PCI là một thuật ngữ tiếng Anh nói về một chỉ số có tên là năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đối với mỗi một tỉnh khi thu hút đầu tư từ bên ngoài, thì PCI là một chỉ số rất quan trọng để thu hút được nhiều hay ít nhà đầu tư vào tỉnh.

Đang xem: Pci ( chỉ số pci là gì, những tác Động của pci

Hiểu nôm na là vậy, nhưng thực sự bạn hiểu PCI bản chất là gì chưa, cũng như tại sao nó lại quan trọng với một tỉnh như vậy. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của Buffet Sen Tây Hồ. Cùng theo dõi bài viết để biết nhé.

*

PCI là gì?

PCI là viết tắt của cụm từ Provincial Competitiveness Index, được hiểu là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này sẽ phản ánh chất lượng điều hành kinh tế, môi trường hoạt động kinh doanh của mỗi tỉnh, mỗi thành phố trong vòng một năm.

Bảng xếp hạng chỉ số PCI của các tỉnh đã được thực hiện bắt đầu từ năm 2006. PCI nằm trong dự án hợp tác nghiên cứu giữa phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam với cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ.

Từ năm 2013, chỉ số PCI của mỗi một tỉnh thành sẽ được đánh giá dựa trên 10 tiêu chí sau:

Chi phí để gia nhập thị trường.Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn địnhMôi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khaiChi phí thời gian để thực hiện quy định của nhà nướcChi phí không chính thứcCạnh tranh bình đẳngTính năng động và tiên phong của ban lãnh đạoDịch vụ hỗ trợ doanh nghiệpĐào tạo lao độngThiết chế pháp lý

Chỉ số PCI có ý nghĩa gì?

Dựa trên 10 tiêu chí đánh giá được đưa ra, VCCI sẽ đưa ra bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành trên cả nước. Vậy chỉ số này mang ý nghĩa gì?

Chỉ số PCI như một bức tranh vẽ đầy đủ về môi trường hoạt động kinh doanh của mỗi địa phương bao gồm các thông tin về môi trường đầu tư như thế nào, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện ra sao….

Những thông tin này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư ở địa phương.

Sự xếp hạng chỉ số PCI giữa các tỉnh sẽ là động lực để các tỉnh thành có chỉ số PCI thấp nỗ lực hơn trong việc cải cách môi trường kinh doanh, thực hiện các biện pháp nhằm thu hút đầu tư, nhằm mục đích đưa địa phương phát triển hơn trong tương lai.

Chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần, biểu dương hay phê phán những địa phương có PCI thấp.

Trong thời gian đầu công bố PCI, bảng xếp hạng này gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, PCI đã được công nhận và sử dụng phổ biến trong việc đánh giá môi trường đầu tư.

Trên thực tế đã có tới hơn 40 địa phương căn cứ vào chỉ số này để đưa ra các quyết định hành động, chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực nền kinh tế địa phương.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Ted Talks Là Gì, Tại Sao Tôi Quyết Định Dừng Nghe Ted Talks

Phương pháp xây dựng chỉ số PCI

Chỉ số PCI được xây dựng theo qui trình ba bước, gồm:

(i) Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác

(ii) Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa trên thang điểm 10

(iii) Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình có trọng số của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Mục đích của việc nghiên cứu chỉ số PCI

– Chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hoặc để biểu dương hay phê phán những tỉnh có điểm số PCI cao hay thấp.

– Thay vào đó, chỉ số PCI tìm hiểu và lí giải vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố để xác định những lĩnh vực và cách thức để thực hiện những cải cách điều hành kinh tế một cách hiệu quả nhất.

Chi tiết về các Tiêu chí đánh giá chỉ số PCI

Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số đánh giá chi phí gia nhập thị trường nhằm mục đích đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Bao gồm các tiêu chí cụ thể về:

Thời gian đăng ký doanh nghiệpThời gian thay đổi nội dung đăng kýTổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt độngThời gian chờ đợi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtầPhần trăm doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn tất các thủ tục trước khi hoạt động.Phần trăm doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để hoàn tất thủ tục trước khi hoạt động.

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Tiêu chí này đo lường với hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là: vì tất cả đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin sẽ đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch cũng như các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận công bằng hay không? Có tham khảo ý kiến doanh nghiệp hay không?…

Chi phí thời gian để thực hiện quy định của nhà nước

Chỉ tiêu này sẽ đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính, hoặc thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để cơ quan nhà nước kiểm tra.

Chi phí không chính thức

Đánh giá các khoản chi phí không chính thức và trở lại do những khoản chi phí này gây ra đối với doanh nghiệp.

Cạnh tranh bình đẳng

Cạnh tranh bình đẳng sẽ đánh giá việc tính có ưu ái cho một bộ phận công ty hay doanh nghiệp nào hay không? Thủ tục hành chính và tính ưu tiên giải quyết các vấn đề cho các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…

Tính năng động và tiên phong của ban lãnh đạo

Bao gồm tính sáng tạo, sáng suốt của ban lãnh đạo trong quá trình thực thi các chính sách của nhà nước.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hay còn gọi là chính sách phát triển kinh tế tư nhân, sẽ đánh giá các dịch vụ của tỉnh trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Xem thêm: Lập Trình Thủ Tục Là Gì ? Thủ Tục Trong Hoạt Động Quản Lý Hành Chính

Đào tạo lao động

Xem xét các nỗ lực của lãnh đạo trong việc thúc đẩy đào tạo nghề, phát triển kỹ năng hỗ trợ ngành công nghiệp địa phương, giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

Thiết chế pháp lý

Thiết chế pháp lý sẽ đo lường lòng tin của doanh nghiệp đối với hệ thống tòa án, tư pháp tỉnh, công cụ giải quyết tranh chấp có hiệu quả hay không?

Lời kết

Hi vọng bài viết này của Sen Tây Hồ đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *