Khi nhắc đến world music, bạn thường nhớ tới điều gì? “Ngày không mưa” của hơn 20 năm trước? “Đường xa vạn dặm” của hơn 15 năm trước? Hay là “Overseas” và “Hanoi Duo” từ tít bên hải ngoại? Những khái niệm “Chính tông” này của world music đang ngày càng trở nên xa vời với khán giả đại chúng. Chính vì thế, rất nhiều người đã áp khái niệm này lên những thứ chẳng liên quan, thậm chí cách xa cả vạn dặm bởi đơn giản, “world music” của nghệ sĩ Việt Nam thì cốt lõi vẫn là âm hưởng nhạc dân ca, nhạc truyền thống của Việt Nam, còn nhiều người thì vẫn hay đánh lận nhạc truyền thống Việt Nam và truyền thống Trung Quốc.

Đang xem: World music là gì, around the world”

*

Một trong những định nghĩa đầu tiên về World Music của một tác giả trong nước
Xu hướng kết hợp nhạc dân ca Việt Nam với những âm hưởng phương tây, hiện đại chưa bao giờ là cũ hay lỗi thời. Năm 2019, Hoàng Thùy Linh đã làm một cú nổ rung chuyển V-pop bằng một chất liệu như thế, nhưng cô hầu như không dùng tới cụm từ “world music” khi quảng bá cho sản phẩm này, đó chính là sự tôn trọng của một người trân trọng văn hóa truyền thống, trân trọng chính khái niệm của “world music” khi bản chất của “Hoàng” vẫn là một thứ ngôn ngữ đậm đặc của pop và yếu tố truyền thống chỉ là thứ gia vị thêm vào mà thôi.
Nhưng với người yêu nhạc, “Hoàng” có thể coi là world music bởi sự tôn trọng văn hóa truyền thống, với tiếng khèn của người Tây Bắc, với tiếng gõ mõ của các tín ngưỡng dân gian,.. rất Việt Nam. Và năm nay, một album nữa xứng danh với cụm từ world music, tiếp nối những “Đường xa vạn dặm”, “Overseas” bằng ngôn ngữ âm nhạc của riêng mình, xin gọi tên “Dzanca” của Dzung.

*

Mang danh là một album rock, metal cùng với danh tiếng quá lớn trong giới rock của Dzung, thì “Dzanca” có thể coi là một bất ngờ. Bất ngờ chính là bởi, nó không bị quá nặng nề trong tiếng trống và guitar điện thường thấy của thể loại này hay như trong các sản phẩm trước đây của anh. Vẫn có những khoảnh khắc mà Dzung để cho những âm thanh mạnh mẽ chiếm lĩnh như “Lý cây bông” hay “Trống cơm”, nhưng nhìn vào tổng thể, Dzung thay vì đóng vai trò là một tay guitar trong một ban nhạc rock, anh như một người nhạc trưởng để điều phối từng âm thanh sao cho chúng hài hòa và êm dịu nhất có thể.
Bởi đây là “Dân ca”, nên việc kết hợp tiếng đàn bầu, đàn tranh hay tiêu cùng với guitar hay trống là điều quá rõ ràng. Nhưng để làm cho chúng thật hài hòa, thật mềm và ăn nhập với nhau, thì Dzung thể hiện quá rõ ràng bàn tay của một vị nhạc trưởng đại tài. Hầu như track nào cũng có nhạc cụ truyền thống, và dù tính chất của nhạc cụ đó có thể nào, cả bài hát vẫn đều có đầy đủ cả những khoảnh khắc sâu lắng lẫn bùng nổ rất đầy đủ. Và bất ngờ hơn, ở một bài hát nhẹ nhàng nhất album như “Người ở đừng về” sẽ có thể là một thánh địa hoàn hảo để Dzung triển khai nhạc cụ truyền thống, nhưng anh lại sử dụng hoàn toàn là guitar và trống mà thôi. Đó giống như cách diễn giải câu chuyện rất riêng của anh, tôn trọng truyền thống nhưng không giống bất kì ai, giống như cách mà anh đặt tên tiếng anh cho các bài hát vậy – đó là câu chuyện của riêng anh chứ không phải là những lời dịch word by word.
Và cũng bởi đây là “dzanca”, Dzung không quên kết hợp với những yếu tố phương Tây. Bên cạnh guitar điện là âm thanh chính cùng tiếng trống biến hóa ảo diệu qua từng bài, Dzung còn phối hợp cả keyboard và dàn kèn đồng vào bài. Ở “Trống cơm”, Dzung để cho người bạn keyboard của mình có một khoảnh khắc solo tỏa sáng rực rỡ, đúng với tên gọi “beats of memories” – những nhịp điệu rộn ràng, vui vẻ của ký ức. Sang đến “Bèo dạt mây trôi”, cả một thế giới world music rộng lớn và đẹp rực rỡ được Dzung sắp đặt vô cùng khéo léo để xen kẽ tiếng guitar dồn dập của mình với dàn kèn đồng hoành tráng, nhưng tiếng đàn bầu vẫn có đất diễn để tỏa sáng tuyệt đẹp. Ngay cả khi chỉ kết hợp nhạc cụ truyền thống, nhạc dân ca với rock, cái chất world music ở “Dzanca” đã đủ đậm đặc. Nhưng Dzung còn tiến thêm một bước nữa để định nghĩa lại một cách rõ ràng nhất world music là như thế nào, để mọi nhạc cụ không còn biên giới, phân chia gì cảm, tất cả hòa hợp một cách hoàn hảo để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người nghe. World music phải là những thế này, chứ không phải chèn vài tiếng đàn tranh Trung Quốc vào một cách thô thiển rồi gán cho nó cái danh xưng mà nó không hề đại diện.

*

Sự tuyệt vời nhất của “Dzanca” đó chính là, dù mang danh một loạt những thể loại, những cách hòa âm phối khí đao to búa lớn, nhưng nó lại không hề khó nghe hay thách thức. Vẫn là những làn điệu dân ca quen thuộc với người dân Việt Nam, là những âm thanh được làm công phu để không một ai cảm thấy quá xa vời, quá “kinh khủng” để thưởng thức. “Dzanca” càng dễ nghe, càng êm ái bao nhiêu, thì cái tài và cái thành công của Dzung càng lớn bấy nhiêu.

Xem thêm: Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Là Gì ? Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đến Khi Đầy Tháng

Mình là Nam, một người viết về âm nhạc và muốn giới thiệu những album nhạc xuất sắc trong và ngoài nước đến với nhiều người hơn nữa. Nếu bạn muốn đọc thêm về âm nhạc, đặc biệt là nhạc Việt và US-UK, truy cập vào trang facebook cá nhân của mình nhé: https://www.facebook.com/namtran2811

*

Khi nhắc đến world music, bạn thường nhớ tới điều gì? “Ngày không mưa” của hơn 20 năm trước? “Đường xa vạn dặm” của hơn 15 năm trước? Hay là “Overseas” và “Hanoi Duo” từ tít bên hải ngoại? Những khái niệm “Chính tông” này của world music đang ngày càng trở nên xa vời với khán giả đại chúng. Chính vì thế, rất nhiều người đã áp khái niệm này lên những thứ chẳng liên quan, thậm chí cách xa cả vạn dặm bởi đơn giản, “world music” của nghệ sĩ Việt Nam thì cốt lõi vẫn là âm hưởng nhạc dân ca, nhạc truyền thống của Việt Nam, còn nhiều người thì vẫn hay đánh lận nhạc truyền thống Việt Nam và truyền thống Trung Quốc.
Xu hướng kết hợp nhạc dân ca Việt Nam với những âm hưởng phương tây, hiện đại chưa bao giờ là cũ hay lỗi thời. Năm 2019, Hoàng Thùy Linh đã làm một cú nổ rung chuyển V-pop bằng một chất liệu như thế, nhưng cô hầu như không dùng tới cụm từ “world music” khi quảng bá cho sản phẩm này, đó chính là sự tôn trọng của một người trân trọng văn hóa truyền thống, trân trọng chính khái niệm của “world music” khi bản chất của “Hoàng” vẫn là một thứ ngôn ngữ đậm đặc của pop và yếu tố truyền thống chỉ là thứ gia vị thêm vào mà thôi.
Nhưng với người yêu nhạc, “Hoàng” có thể coi là world music bởi sự tôn trọng văn hóa truyền thống, với tiếng khèn của người Tây Bắc, với tiếng gõ mõ của các tín ngưỡng dân gian,.. rất Việt Nam. Và năm nay, một album nữa xứng danh với cụm từ world music, tiếp nối những “Đường xa vạn dặm”, “Overseas” bằng ngôn ngữ âm nhạc của riêng mình, xin gọi tên “Dzanca” của Dzung.
Mang danh là một album rock, metal cùng với danh tiếng quá lớn trong giới rock của Dzung, thì “Dzanca” có thể coi là một bất ngờ. Bất ngờ chính là bởi, nó không bị quá nặng nề trong tiếng trống và guitar điện thường thấy của thể loại này hay như trong các sản phẩm trước đây của anh. Vẫn có những khoảnh khắc mà Dzung để cho những âm thanh mạnh mẽ chiếm lĩnh như “Lý cây bông” hay “Trống cơm”, nhưng nhìn vào tổng thể, Dzung thay vì đóng vai trò là một tay guitar trong một ban nhạc rock, anh như một người nhạc trưởng để điều phối từng âm thanh sao cho chúng hài hòa và êm dịu nhất có thể.
Bởi đây là “Dân ca”, nên việc kết hợp tiếng đàn bầu, đàn tranh hay tiêu cùng với guitar hay trống là điều quá rõ ràng. Nhưng để làm cho chúng thật hài hòa, thật mềm và ăn nhập với nhau, thì Dzung thể hiện quá rõ ràng bàn tay của một vị nhạc trưởng đại tài. Hầu như track nào cũng có nhạc cụ truyền thống, và dù tính chất của nhạc cụ đó có thể nào, cả bài hát vẫn đều có đầy đủ cả những khoảnh khắc sâu lắng lẫn bùng nổ rất đầy đủ. Và bất ngờ hơn, ở một bài hát nhẹ nhàng nhất album như “Người ở đừng về” sẽ có thể là một thánh địa hoàn hảo để Dzung triển khai nhạc cụ truyền thống, nhưng anh lại sử dụng hoàn toàn là guitar và trống mà thôi. Đó giống như cách diễn giải câu chuyện rất riêng của anh, tôn trọng truyền thống nhưng không giống bất kì ai, giống như cách mà anh đặt tên tiếng anh cho các bài hát vậy – đó là câu chuyện của riêng anh chứ không phải là những lời dịch word by word.
Và cũng bởi đây là “dzanca”, Dzung không quên kết hợp với những yếu tố phương Tây. Bên cạnh guitar điện là âm thanh chính cùng tiếng trống biến hóa ảo diệu qua từng bài, Dzung còn phối hợp cả keyboard và dàn kèn đồng vào bài. Ở “Trống cơm”, Dzung để cho người bạn keyboard của mình có một khoảnh khắc solo tỏa sáng rực rỡ, đúng với tên gọi “beats of memories” – những nhịp điệu rộn ràng, vui vẻ của ký ức. Sang đến “Bèo dạt mây trôi”, cả một thế giới world music rộng lớn và đẹp rực rỡ được Dzung sắp đặt vô cùng khéo léo để xen kẽ tiếng guitar dồn dập của mình với dàn kèn đồng hoành tráng, nhưng tiếng đàn bầu vẫn có đất diễn để tỏa sáng tuyệt đẹp. Ngay cả khi chỉ kết hợp nhạc cụ truyền thống, nhạc dân ca với rock, cái chất world music ở “Dzanca” đã đủ đậm đặc. Nhưng Dzung còn tiến thêm một bước nữa để định nghĩa lại một cách rõ ràng nhất world music là như thế nào, để mọi nhạc cụ không còn biên giới, phân chia gì cảm, tất cả hòa hợp một cách hoàn hảo để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người nghe. World music phải là những thế này, chứ không phải chèn vài tiếng đàn tranh Trung Quốc vào một cách thô thiển rồi gán cho nó cái danh xưng mà nó không hề đại diện.

Xem thêm: Trái Nghĩa Của Vulnerable Là Gì, Đồng Nghĩa Của Vulnerable

Sự tuyệt vời nhất của “Dzanca” đó chính là, dù mang danh một loạt những thể loại, những cách hòa âm phối khí đao to búa lớn, nhưng nó lại không hề khó nghe hay thách thức. Vẫn là những làn điệu dân ca quen thuộc với người dân Việt Nam, là những âm thanh được làm công phu để không một ai cảm thấy quá xa vời, quá “kinh khủng” để thưởng thức. “Dzanca” càng dễ nghe, càng êm ái bao nhiêu, thì cái tài và cái thành công của Dzung càng lớn bấy nhiêu.
Mình là Nam, một người viết về âm nhạc và muốn giới thiệu những album nhạc xuất sắc trong và ngoài nước đến với nhiều người hơn nữa. Nếu bạn muốn đọc thêm về âm nhạc, đặc biệt là nhạc Việt và US-UK, truy cập vào trang facebook cá nhân của mình nhé: https://www.facebook.com/namtran2811

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *