Workstation (máy trạm) là các máy tính chuyên dụng có hiệu năng cao, độ ổn định vượt xa máy desktop thông thường do được thiết kế dành để chạy các ứng dụng khoa học, kỹ thuật.
Đang xem: Workstation là gì, lựa chọn workstation cho công việc
Workstation có hiệu năng cao hơn máy bàn đặc biệt về CPU, đồ họa, lưu trữ và khả năng xử lý đa nhiệm.
Nó được tối ưu hóa cho việc xử lý các loại dữ liệu phức tạp như các bản vẽ 3D trong cơ khí, các mô phỏng trong thiết kế, vẽ và tạo ra các hình ảnh động, các logic toán học.
Thông thường các bộ phận giao tiếp với workstation bao gồm: màn hình với độ phân giải cao, bàn phím và chuột.
Đôi khi cũng cấp kết nối với nhiều màn hình, máy tính bảng đồ họa và chuột 3D. Hiện nay, thị trường máy trạm (workstation) do các ông lớn trong ngành máy tính như HP, DELL,…
Ưu điểm của Workstation (Điều kiện cần là phải dùng nguyên bộ máy như HP Workstation, DELL Workstation, Supermicro Workstation,…).
Hạn chế hỏng hóc: Các thành phần có trong Workstations được thiết kế từ các chất liệu cao cấp nên đảm bảo độ bền giúp máy hoạt động tốt trong suốt thời gian dài. Mỗi máy đều phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra trước khi đến với người sử dụng
Không lỗi hệ thống: Máy được thiết kế đồng bộ về phần cứng và kết hợp hoàn hảo với các phần mềm. Điều này giúp máy đạt được sự ổn định, không phát sinh lỗi hay crash như PC khi hoạt động 24/7 trên 720 giờ
Xu hướng công nghệ: Bạn có thể được tư vấn sử dụng Workstations ở bất kì đâu: trên các forum, mạng xã hội, trang hỏi đáp hay từ chính những người bạn của mình. Bởi vì họ chính là người đã sử dụng và trải nghiệm sự tuyệt vời của Workstations
Đã có ưu điểm thì cũng phải có nhược điểm:
Giá thành còn khá cao: Workstation hiện nay giá vẫn còn khá cao, nhưng đối với hiệu quả mà workstation mang lại thì giá thành không phải là vấn đề để quan tâm nữa.
Xem thêm: Sở Khanh Là Gì ? Làm Cách Nào Để Nhận Dạng Sở Khanh
Máy ráp tràn lan trên thị trường: Hôm trước mình có đọc 1 bài viết trên Genk.vn với tiêu đề chỉ có gà mờ mới mua máy bộ về dùng, với bài viết như vậy trên báo thì đa số các bạn làm IT sẽ tự buid cho mình một con workstation với chi phí rẻ và cũng không bị xem là gà mờ như bài viết trên Genk.
Ở đây mình có tham khảo trên Vform.vn có 1 bạn đưa ra một cấu hình workstation ráp khoảng 72.450.000
Mainboard ASUS Z10PE-D16 WS (DUAL CPU WORKSTATION) 13.500.000 Intel Xeon E5-2620 v3
Với cấu hình như vậy nhưng là nguyên bộ của hãng như dòng HP Workstation Z, hay DELL Workstation T,.. thì giá thành sẽ cao hơn rất nhiều, giá rẻ hơn thì có thể tham khảo dòng Workstation Supermicro.
Nhưng ở đây mình khuyên các bạn nên chọn nguyên bộ system của HP hay DELL, Supermicro vì nó đáng đồng tiền bát gạo, các công ty chắc chắn sẽ chọn giải pháp này. Còn bạn nào thích tự ráp vọc vạch phần cứng thì cứ việc thực hiện đam mê của cá nhân của mình nhưng mình khuyên là không nên dùng workstation ráp để làm dự án nguyên nhân vì sao thì dưới đây mình có 1 ví dụ.
Một khi các bạn làm dự án đồ họa cho CTY các bạn phải sử dụng các bộ máy chính hãng mới đảm bảo được hiệu năng cũng như tính ổn định trong quá trình làm việc, đang render mà cái máy workstation ráp của bạn đột ngột yếu sinh lý vào phút cuối thì bạn sẽ không có thời gian render lại từ đầu (mấy bạn làm đồ họa thì rất rõ), phải bồi thường hợp đồng có khi còn bị kiện nữa. Nhưng khi sử dụng nguyên bộ của hãng thì khả năng bị yếu sinh lý giữa chừng đã giảm xuống rất đáng kể.
Xem thêm: Tangent Line Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tangent Line Trong Tiếng Việt
Bài này cũng khá dài rồi các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thành phần của Workstation thì xem bài viết Tổng Quan Về Workstation nhé.