Chào anh em. Một ngày nóng bức kinh khủng khiếp, Hôm nay tình cờ mình có lên một diễn đàn điện công nghiệp. Mọi người tranh cãi việc có tốt hay không nếu dùng chung một hệ thống nối đất.

Đang xem: Thiết bị nối Đất Đẳng thế là gì, tại sao cần? van cân bằng Đẳng thế

Nối đất làm việc ( cung cấp điện để là việc)Nối đất bảo vệ ( bảo vệ người khỏi sự rò điện từ thiết bị )Nối đất chống sét (Bảo vệ sét đánh trực tiếp )Mình sẽ có một bài viết về chống sét cho anh em :v
Mỗi một loại nối đất đều có tiêu chuẩn riêng về tiện trở đất. Ví dụ điện trở tiếp đất làm việc thì thường dưới 0,4 Ohm. Tiếp đất bảo vệ phải có điện trở nhỏ hơn 4 Ohm. Tiếp đất chống sét phải có điện trở đất nhỏ hơn 10 Ohm. Điện trở đất càng nhỏ thì dòng điện sự cố sẽ tản vào đất càng nhanh, càng tốt. Vậy thay vì làm ba hệ thống tiếp đất như vậy, ta làm một hệ thống tiếp đất có ok k?và theo bản thân mình tìm hiểu thì tùy thuộc vào công trình mà người ta thiết kế hệ thống này riêng biệt hay chung đụng. Với một diện tích công trình lớn thì nên dùng ba bãi tiếp đất riêng biệt để đỡ tốn kém, và ba bãi tiếp đất này phải cách xa nhau để tránh điện áp bước…
Vào chủ đề chính, để nhằm mục đính tránh điện áp bước do chênh lệnh điện thế khi sét đánh thì người ta đã làm ra một thiết bị là van đẳng thế ( TEC). Van này có chức năng như một van bán dẫn, khi có điện áp chênh lệch đến vài trăm vôn ở hai hệ thống nối đất thì van sẽ đóng lại, nối liền hai hệ thống nối đất với nhau. Với điều kiện bình thường thì van sẽ mở ra, tách riêng hai hệ thống nối đất bảo vệ và chống sét.

Xem thêm: Đặc Điểm Thể Vùi Là Gì – Đặc Điểm Thể Vùi Trong Tế Bào Thực Vật

Chúng ta cứ nói đến việc tránh điện áp bước, vậy thì điện áp bước là như thế nào? và vì sao nó nguy hiểm. Các bạn nhìn vào hình bên dưới mình vẽ.

Xem thêm: Phép Thế Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tái Thế Trong Tiếng Việt Định Nghĩa, Khái Niệm

trên đây là hình ảnh một tòa nhà ( :3 sorry anh em vì mình ngại vẽ CAD ) gồm hệ thống tiếp đất chống sét, hệ thống tiếp đất bảo vệ của thiết bị, ngoài ra còn rất nhiều các hệ thống ngầm dưới đất ví dụ như ống nước ( bằng sát) tiếp địa phục vị cho viễn thông…các hệ thống nối đất trên đều riêng biệt. Khi có sự cố sét đánh thẳng, thì cột thu lôi ESE sẽ dẫn dòng sét trực tiếp xuống đất. Tại điểm tiếp đất đó thì điện áp của nó lên đến hàng triệu vôn, càng cách xa điểm đất đó thì điện áp sẽ giảm dần. Đường cong trên thể hiện sự phân bố điện áp ở các vị trí đất khác nhau. Vì thế giữa thiết bị một và thiết bị 2 sẽ có một điện áp bước dặt lên, nếu đủ lớn sẽ gây cháy nổ hai thiết bị. Điện áp bước cũng gây nguy hiểm cho người nếu đặt chân ở vùng có điện áp chênh lệnh. Vì thế người ta nghĩ ra nên có một thiết bị đẳng thế, giúp cho khi có sự cố sét đánh thì giảm thiểu điện áp bước nhỏ nhất có thể, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.Vậy chúng ta nên đẳng thế các hệ thống sau:Nối đất làm việc ( cung cấp điện)Nối đất phục vụ cho thông tin liên lạcNối đất đường ống nước và ống dẫn hơi ( nếu làm bằng kim loại)Nối đất chống sétCấu trúc công trình, nhà xưởng bằng thép…
Đó là tất cả những gì mình biết về hệ thống đẳng thế. Mình rất mong có sự phản hồi từ các bạn. Hí hí
chúc anh em một ngày tốt lành
Tags# khi_cu_dien# kien_thuc
Whatsapp

*

About Nguyễn Tiến CươngSinh viên ĐHBKHN năm thứ 7 :)Khóa K60Là người không có đam mê về Điện, nhưng sẽ giúp các bạn hiểu về Điện một cách nông dân nhất.Peace!!!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *