụ trưởngphân công:

1. Chủ trì hoặc tổ chức phối hợpvới các Vụ chức năng của Bộ nghiên cứu xây dựng hoặc kiến nghị sửa đổi các vănbản pháp quy, các chế độ chính sách.

2. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tratrong phạm vi toàn ngành về việc thực hiện các văn bản pháp quy, các chế độchính sách đã ban hành.

3. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫnnghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phươngtrong phạm vi quản lý chuyên ngành.

4. Tổ chức nắm tình hình, tổng hợpthông tin, thống kê lưu trữ số liệu về quản lý nghiệp vụ.

5. Chủ trì hoặc tham gia các đềtài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn của Vụ.

6. Quản lý công chức – viên chứcvà tài sản cơ quan đã giao cho Vụ khi Vụ trưởng đi vắng.

Điều 10.– Phẩm chất:

1. Trung thành với Tổ quốc, vớiĐảng, với Nhân dân, tích cực thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng công tác được giao.

2. Có bản lĩnh vững vàng, dámnghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân, dám đấu tranh chống những biểuhiện tiêu cực, bảo thủ trì trệ.

3. Đoàn kết nội bộ, xây dựng tậpthể vững mạnh, làm việc có hiệu quả. Không vi phạm luật pháp và các quy định củaNhà nước, nội qui qui chế của cơ quan.

4. Phong cách làm việc dân chủ,bình đẳng với đồng nghiệp, đồng sự; gần gũi quần chúng; chí công vô tư.

Điều 11.– Năng lực:

1. Có năng lực quản lý, điềuhành các hoạt động của Vụ và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành.

2. Có khả năng nghiên cứu xây dựngcác văn bản pháp qui, hoạch định chiến lược quản lý vĩ mô và đề xuất các giảipháp kinh tế – kỹ thuật và chuyên môn phục vụ cho hoạt động của Bộ, ngành.

Điều 12.– Hiểu biết:

1. Nắm vững chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước về phần công việc của Vụ được phân công phụtrách.

2. Nắm vững các luật, các văn bảnpháp quy của Nhà nước đã ban hành có liên quan đến phần công việc của Vụ đượcphân công phụ trách.

3. Hiểu biết sâu về nghiệp vụ,có kinh nghiệm tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ.

4. Am hiểu tình hình chính trị,kinh tế – xã hội của nước ta, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điều 13.– Trình độ:

1. Đạt tiêu chuẩn ngạch chuyênviên, bậc 6/10 trở lên.

2. Trình độ lý luận chính trịtrung cấp.

3. Biết một ngoại ngữ thông dụngtrình độ C (sơ cấp).

4. Đã học quản lý hành chính Nhànước (trình độ sơ cấp trở lên).

Điều 14.– Các tiêu chuẩn khác:

– Có 5 năm công tác trở lêntrong ngành; trong đó có ít nhất 2 năm làm công tác quản lý hành chính Nhà nướcvề lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.

– Không quá 45 tuổi đối với namvà 40 tuổi đối với nữ (khi bổ nhiệm).

– Có sức khoẻ bảo đảm công tác.

Điều 15.– Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày banhành và được áp dụng thống nhất trong ở tất cả các Bộ để xem xét khi bổ nhiệm Vụtrưởng, Phó Vụ trưởng đồng thời làm cơ sở để nhận xét đánh giá công chức.

Trong quá trình thực hiện nếu cóvấn đề gì chưa hợp lý sẽ nghiên cứu bổ sung, sửa đổi.

Điều 16.– Đối với những Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng đương nhiệmchưa đạt tiêu chuẩn trong quy định này phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cácmặt còn thiếu để đến năm 2000 tất cả đều đạt tiêu chuẩn quy định.

Điều 17.

Xem thêm: Bùng Nổ Xu Hướng ” Sugar Baby Là Gì, Sugar Daddy, Sugar Baby Là Gì

– Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành quy định này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *