BẠN có bao giờ bị người nào cố tình coi rẻ bạn chưa? Có lẽ người giám đốc, người chủ, cấp trên, hoặc ngay cả người bà con khinh khi bạn và đối xử với bạn hết sức khinh mạn? Bạn nghĩ gì về người đó? Cá tính của người đó có hấp dẫn bạn không? Tuyệt nhiên không! Tại sao? Bởi vì tính tự cao tạo nên bức tường ngăn cách và bóp nghẹt sự giao tiếp.Bạn đang xem: Tự cao là gì
Tính tự cao khiến một người hạ phẩm giá người khác, để mình có vẻ luôn luôn hơn người. Người có thái độ như thế ít khi nói tốt về người khác. Họ thường có điều tiêu cực kèm theo lời họ như: “Vâng, điều đó có thể đúng, nhưng anh ấy có vấn đề này hay khuyết điểm nọ”.
Đang xem: Căn bệnh lớn nhất Đời người chính là tự kiêu là gì, tự kiêu là gì
Sách Thoughts of Gold in Words of Silver (Ý tưởng vàng son chứa đựng trong lời bằng bạc) diễn tả tính tự cao là “một tật xấu luôn gây hại. Nó hủy hoại danh tiếng của một người, không để lại một chút gì đáng khâm phục”. Có lạ gì không khi ở gần người tự cao, chẳng ai cảm thấy thoải mái? Thật vậy, thường thường giá phải trả cho tính tự cao là hiếm có bạn hữu chân thật. Sách này nói tiếp: “Trái lại, người ta yêu kẻ khiêm nhường—không phải kẻ tự hào vì mình khiêm nhường, mà là kẻ thật sự khiêm nhường”. Kinh Thánh nói một cách thích đáng: “Sự kiêu-ngạo của người sẽ làm hạ người xuống; nhưng ai có lòng khiêm-nhượng sẽ được tôn-vinh”.—Châm-ngôn 29:23.
Tuy nhiên, có một điều còn quan trọng hơn việc được tình bạn hay vinh dự từ người ta, đó là tính tự cao ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa một người và Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời xem kẻ tự cao, kẻ kiêu ngạo, và kẻ tự phụ như thế nào? Tự cao hay khiêm nhường—có quan trọng đối với Ngài hay không?
Một bài học về sự khiêm nhường
Người được soi dẫn viết sách Châm-ngôn phát biểu: “Sự kiêu-ngạo đi trước, sự bại-hoại theo sau, và tánh tự-cao đi trước sự sa-ngã. Thà khiêm-nhượng mà ở với người nhu-mì, còn hơn là chia của cướp cùng kẻ kiêu-ngạo”. (Châm-ngôn 16:18, 19) Sự khôn ngoan của những lời đó được khẳng định rõ trong trường hợp của Na-a-man, một viên tướng người Sy-ri sống trong thời của nhà tiên tri Do Thái là Ê-li-sê.
Na-a-man là người bị bệnh phung. Trong lúc tìm phương chữa bệnh, ông đi đến Sa-ma-ri, nghĩ rằng mình sẽ được Ê-li-sê thân hành tiếp đón. Trái lại, nhà tiên tri sai người đầy tớ nói Na-a-man đi tắm bảy lần dưới Sông Giô-đanh. Na-a-man mếch lòng vì cách đối xử và lời khuyên đó. Tại sao nhà tiên tri không thể thân hành đi ra nói với ông thay vì sai người đầy tớ? Và tất nhiên, bất kỳ con sông nào ở Sy-ri cũng tốt như Sông Giô-đanh kia mà! Vấn đề của ông là sự kiêu ngạo. Kết quả ra sao? Mừng thay cho ông ta, vì đã nghe theo lời khuyên khôn ngoan. “Người bèn xuống sông Giô-đanh, và tắm mình bảy lần, theo như lời truyền của người Đức Chúa Trời. Người liền được sạch, và thịt người trở nên như trước, giống như thịt của một đứa con nít nhỏ”.—2 Các Vua 5:14.
Có khi chỉ cần khiêm nhường một chút mà được lợi ích lớn lao.
Giá phải trả cho sự kiêu ngạo
Tuy nhiên, chúng ta không chỉ lỡ mất lợi ích nào đó mà còn có thể phải trả một giá đắt hơn nhiều cho tính tự cao. Từ Hy Lạp hyʹbris hàm ẩn một mức độ khác của sự tự cao. Theo học giả tiếng Hy Lạp là William Barclay, thì “hubris là sự tự cao có hòa lẫn sự tàn nhẫn…, là sự khinh mạn khiến chà đạp lòng của người đồng loại”.
Xem thêm: Tryouts Là Gì – Nghĩa Của Từ Try
Vâng, một người tự cao thì rất có thể láo xược, làm nhục người khác. Y thích thú làm tổn thương người nào đó một cách lạnh lùng, vô tình; rồi hả hê đắc ý khi thấy người kia đau đớn và bị bẽ mặt. Nhưng làm suy yếu hay hủy phá lòng tự trọng của người khác là con dao hai lưỡi. Hậu quả là mất bạn, và rất có thể lại gây thù.
Vì Chúa của họ ra lệnh rằng “hãy yêu kẻ lân-cận như mình”, thì làm sao mà bất cứ tín đồ thật nào của Đấng Christ lại có thể tự cao, khiến người khác tổn thương? (Ma-thi-ơ 7:12; 22:39) Điều đó rõ ràng nghịch lại mọi điều Đức Chúa Trời và Đấng Christ tượng trưng. Trên cơ sở này, Barclay đưa ra nhận định nghiêm trọng sau đây: “Ngạo mạn là sự tự cao khiến một người bất chấp Đức Chúa Trời”. Chính sự tự cao nói lên: “Chẳng có Đức Chúa Trời ”. (Thi-thiên 14:1) Hay như Thi-thiên 10:4 (Nguyễn thế Thuấn) mô tả: “Kẻ dữ hểnh mũi tự hào, người không tra hỏi: ‘Không có Thiên Chúa’, đó là tất cả suy tư của nó”. Sự tự cao hay sự kiêu căng như thế, khiến một người thành nghịch thù không những với bạn bè và họ hàng, mà còn cả với Đức Chúa Trời. Thật là phải trả một giá đắt biết bao!
Đừng để sự tự cao hủy hoại bạn
Sự tự cao có thể có nhiều khía cạnh—nó phát sinh từ chủ nghĩa quốc gia, từ sự kỳ thị chủng tộc, từ sự phân biệt đẳng cấp và tầng lớp, từ học vấn, sự giàu có, sự danh giá, và quyền thế. Bằng cách này hay cách khác, sự tự cao có thể dễ dàng thâm nhập và hủy hoại cá tính bạn.
Nhiều người có vẻ khiêm nhường khi cư xử với cấp trên hoặc ngay cả người ngang hàng. Nhưng khi một người trông có vẻ khiêm nhường ở vào một địa vị có quyền thế thì sao? Bỗng dưng y trở thành kẻ chuyên quyền, gây khổ sở cho những người xem là dưới quyền y! Một số người có thể mắc phải lỗi này khi họ khoác lên bộ đồng phục hay mang huy hiệu tượng trưng quyền thế. Ngay cả những công chức có thể trở nên tự cao khi giao dịch với công chúng, nghĩ rằng công chúng phục vụ họ, chứ không phải ngược lại. Tính tự cao có thể khiến bạn khắc nghiệt, vô tình; sự khiêm nhường có thể khiến bạn tử tế.
Chúa Giê-su lẽ ra đã có lý do để tự cao và khắc nghiệt với các môn đồ. Ngài là người hoàn toàn, Con Đức Chúa Trời, giao dịch với các môn đồ bất toàn, bồng bột, nông nổi. Song ngài đã đưa ra lời mời nào cho những người nghe? “Hỡi những kẻ mệt-mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ-nhàng”.—Ma-thi-ơ 11:28-30.
Chúng ta có luôn luôn cố sức noi gương Chúa Giê-su không? Hay chúng ta thấy mình khắc nghiệt, cố chấp, độc đoán, thiếu nhân từ, tự cao? Giống như Chúa Giê-su, hãy cố gắng làm tươi mát tâm hồn người khác chứ đừng áp bức họ. Hãy chống lại hiệu quả hủy hoại của tính tự cao.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Verdict Là Gì ? Verdict Là Gì, Nghĩa Của Từ Verdict
Tự trọng đối nghịch tự phụ
Tất nhiên, lại có thái cực khác—ấy là sự tự hào sinh ra lòng tự phụ hay tự cao tự đại. Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si trong thời Chúa Giê-su tự hào về truyền thống và vẻ bề ngoài cực kỳ sùng đạo của họ. Chúa Giê-su báo trước về họ: “Họ làm việc gì cũng cố để cho người ta thấy, mang cái thẻ bài da cho rộng, xủ cái tua áo cho dài ; ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngôi cao nhứt trong nhà hội; muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy!”—Ma-thi-ơ 23:5-7.
Thế thì cần có một thái độ thăng bằng. Cũng hãy nhớ là Đức Giê-hô-va không chỉ nhìn bề ngoài mà còn thấy được lòng. (1 Sa-mu-ên 16:7; Giê-rê-mi 17:10) Tự cho mình là công bình không có nghĩa là công bình trước mắt Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bây giờ câu hỏi là: Làm sao chúng ta có thể vun trồng sự khiêm nhường thật để tránh trả giá đắt cho tính tự cao?