Mùa Chay – Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu về “Stewardship”? (Phần I)Có lẽ, người Công Giáo chúng ta, nhất là những người sống tại hải ngoại, đã nghe đề cập đến chữ “stewardship” này rất nhiều lần, nhưng đôi lúc, chúng ta không hiểu rõ cho lắm về ý nghĩa sâu sa của ngữ từ này, ngay cả chính bản thân của tôi cũng vậy. Bài viết này, xin được phép chia sẽ lại những gì góp nhặt được qua Bốn (4) Phần trình bày súc tích…hòng giúp chúng ta hiểu rõ hơn….1. Về Mặt Ngữ Từ, “Stewardship” Có Nghĩa Là Gì? (What is Stewardship?)Theo từ điển Anh-Anh Merriam-Webster, chữ “stewardship” có hai nghĩa: (1) văn phòng, các trách nhiệm, và các bổn phận của một người quản gia / quản lý (steward); (2) việc tiến hành, điều khiển, thực hiện, giám sát, hay quản lý một điều / cái gì đó. Nếu là ý nghĩa đặc biệt, thì nó có nghĩa là: việc cẩn thận chịu trách nhiệm và quản lý những thứ / điều được tín thác trao cho mình để mình trông nom / chăm sóc.Nếu xét về khía cạnh đạo đức, thì chữ “stewardship” có nghĩa là mọi nguồn tài nguyên do chính Thiên Chúa trao lại cho chúng ta vì Ngài tin tưởng nơi chúng ta, để chúng ta có thể trông nom và quản lý thay mặt Ngài. 2. Ý Nghĩa Kinh Thánh của “Stewardship” và Câu Chuyện Đằng Sau Đó (Biblical Stewardship & Story Behind It)“Stewardship” là một khái niệm trong Thánh Kinh. Nó ám chỉ đến tín ngưỡng của những người Do Thái-Kitô Giáo, vì theo tín ngưỡng đó, mỗi một người trong chúng ta, ít nhiều gì cũng đã được Thiên Chúa chúc phúc để có được một số tài năng tri thức, có được những khả năng, có được những nguồn tài nguyên, và có được nhiều cơ hội, qua đó chúng ta được kêu gọi để nuôi nấng, chăm bón và phát triển chúng theo lợi ích riêng của chúng ta, và theo lợi ích chung của gia đình nhân loại. Vì chính Thiên Chúa đã chỉ định chúng ta như là những người quản gia của riêng Ngài hay những người trông nom (khi chủ vắng nhà) của một thế giới mà chúng ta đang sống, dẫu rằng xét ở bình diện thế giới, chúng ta thật sự chẳng sở hữu chi cả. Thay vào đó, chúng ta hành động thay cho một Đấng rất giàu lòng yêu thương nhưng cũng rất đòi hỏi chúng ta trong việc biết cách sử dụng mọi nguồn tài nguyên của chúng ta (như: thời gian, trí tuệ và, tài sản) như Ngài đã tín thác và trao ban cho chúng ta, để chúng ta biết quản lý và trông nom thay thế Ngài.Vâng, đúng là chúng ta đã làm việc rất cật lực, và chúng ta có và sở hữu được rất nhiều của cải vật chất mà chúng ta gọi là của riêng của chúng ta. Thế nhưng tận đáy thẵm tâm sâu, chúng ta – những người có đức tin – chúng ta thừa biết được rằng mọi tri thức, mọi sự sở hữu, tất cả tiền bạc, và ngay cả thời gian của chúng ta, tất cả những thứ đó thật sự không phải là của chúng ta hay tùy thuộc vào chúng ta. Chúng là tài sản của Thiên Chúa mà Ngài đã rộng lượng từ nhân, tín thác hoặc trao lại cho sự trông coi của chúng ta, và vì những điều đó, mà chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa, và phải trả lẽ trước mặt Ngài vào ngày cánh chung.3. Xét Về Ý Nghĩa Thần Học của “Stewardship” (Theology of Stewardship)Việc thiếu mất đi tinh thần “stewardship” theo Thánh Kinh đã đạt đến mức độ khủng hoảng lớn tại Hoa Kỳ. Trung tâm của cuộc khủng hoảng này chính là việc thiếu mất đi tinh thần huynh đệ, từ đó mời gọi chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trở lại ý nghĩa đích thực của tinh thần “stewardship” theo Thánh Kinh. Nếu chúng ta muốn hoàn thành đúng sứ mệnh mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta bằng “việc tán tụng Thiên Chúa và dựng xây Giáo Hội của Ngài trên khắp thế giới,” thì chúng ta phải học lại những nguyên tắc của Thánh Kinh vốn hướng dẫn chúng ta trong cung cách chi tiêu, tiết kiệm, và cho đi.Như Chúa Giêsu đã tuyên bố trong Phúc Âm Máccô 1:15 rằng: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Quy luật và vương quốc của Thiên Chúa chỉ dành cho những ai biết thành tâm đón nhận. Đáp trả lời kêu gọi của Ngài, đòi hỏi một sự thay đổi triệt để nơi mỗi người chúng ta, vì chưng chúng ta phục vụ cho một Người Chủ mới, và tất cả mọi thứ chúng ta đều thuộc về Ngài (như Thánh Vịnh 24:1). Đúng vậy, nếu Thiên Chúa làm chủ con tim của chúng ta, thì chắc hẳn là Ngài làm chủ luôn cả “những túi tiền” của chúng ta. Chính vì thế, bất cứ cuộc thảo luận nào có liên quan đến chủ đề “stewardship” thì nó phải bắt đầu bằng sự hiểu biết về tinh thần huynh đệ lành mạnh nơi Vương Quốc của Thiên Chúa.Khái niệm về “stewardship” trong Cựu Ước được bắt đầu và kết thúc cùng với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và là chủ tể của mọi vạn vật. Trong Sách Sáng Thế khi Thiên Chúa trao cho Ông Adong và Bà Evà qyuền chi phối trên những gì mà Ngài đã tạo dựng, Ngài yêu cầu Ông Bà quản lý thay thế Ngài. Tinh thần “stewardship” nơi Vương Quốc của Thiên Chúa đã được thiết lập ngay từ buổi ban đầu là vì vậy. Khi những người Do Thái chuẩn bị bước vào Vùng Đất Hứa, thì tất cả họ được nhắc nhở rằng Vùng Đất Hứa đó là thuộc về Thiên Chúa, và họ chỉ là những người chủ tạm bợ mà thôi. Các nguyên tắc về sự sở hữu của Thiên Chúa và tinh thần “stewardship” của chúng ta chính là cột trụ trong những lề luật có liên quan đến đất đai và tất cả mọi sự sở hữu.Những giảng dạy trong Sách Cựu Ước có liên quan đến “stewardship” có thể được tóm tắt theo ba (3) nguyên tắc: (1) Thiên Chúa sở hữu tất cả mọi thứ; (2) Trong Giao Ước của Ngài, con người phải chịu trách nhiệm về việc quản lý tất cả mọi nguồn tài nguyên, của cải của Thiên Chúa; và (3) Việc cho đi chính là một đáp trả sùng kính (worshipful response) về việc Thiên Chúa làm chủ sở hữu tất cả mọi thứ.Khái niệm về “stewardship” được tiếp tục trong Sách Tân Ước, phần lớn thông qua những ngụ ngôn của Chúa Giêsu. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành những người quản gia trung tín và thông minh – nghĩa là biết chịu trách nhiệm về những của cải vật chất lẫn tinh thần – trong việc xử lý tiền của, cuộc sống, ơn huệ, Giáo Hội, các giáo xứ và thông điệp Phúc Âm theo đúng những mục đích của Thiên Chúa. Bảy (7) nguyên tắc về “stewardship” sau đây cũng chính là một khung sườn chính cho một kiểu sống “stewardship” theo tinh thần của Kitô Giáo:(1) Tinh thần “stewardship” đúng đắn và đích thực được bắt đầu với việc nhìn nhận rằng Thiên Chúa chính là chủ sở hữu của tất cả mọi sự (như được đề cập trong các sách: Sử Biên Niên I 29:1-4, Luca 12:42-48, Luca 16:1-13, Máthêu 25:14-20; và Luca 19:12-27). Nhớ rằng, chúng ta không thể “trao cho” Thiên Chúa quyền sở hữu tất cả mọi của cải vật chất của chúng ta, vì chưng chính Ngài đã làm chủ tất cả những thứ đó tự rất lâu rồi. Chúng ta chỉ có thể nhìn nhận và quy phục vào sự sở hữu của Ngài mà thôi.(2) Với tư cách là những người quản gia, chúng ta được Thiên Chúa tín thác, và trao phó tất cả mọi thứ để chúng ta trông nom như là phần của Vương Quốc Huynh Đệ mãi cho đến ngày Chúa Giêsu Kitô trở lại (như được đề cập trong các sách: Máthêu 25:15, Luca 19:23, Máthêu 25:27, và Luca 12:42).
Đang xem: Từ Điển anh việt stewardship là gì, nghĩa của từ stewardship
Xem thêm: Tbsp Là Gì? Tsp Là Gì ? Tbsp Là Gì? Cách Đổi Đơn Vị Đo Lường
Xem thêm: Đếm Lại Số Thiên Hà Là Gì Ngân Hà Và Thiên Hà Khác Gì Nhau, Dải Ngân Hà Là Gì
Thiên Chúa chỉ quan tâm đến sự trung tín của chúng ta qua những gì mà Ngài đã tín thác cho chúng ta coi sóc. Chúng ta có thể tín thác rằng Thiên Chúa, thông qua Sự Quan Phòng của Ngài, đặt vào những đôi bàn tay của chúng ta tất cả những gì mà chúng ta có thể xử lý một cách đúng đắn và rằng Ngài mong mõi chúng ta phải sinh thêm nhiều hoa trái cho Vương Quốc của Ngài.(3) Những tài nguyên trần thế có thể được sử dụng cho những mục đích bất diệt sau này (như được đề cập trong các sách: Luca 16:13-15, và Hêbru 6:10). Sự giàu có tục trần có thể có giá trị bất diệt đời đời sau này. Chúng ta xem bạc tiền như là một công cụ để hoàn thành công việc bất diệt đời sau, bằng việc mở rộng và đến với tất cả mọi người vì danh Chúa Kitô.(4) Tinh thần “stewardship” của chúng ta không những phục vụ cho những mục đích riêng tư của chúng ta, mà còn cả cho mục đích của vị Chủ Nhân của chúng ta là chính Chúa Giêsu Kitô (như được đề cập trong các sách: Luca 12:47, và Luca 17:7-10). Hình phạt lớn nhất trong ngụ ngôn về những người đầy tớ tín và bất trung, sẽ dành cho kẻ nào biết được ý chủ mà lại không làm.(5) Với tư cách là những người quản gia, chúng ta cần phải có một sự thử thách cần bằng (như được đề cập trong các sách: Máthêu 8:19-22, Máthêu 10:22, và Máccô 10:45). Thiên Chúa thường kêu gọi những người môn đệ của Ngài hãy chịu đựng sự thử thách, nhưng ở một mức độ cân bằng vừa đủ. Chúng ta nên chống lại lối sống thả nổi xem thường nợ nần, biết cho đi nhiều và sẳn sàng ủng hộ lời mời gọi của Thiên Chúa vào sứ vụ mới.(6) Chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về việc sống đúng với tinh thần “stewardship” của chúng ta (như được đề cập trong các sách: Thư 2 Côrintô 5:10, Ephisô 2:8-9, Máthêu 16:27, Thư 1 Côrintô 3:10-15; Rôma 14:12, và Thư 1 Côrintô 3:14, 15). Sự cứu rỗi của chúng ta không miễn nhiễm tách chúng ta ra khỏi trách nhiệm của chúng ta với Thiên Chúa. Đó sẽ là một sự đánh giá về cả hành động và trái tim của chúng ta.(7) Tinh thần “stewardship” của chúng ta bao gồm luôn cả mặt tinh thần lẫn mặt vật chất (như được đề cập trong các sách: Êphisô 5:15,16; Thư 1 Côrintô 6:19, Hêbru 13:2, và Thư 1 Phêrô 4:9). Việc sử dụng thời gian và các cơ hội để quản lý chắc chắc phải được quản lý với một tinh thần “stewardship” khôn ngoan.4. Bốn Chỉ Thị Thực Tế về “Stewardship” (Four Practical Directives on Stewardship)Không có một sự khác biệt rõ ràng nào giữa việc không hiểu biết gì về những nguyên tắc của Thiên Chúa và việc chống lại những nguyên tắc này. Một sự hiểu biết thấu đáo về bốn chỉ thị thực tế là điều cần thiết để giải thích về sự chống lại của con người đối với những vấn đề có liên quan đến “stewardship.”Cuộc Chiến Tâm Linh (Spiritual Warfare)Tức là những vấn đề có liên quan đến tinh thần trù phú mà con người gánh chịu do sự chi phối của ma quỷ và sa tăn qua những công việc của con người (như công ăn việc làm, vận may, và tiền của). Thì đó chính là những thứ cung cấp chính cho con người, thay vì Thiên Chúa, là Đấng Cung Cấp thật sự. Những người Kitô Giáo phải biết cảnh thức và sẳn sàng dùng mọi vũ khí của cuộc chiến tâm linh trong thế giới đời thường qua việc kiếm tiền, thanh toán các hóa đơn, và việc cho đi.Sức Khỏe và Sự Giàu Có Của Phúc Âm (The Health and Wealth Gospel)Để giải hòa những đoạn thánh kinh tích cực và tiêu cực có liên quan đến sự giàu có, chính thái độ của chúng ta, hay nói khác đi, sự mong muốn của chúng ta, mới có thể biến những sự sở hữu trở thành tội lỗi (như trong 1 Timôthy 6: 9, 10). Chúng ta chối từ lời đề nghị mà chính chúng ta cho rằng không đúng theo Thánh Kinh chính là Thiên Chúa đã thiết lập ra những luật lệ về sự phồn vinh trên khắp hoàn vũ, chối từ việc biến đức tin thành hành động và việc đi xưng tội. Có một lỗi lầm như nhau khi tin rằng Thiên Chúa phải đáp ứng cho tất cả những nhu cầu và những mong ước của chúng ta, hay rằng những người nghèo bất kính với Thiên Chúa vì Ngài đã không đưa họ thoát khỏi ra tình trạng nghèo đói. Chúng ta quả quyết rằng cái nghèo vật chất chính là phần của sự nguyền rủa về thế giới suy đồi của chúng ta và rằng việc các con cái của Thiên Chúa vẫn mãi nghèo khổ chẳng phải là điều làm cho Thiên Chúa hã dạ hay vui sướng gì cả. Luận điểm (contention) của chúng ta là nếu Giáo Hội biết tôn kính uy quyền và quy luật của Thiên Chúa trong việc quản lý tất cả mọi sự sở hữu, thì Giáo Hội sẽ đón nhận được sự thăng tiến của Vương Quốc Thiên Chúa, như là một sự giải phóng mạnh mẽ cho các dân tộc của Ngài.Tinh Thần của Việc Bỏ Coi (The Spirit of the Tithe)Mặc dầu những người Kitô Giáo thời nay bất đồng về việc bỏ coi, xét về mặt lịch sử, việc bỏ coi luôn là biểu tượng cho tổng thể. Việc bỏ coi chính là một dấu hiệu biểu hiện quả quyết rằng tất cả mọi thứ đều thuộc về Thiên Chúa. Thì theo quan điểm này, vấn đề không phải ở chổ số tiền hay tỉ lệ phần trăm được cho đi, mà là tinh thần hay trái tim của người cho đằng sau món quà cho đi. Trong sách Máthêu 23:23, Chúa Giêsu nói: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ.” Nếu đúng thật sự là trái tim mới chính là vấn đề quan trọng, và nều chúng ta chỉ thuần túy là những người quản gia về tất cả những gì mà Thiên Chúa đã sở hữu, thì việc chúng ta cần phải hỏi không phải là “Tôi nên cho bao nhiêu?” mà là “Tôi dám cả gan giữ lại bao nhiêu?” Thì đối với điều này, có năm (5) nguyên tắc cụ thể được áp dụng cho việc bỏ coi:Nguyên Tắc 1: Biết Cho Đi Trước Hết (Give First)Việc bỏ coi nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa phải luôn đến trước trong cuộc sống của chúng ta, rằng chỉ có Ngài mới là Đấng Duy Nhất trội hơn tất cả (preeminence).Nguyên Tắc 2: Cho Đi Một Cách Vui Vẽ (Give Cheerfully)“Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.” (2 Côrintô 9:7)Nguyên Tắc 3: Cho Đi Một Cách Trung Thành (Give Faithfully)Sự trung thành chính là trái tim của tinh thần “stewardship” đích thực theo Thánh Kinh. Chúng ta, những người Công Giáo, nên hướng dẫn chính cuộc sống của chúng ta theo cách mà hệ quả của nó đúng với những gì mà Thiên Chúa nói như sau: “Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! “Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! “(Máthêu 25:20-23).Nguyên Tắc 4: Cho Đi Một Cách Thông Minh (Give Wisely)Việc đầu tư những nguồn tài nguyên của cải của Thiên Chúa phải được thực hiện bằng sự khôn ngoan. Sẽ là thông minh nếu trước tiên biết cho giáo xứ của mình trước, rồi đến các tổ chức từ thiện trên khắp thế giới.Nguyên Tắc 5: Cho Đi Một Cách Nhưng Không (Give Without Seeking Recognition)“Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Máthêu 6:3-4) Thì việc cho đi như vậy, không chỉ bảo vệ chống lại một sự tự hào về tôn giáo, mà nó còn là một trong những phương cách chính mà Thiên Chúa xây dựng thêm đức tin trong cuộc sống của chúng ta.Sự Thắt Chặt Nợ Nần (The Stranglehold of Debt)Nhiều người có đức tin không thể nào tuân phục những chỉ dẫn rất rõ ràng của Thiên Chúa về tinh thần “stewardship” chỉ vì họ lệ thuộc quá nhiều vào nợ nần. Trong Thư Rôma 13:8 Thiên Chúa nói: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật.” Mục đích ở đây không phải là buộc chúng ta theo chủ nghĩa hợp pháp (legalistic) hay lồng vào sự gian lận, mà là việc chúng ta tự hỏi: “Liệu những chuyện tài chánh của tôi có được hướng theo khuynh hướng mà Kinh Thánh chỉ ra không?” Ý định của Thiên Chúa không phải là để cho những người con của Ngài bị nô lệ bởi những thứ nợ nần, mà là để cho tất cả chúng ta được hoàn toàn tự do trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống chúng ta.(Còn Tiếp …..)