Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm quyết toán, nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của khái niệm này. Các bạn đang học ngành kế toán và đang không biết ý nghĩa của thuật ngữ quyết toán là gì thì hãy cùng gocnhintangphat.com tìm hiểu nhé!
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ cần tới việc quyết toán, đặc biệt về quyết toán thuế hàng năm. Vậy quyết toán là gì? Các vấn đề liên quan trực tiếp tới quyết toán sẽ bao gồm như thế nào? Để giúp bạn hiểu được những vấn đề đó thì thông tin cung cấp dưới bài viết sẽ là sự bổ ích dành cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu và đi từ khái niệm cơ bản nhất nhé!
I. Quyết toán là gì? Quyết toán thuế là gì?
1. Quyết toán là gì?
Quyết toán được hiểu là quá trình kiểm tra, thống kê, tập hợp lại tất cả những dữ liệu về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ của toàn bộ công việc đã làm tại một đơn vị cơ quan đối với một đơn vị, cá nhân khác.
Đang xem: Nghĩa của từ xuất toán là gì, nghĩa của từ xuất toán
Vậy trong lĩnh vực kế toán, quyết toán là gì? Là kiểm kê số liệu tài chính, số liệu kế toán của một đơn vị kinh doanh, công ty hay doanh nghiệp nào đó trong 1 kỳ hoặc 1 giai đoạn nhất định.
2. Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là việc thống kê, thu thập, xác định các số liệu liên quan đến các khoản thuế của doanh nghiệp. Đây là việc bắt buộc của một công ty, doanh nghiệp sau một thời gian thành lập, thường là 5 năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn thì quyết toán thuế thường xuyên và theo định kỳ là 1 năm một lần.
Khái niệm quyết toán thuế
Quy định về quyết toán thuế là gì? Theo quy định quản lý thuế hiện hành thì doanh nghiệp phải tự tính toán, kê khai và nộp đủ số tiền thuế đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác về các số liệu đã kê khai. Mục đích của việc quyết toán thuế là để truy thu về các loại thuế xuất như: Thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN của doanh nghiệp. Việc quyết toán thuế phải có sự thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.
II. Nội dung kiểm tra, giải trình quyết toán thuế là gì?
– Cơ quan thuế sẽ cử thanh tra thuế xuống kiểm tra, xác minh rõ những số liệu mà doanh nghiệp tự kê khai sau khi doanh nghiệp kê khai và nộp thuế TNDN hàng năm cho cơ quan thuế.
– Cơ quan thuế thông thường sẽ gửi thông báo trước khoảng 2 tuần để cho doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ có liên quan.
– Các giấy tờ mà doanh nghiệp cần trình ra cho thành tra thuế bao gồm: Các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đã cân đối trong những năm trước đây, kể từ thời điểm quyết toán thuế trước.
– Trường hợp doanh nghiệp kê khai sai làm giảm số thuế mà doanh nghiệp phải nộp thì thanh tra thuế sẽ tính toán lại số liệu đúng và doanh nghiệp phải chịu phạt số tiền chênh lệch: 0,03% x số ngày x số tiền chênh lệch.
III. Một số quy định khi làm quyết toán thuế đối với doanh nghiệp
Bất kỳ quy trình, công việc nào của bộ phận kế toán cũng đều có những quy định riêng nhất định. Quyết toán cũng không ngoại lệ, vậy chúng ta cùng xem những quy định về quyết toán là gì và quyết toán thuế là gì nhé!
– Sau khi nhận được thông báo về việc kiểm tra quyết toán thuế từ cơ quan thuế thì doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn lịch trình và thông báo cho giám đốc doanh nghiệp về lịch trình làm việc cũng như chuẩn bị văn phòng đón tiếp đoàn thanh tra thuế.
– Doanh nghiệp phải chuẩn bị một số hồ sơ, chứng từ và kiểm tra lại tất cả các giấy tờ khi làm việc với cơ quan thuế như sau:
Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập xuất….. Tờ khai hàng tháng: Doanh nghiệp phải chuẩn bị tờ khai của các tháng trong năm mà doanh nghiệp mình quyết toán. Sổ sách: Doanh nghiệp in, ký tên, đóng dấu đủ sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho, sổ kho…. Chứng từ: Kế toán chuẩn bị đầy đủ các hóa đơn mua vào, bán ra, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng lương nhân viên, các hợp đồng lao động…. Kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra, xem hóa đơn có đủ hay không? Hóa đơn có hợp pháp không? Kiểm tra các khoản chi phí: Kế toán kiểm tra chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ hay không? Kiểm tra chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội… Kế toán phải lưu ý hợp đồng lao động phải đúng và đầy đủ, mức lương bằng tiền mặt phải có chữ ký nhận và chữ ký phải phù hợp với hợp đồng lao động, các khoản chi phí quảng cáo, khuyến mãi… xem có đủ chứng từ, vượt mức khống chế không?. Về tài sản cố định: Kiểm tra thời gian trích khấu hao đúng theo quy định, doanh nghiệp có mở thẻ theo dõi TSCĐ… (In thẻ theo dõi TSCĐ là việc mà kế toán trưởng thường ít quan tâm nhưng đây lại là công việc quan trong, nếu không có chứng từ này thì phần chi phí trích khấu hao của đơn vị có thể sẽ bị loại). Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: đây là giấy tờ là căn cứ để cơ quan thuế và doanh nghiệp dễ đối chiếu công nợ thuế đến hết kỳ quyết toán. Doanh nghiệp chuẩn bị các loại báo cáo tài chính có liên quan. Thời gian làm việc: Thời gian có thể trong vòng từ 3 đến 7 ngày tùy thuộc vào quy mô của công ty, còn lại thì đoàn thanh tra sẽ đề nghị cung cấp file mềm để họ về cơ quan đối chiếu, kiểm tra trước khi đưa ra kết quả thanh tra cuối cùng. Vì vậy, kế toán phải chuẩn bị nếu làm bằng phần mềm thì phải quan tâm đến việc kết xuất dữ liệu, chủ yếu là các tài khoản loại 6.
Chuẩn bị và kiểm tra kỹ hồ sơ cho quyết toán thuế
IV. Thanh quyết toán
1. Thanh quyết toán là gì?
Ở phần trên, chúng ta đã hiểu được quyết toán là gì thì ở phần này, gocnhintangphat.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm một khái niệm mới: Thanh quyết toán là gì? Đây là cụm từ nói về việc thanh toán và quyết toán trong xây dựng. Đó là hai việc làm bắt buộc mọi công trình xây dựng phải thực hiện. Nó phải được làm bởi những người có chuyên môn, dựa trên những quy định cụ thể và số liệu xác thực.
2. Quy định về thanh quyết toán hợp đồng xây dựng
Quy định thanh quyết toán là gì? Xây dựng là một ngành nghề mang tính chất riêng biệt vì thế các vấn đề liên quan đến việc quyết toán khá là phức tạp và khó hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác. Thanh toán, quyết toán hợp đồng trong xây dựng đòi hỏi phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt riêng. Vậy những quy định thanh quyết toán là gì trong hợp đồng xây dựng?
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
a. Quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng
Việc quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết. Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ 100% giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.
Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán cho bên nhận thầu.
Thanh quyết toán là gì?
b. Quy định về quyết toán hợp đồng xây dựng
Quyết toán hợp đồng xây dựng được Nhà nước quy định tại Điều 22 – Nghị định 37/2015/NĐ-CP với những quy định như sau:
– Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Xem thêm: Mma Là Gì, Ufc Là Gì, Ufc Là Gì? Luật Thi Đấu Của Võ Mma Như Thế Nào?
– Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng. Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và có giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu. Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng. Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Cách làm quyết toán thuế công trình xây dựng
Cách làm quyết toán công trình xây dựng là gì, thời hạn ra sao đã được quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Căn cứ để lập quyết toán công trình như sau:
– Hồ sơ hoàn công
– Các biên bản nghiệm thu, bàn giao từng phần, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên.
– Các văn bản xác nhận của các bên và của cấp trên về khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế đã duyệt.
– Đơn giá chi tiết địa phương, giá ca máy.
– Bảng định mức dự toán chi tiết.
– Bảng giá vật liệu theo thông báo hàng tháng của liên Sở xây dựng – tài chính – vật giá địa phương.
– Nếu sử dụng các loại vật liệu không có trong bảng thông báo giá vật liệu thì phải dựa trên biên lai, hóa đơn.
– Các thông tư hướng dẫn về lập dự toán và thanh quyết toán cùng với các định mức về tỷ lệ quy định các khoản chi phí.
Như vậy, mục 3 này đã làm rõ cho các bạn thắc mắc về quyết toán công trình xây dựng là gì. Mọi người hiểu được rõ được công việc quyết toán của mình thì sẽ tránh được những thiếu sót trong quá trình quyết toán.
V. Các biên bản quyết toán mới nhất
Việc quyết toán là gì và quyết toán hợp đồng là gì đã được làm rõ, đó là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng mà bên giao có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận khi bên nhận hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Biên bản quyết toán cũng được nhiều người quan tâm, mỗi biên bản đều có những yêu cầu riêng. Sau đây là những mẫu biên bản quyết toán mới nhất và chuẩn chỉnh nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.
1. Biên bản quyết toán hợp đồng
Đây là mẫu biên bản cơ bản nhất của quyết toán hợp đồng, các bạn có thể tham khảo mẫu biên bản dưới đây:
Biên bản quyết toán hợp đồng
2. Biên bản quyết toán công trình xây dựng là gì?
Biên bản quyết toán công trình xây dựng không có bên bàn giao và bên nhận bàn giao như biên bản quyết toán hợp đồng trên. Nhưng yêu cầu của biên bản này rất chính xác về mặt ngân sách.
Mời các bạn tham khảo mẫu biên bản quyết toán công trình xây dựng:
Biên bản quyết toán công trình xây dựng
3. Cách soạn biên bản quyết toán
Cách soạn biên bản quyết toán là gì? Ngoài việc tham khảo 2 mẫu biên bản trên thì mọi người có thể tự soạn một biên bản quyết toán thông thường theo những hướng dẫn sau đây:
– Đảm bảo luôn có quốc hiệu, tiêu ngữ và các căn cứ kèm theo.
– Ghi rõ các thông tin của bên A và bên B.
– Phần nội dung của biên bản quyết toán phải căn cứ vào hợp đồng đã thỏa thuận, tiến độ công việc đã được hoàn thành và số tiền thực tế đã thanh toán và chưa thanh toán.
– Chữ ký của người có thẩm quyền.
Xem thêm: Đếm Lại Số Thiên Hà Là Gì Ngân Hà Và Thiên Hà Khác Gì Nhau, Dải Ngân Hà Là Gì
VI. Kết luận
Quyết toán là gì? và tất cả những điều cần biết là lưu ý về quyết toán đã được gocnhintangphat.com giải đáp một cách chi tiết nhất. Hy vọng với bài viết này, mọi người có thể ứng dụng thật tốt trong công việc kế toán của một doanh nghiệp.