Khi nhắc đến các thủ tục liên quan đến việc di chuyển giữa các nước khác nhau, người ta thường nhắc đến thuật ngữ “nhập cảnh”. Vậy nhập cảnh là gì và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đang xem: Xuất cảnh là gì, quy Định pháp luật về xuất cảnh
Thế nào là nhập cảnh?
Nhập cảnh theo Từ điển tiếng Việt là đi vào lãnh thổ của nước khác, để phân biệt với xuất cảnh. Từ nhập có nghĩa là vào trong. Còn cảnh là cổng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Khoản 4 Điều 3 Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Luật Xuất nhập cảnh) thì nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Ta có thể thấy ở đây, Luật Xuất nhập cảnh quy định khá rõ ràng về:
Ai là người nhập cảnh? -> Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.Nhập cảnh là gì? -> vào lãnh thổ Việt Nam.Địa điểm nhập cảnh là ở cửa khẩu. Cửa khẩu là nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Cửa khẩu có thể ở biên giới hoặc ở sân bay.
Như vậy, nhập cảnh vào Việt Nam là việc người nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam thông qua các niơ được phép nhập cảnh. Để được nhập cảnh, người nước ngoài phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Không những thế, họ còn phải đáp ứng những điều kiện cũng như thực hiện các thủ tục. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập đến những vấn đề khái quát nhất về nhập cảnh. Đối với thủ tuc cụ thể, gocnhintangphat.com sẽ cung cấp trong một bài viết khác. Nội dung tiếp theo là:
Nhập cảnh được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Ở phần nội dung trên, ta đã biết nhập cảnh là gì và những nội dung cơ bản nhất về nhập cảnh vào Việt Nam. Phần này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về pháp luật của Việt Nam để bạn có thể nắm được chi tiết. Gồm: văn bản pháp luật quy định, nguyên tắc nhập cảnh, những hành vi bị nghiêm cấm, điều kiện nhập cảnh.
Văn bản pháp luật
Hầu hết các quy định pháp luật về nhập cảnh đều nằm trong những văn bản sau:
Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Văn bản này thay thế cho Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đã hết hiệu lực (Pháp lệnh Xuất nhập cảnh).Thông tư 04/2015/TT-BCA quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành;Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;Thông tư 04/2016/TT-BNG hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến thủ tục nhập cảnh được quy định rải rác trong các văn bản khác của Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính.
Nguyên tắc nhập cảnh
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:
Thứ nhất, tuân thủ quy định của Luật Xuất nhập cảnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba, người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Xuất nhập cảnh.
Xem thêm: Phân Biệt “ Video Codec Là Gì ? Lý Do Sử Dụng Và Codec Có Bao Nhiêu
Hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh
Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc nhất định, thì người nước ngoài bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;Nhập cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh;Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh;Lợi dụng việc nhập cảnh để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (người nước ngoài nhập cảnh sai mục đích).Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh để nhập cảnh.
Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật Xuất nhập cảnh.
Điều kiện nhập cảnh
Để được nhập cảnh vào các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như vào Việt Nam nói riêng, người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Ở mỗi quốc gia, những điều kiện này là khác nhau. Phụ thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của từng nước. Có nước đặt ra những điều kiện rất khó khăn, ngặt nghèo. Có nước lại đặt ra những điều kiện dễ dàng hơn.
Tại Việt Nam, người nước ngoài muốn nhập cảnh phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Thứ nhất, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
– Thứ hai, không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.
Ở điều kiện thứ nhất đề cập đến 3 loại giấy tờ là hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Hai loại giấy tờ đầu có thể thay thế cho nhau. Còn thị thực thì bắt buộc phải có.
Hộ chiếu (tiếng Anh là passport) là một loại giấy tờ tùy thân khi đi ra nước ngoài. Trên đó có ghi những nội dung chủ yếu về cá nhân đó như họ tên, quốc tịch,…Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
Trường hợp chưa cho nhập cảnh
Vì pháp luật quy định cụ thể nên người viết tách điều kiện thứ hai ra thành một mục riêng. Cụ thể, Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh quy định người nước ngoài không được nhập cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Không đủ các giấy tờ ở điều kiện thứ nhất.Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnhNgười bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.Bị buộc xuất cảnh chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.Vì lý do thiên tai.Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đôi lúc mọi người hay thắc mắc vì sao mình không được nhập cảnh. Mặc dù đã đủ các loại giấy tờ cần thiết. Đó chính là vì những người đó thuộc vào các trường hợp này.
Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh
Một điểm bạn cần lưu ý là thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh. Thẩm quyền này thuộc nhiều cá nhân, cơ quan khác nhau. Không chỉ riêng người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.
Xem thêm: Fce Là Gì? So Sánh Chứng Chỉ Fce Là Gì ? Nội Dung Thi Nên Lựa Chọn Fce Hay
Người đứng đầu đơn vị kiểm soát chỉ có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh trong 6 trường hợp đầu. Các trường hợp tiếp theo, thẩm quyền lần lượt thuộc về:
Bộ trưởng Bộ Y tế;Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, ta đã tìm hiểu qua những nội dung để có thể trả lời cho câu hỏi nhập cảnh là gì. Ngoài ra, gocnhintangphat.com cũng cung cấp thêm một vài nội dung mà pháp luật xuất nhập cảnh quy định. Hy vọng bài viết này thật sự đem lại nhiều thông tin hữu ích, giúp các bạn hiểu và giải thích một số trường hợp trên thực tế. Chúc các bạn thành công trong việc thực hiện thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam!