Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất mà con người quan tâm, là sự phản ánh không nguyên vẹn mà còn được cải biến trong bộ óc con người.

Đang xem: Ý thức là gì, sự hình thành, các thuộc tính của Ý thức ra sao

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Như vậy, ý thức là gì? Bản chất và vai trò của ý thức được thể hiện như thế nào? Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về ý thức là gì? Ý thức là gì? Luật Hoàng Phi xin gửi tới quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây:

Ý thức là gì?

Ý thức theo Wikipedia định nghĩa: “Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”.

Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”.

Từ các định nghĩa trên ta có thể đưa ra một khái niệm tổng hợp: “ Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ não người. Theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người, có sự cải biên và sáng tạo”

Nguồn gốc của ý thức

Bên cạnh hiểu ý thức là gì thì chúng ta cần phải tìm hiểu về nguồn gốc cuẩ ý thức. Chủ nghĩa duy vật mácxít khẳng định ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

– Bộ óc người

Bộ óc người là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.

– Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.

Thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.

Nguồn gốc xã hội

Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là Ý thức xã hội và ngôn ngữ.

– Lao động

Thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động Ý thức, nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Yogurt Là Gì ? Cách Làm Greek Yogurt Ngon Tại Nhà

Nhưng không phải tự nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

– Ngôn ngữ

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.

Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

*

Bản chất của ý thức là gì?

Theo triết học Mác – Lênin thì ý thức có nguồn gốc từ tự nhiên và xã hội. Vậy bản chất của ý thức là gì?

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người. Nhưng đây là sự phản ánh năng động, sáng tạo; sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất mà con người quan tâm; là sự phản ánh không nguyên vẹn mà còn được cải biến trong bộ óc con người. Phán ánh của ý thức có thể là phản ánh vượt trước hiện thức, có thể dự báo được xu hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức là ý thức của con người nhưng con người là con người hiện thực của một xã hội cụ thể. Do vậy, ý thức luôn mang bản chất xã hội.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua ý thức, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

Vai trò của ý thức

Nhờ có ý thức mà con người chúng ta khác với các loài động vật. Cụ thể vai trò của ý thức là gì?

Vai trò đầu tiên của ý thức là khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.

Ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

Tìm hiểu vai trò của ý thức sẽ giúp chúng ta phát huy tính năng động sáng tạo của bộ óc con người, phát huy vai trò của con người để cải tổ thế giới quan cũng như khắc phục các tính bảo thủ, tiêu cực thiếu tính sáng tạo của con người.

Xem thêm: Tăng Thân Nhiệt Là Gì – Hạ Thân Nhiệt Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Trên đây là nội dung bài viết ý thức là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *